Kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt, phóng túng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 90 - 95)

3.1.2 .Ngơn ngữ so sánh giàu hình ảnh, âm thanh nhạc điệu

3.2. Kết cấu

3.2.1. Kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt, phóng túng

Kết cấu tự do, dẫn dắt linh hoạt, phóng túng chính là đặc trưng nổi bật

của thể loại tùy bút. Có người nói “ Tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút”.

Ở thể văn này, người viết có thể tùy cảm xúc của mình mà tả người, kể việc đồng thời tự do bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống. Đây là mảnh đất chỉ dung nạp những tài năng có trí tuệ và tâm hồn.

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã trình bày quan niệm về thể văn tùy bút rất giản dị và dễ hiểu, đặc biệt rất gần với những gì ơng thể hiện trong

tác phẩm của mình: “ Tùy bút là viết theo bút, theo cảm hứng”, và trong một tác phẩm khác của mình ơng cho rằng “ Tùy bút là lối chơi độc tấu” ( Đơi tri kỉ ngượng ). Chính vì vậy mà trong những tác phẩm tùy bút của mình,

Nguyễn Tn có kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt hết sức linh hoạt, phóng túng, khơng dựa trên một mơ hình, một khn mẫu nào.

Trong tập tùy bút Một chuyến đi, với tùy bút Một con tàu say rượu,

Nguyễn Tuân đã phô ra cảm giác say sưa, chếnh choáng khi được uống rượu giang hồ. Cảm giác này kết nối, xâu chuỗi sự việc hai con người được nhắc tới.Đầu tiên, Nguyễn bộc lộ cảm giác say sưa, ngây ngất khi được uống rượu giang hồ. Sau những cơn say ngây ngất, Nguyễn cảm thấy buồn, cơ độc vì

uống rượu chỉ có một mình “ Cịn gì buồn hơn là độc ẩm”. Chàng thấy chỉ có

sự đổi chỗ trong khơng gian là cách thốt ly nhiệm màu nhất và Nguyễn cảm

thấy buồn cho đám người tầm thường xung quanh mình coi “ đi là chết một phần”, đúng là loại “ giang hồ bất đắc dĩ”. Tiếp sau những cơn say ngây ngất,

Nguyễn quay về quá khứ, chàng tiếc cho mình sinh nhầm thế kỷ và vì sinh nhầm thế kỷ nên chàng lạc lõng giữa một thế giới già cỗi hoàn toàn xa lạ. Tỉnh giấc chiêm bao, Nguyễn khẳng định chỉ có đi mới là sống. Kết thúc bài tùy bút là sự nuối tiếc của Nguyễn khi con tàu cập bến và sự đi đã ngừng lại.

Như vậy, trong tùy bút Một con tàu say rượu, nhà văn chủ yếu phô bày tâm trạng, cảm xúc, cảm giác. Đó là tâm vui sướng ngây ngất khi uống rượu

giang hồ, tâm trạng buồn bã, cô độc và sự nuối tiếc khi phải ngừng đi. Ở Nguyễn, cảm giác, cảm xúc ấy đan xen nhau và được bộc lộ một cách trực tiếp, trở thành dịng mạch chính, thành sợi dây liên kết sự việc, con người và cảnh vật lại với nhau.

Tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua lại có kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt linh

hoạt, phóng túng khơng theo trình tự thời gian.

Tác phẩm bắt đầu từ dòng liên tưởng của nhân vật “Tôi” về chiếc lư đồng mắt cua. Dòng hồi tưởng này đã dẫn dắt nhân vật tôi hồi tưởng về quá khứ mười năm trước ở đất Thanh Hóa. Trước khi đi tù về khơng biết làm gì bèn tìm đến thú giang hồ, uống rượu và tìm đủ các trị để giải nỗi muộn phiền. Chính dịng hồi tưởng ấy đã dần mở ra cuộc đời tài hoa của ông Thông Phu và họ cùng sống với nhau những ngày lạc thú.Sau dịng hồi tưởng về cuộc đời tài hoa của ơng Thông Phu là dịng hồi tưởng về cơ Đào Tâm. Tuy nhiên dòng hồi tưởng của nhân vật khơng theo một trật tự thời gian mà có sự chồng chéo nỗi nhớ trong ký ức: trước khi đi tù về, nhân vật tôi lao vào ăn chơi rồi gặp và kết bạn với ông Thông Phu, cùng sống những ngày lạc thú nhưng rồi ông Thông Phu bị liệt và sau bốn năm khơng gặp lại nghe nói ơng Thơng Phu từ trần, nhân vật tôi lại nhớ ngược hồi ông Thông Phu chưa bị liệt từng là một con người tài hoa đã nhiều lần cùng nhân vật tôi thắp lư trầm đàm đạo thơ phú. Rồi nỗi nhớ ngược lên nữa hồi chưa gặp ông Thông Phu nhân vật tôi là một kẻ ham chơi cây cảnh, có lúc ân hận chàng ni ý làm lại cuộc đời nhưng lại dấn mình vào nhà hát, đắm mình vào tửu sắc … dù nhiều lúc chán chường nhưng vẫn không dứt ra được.

Một trong những nét đặc sắc nữa của kết cấu tùy bút Nguyễn Tuân là kiểu tùy bút mang phong cách ký. Đây chính là một sáng tạo góp phần điểm tơ cho sự độc đáo“ lối chơi độc tấu” của ông. Nguyễn Tuân đã ghi chép và phản ánh nhiều thông tin thời sự chính xác và tạo nên một thứ tùy bút pha du ký, ký sự rất đặc sắc.

Trong tùy bút Tình chiến dịch Nguyễn Tuân đã ghi lại những cuộc

hành quân gian khổ của những người chiến sĩ trong điều kiện thời tiết hết sức

khắc nghiệt: “Trời khô nắng hanh. Núi trọc, núi hói.Dốc cao.Lính nhễ nhại mồ hơi, mặt đỏ dừ. Thân đạp, chân tỳ, lá chắn, bánh xe, nòng máng, ống chụp, nặng ôi là nặng. Bộ binh ái hộ Voi lên dốc, luân phiên nhau nghé vai nghiêng …” [28; 279]. Ghi lại những cuộc hành quân như thế, Nguyễn Tuân

giúp người đọc hiểu hơn cội nguồn chiến thắng của dân tộc là tình quân dân cá nước, tình đồn kết chia sẻ ngọt bùi và trên hết là tinh thần, ý chí vượt khó khăn gian khổ của người chiến sỹ.

Trong tập Tùy bút kháng chiến và hịa bình, người đọc bắt gặp nhiều trang viết mang đậm chất ký như: Nhật ký trong lòng địch, Chuyến tàu hịa bình, về Stalingrat… Nhưng chất ký được thể hiện đậm nét nhất và tập trungnhất phải kể đến tập tùy bút Sông Đà và Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi.Trong hai tập tùy bút này, người đọc thấy có nhiều bài viết Nguyễn Tuân ghi lại những thơng tin thời sự chính xác về biết bao người thật, việc thật mà nhà văn đã gặp trong chuyến đi thực tế.Ghi lại chuyến đi thực tế ở Hịa Bình, Nguyễn Tuân có tùy bút Người lái đị sơng Đà. Đó là những trang văn ghi lại những điềuNguyễn Tuân được chứng kiến về dòng sông Đà và những người cần mẫn, dũng cảm phục vụ chiến đấu và laođộng trên dịng sơng lịch sử ấy. Khi kể về người lái đò, Nguyễn Tuân đã chuyển đến cho người đọc những thơng

tin cụ thể, chính xác về cuộc đời, nghề nghiệp “ ơng lái đị Lai Châu bạn tơi làm nghề chở đị dọc sơng Đà đã mười năm nay....Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Thời Tây Tàu ấy, ông chở đồ dọc tải chè mạn, chè cối, tải từ Mường Lay về cho đến hết cửa rừng Hồ Bình đổ chè lên chợ Phương Lâm. Ông đã chở quá về bến Nứa Hà Nội...” [ 43; 62] khi viết về sông Đà, Nguyễn

Tuân cũng đem đến cho người đọc những thơng tin cụ thể chính xác đến từng chi tiết khiến nhiều trang văn mang đậm những thông tin lịch sử và địa lí: “

mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hồ vào dịng sông Hồng. Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn và tính tồn thân sơng Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua 2 nước Việt Nam - Trung Quốc...” [43; 76] Sông Đà có 73 cái thác: Mằn

Hi, Mằn Thẳm, Hát Nhạt, Hát Lai, Hát Moong, Hát Tiếu...Những thông tin Nguyễn Tuân cung cấp về người lái đò và dịng Sơng Đà đã giúp người đọc biết và hiểu : Sơng Đà là một dịng sông hùng vĩ, hiểm trở, nhưng khơng kém phần thơ mộng, có lịch sử lâu đời và vị trí địa lý rõ ràng, cụ thể gắn bó với các thế hệ người dân Việt Nam, để tồn tại cùng dịng sơng này, người lái đị phải là một người lao động đầy trí dũng gắn bó với dịng sơng lại mang phẩm chất của một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh; thấy được sự vĩ đại của con người khi quyết định cải tạo thiên nhiên hung bạo với bảy mươi ba cái thác hiểm nghèo để phục vụ cho cuộc sống của con người.

Ở tuỳ bút Than Quỳnh Nhai, Nguyễn Tuân đã ghi lại cuộc sống và khơng khí làm việc của những con người bình dị đang ngày đêm cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng làm giàu cho Tổ quốc thân yêu ở mỏ than Quỳnh Nhai. Có tuỳ bút Nguyễn Tuân ghi lại cuộc sống của những người chiến sĩ ở một đồn biên phịng hun hút gió Lào, gốc rễ nằm ở Việt Nam như tuỳ bút Tây Tạng Những tuỳ bút này vừa chứa đựng những thông tin lại vừa giúp người đọc cảm nhận được tình yêu mến tự hào của Nguyễn Tuân đối với những người đang ngày đêm làm giàu và bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân tộc. Đồng thời kiểu tuỳ bút mang đậm chất kí như vậy giúp cho tuỳ bút Nguyễn Tn chứa đụng một lượng thơng tin phong phú, chính xác trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ địa lý đến lịch sử, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc...

Khơng chỉ có ở tuỳ bút Nguyễn Tuân mới sử dụng kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt, phóng túng mà ở truyện ngắn ta vẫn gặp kiểu kết cấu này. Những

nhiều bởi dường như nhà văn đang viết theo cảm hứng nhiều hơn. Mỗi câu chuyện giống như một bức bích họa độc đáo về những thú chơi thanh tao của các bậc cổ nhân nước Việt mấy chục năm về trước: thú uống đẹp ( Những

chiếc ấm đất, Chén trà sương) nhắm đẹp ( Hương cuội) chơi đẹp ( Thả

thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn) ứng xử đẹp ( Ngôi mả cũ), hoa tay đẹp

( Trên đỉnh non Tản), tài viết chữ đẹp, nhân cảnh đẹp ( Chữ người tử tù).

Nhìn chung các truyện đều có nhân vật, nhưng dường như nhân vật chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc chủ quan của mình, vì vậy các nhân vật đều là những hoá thân của Nguyễn Tuân, dù họ mang những cái tên như Bát

Lê, Cai Xanh, Phó Sứ, Huấn Cao...Họ có thể là những nhân vật lãng tử giang hồ không muốn dừng chân ở một chỗ nào nhất định hoặc là những nhà nho

bất đắc chí. Nhưng họ đều là những con người tài hoa, sự sống đối với họ chỉ để thi tài và khoe tài, để thờ phụng cung kính cái đẹp mà thơi. Những nhân vật ấy chính là sự hố thân của Nguyễn Tn, một cá tính độc đáo, cao ngạo, một con người tài hoa sống mà như chỉ để trêu ngươi với đời.

Như vậy với việc tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân chúng ta thấy những hình ảnh biểu cảm được Nguyễn Tuân xây dựng bằng kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt hết sức linh hoạt, phóng túng, khơng dựa trên một

mơ hình, một khn mẫu nào. Nguyễn Tuân cũng đã từng lý giải “ có anh nhận xét tơi hay lan man. Nhưng bài văn đâu phải bản báo cáo mà phải có những mục một, hai , ba, bốn...cũng khơng phải bài luận học trị. Cái nói chỉ

là hiện tượng bên ngoài, điều quan trọng là cái mạch tư tưởng bên trong chứ”

[41; 412]. Chính kiểu kết cấu này làm cho mỗi sáng tác của Nguyễn Tuân đều chứa đựng những nét độc đáo, hết sức riêng biệt, không bị trùng lặp và tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)