Hình ảnh biểu tượng sự vật kì ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 73 - 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Biểu tượng hư cấu

2.4.3. Hình ảnh biểu tượng sự vật kì ảo

Bản chất của thể loại truyện ngắn kì ảo là khuếch đại, phóng to sự thật theo hướng chuyển hoặc láy thực tại cuộc sống làm nền tảng từ đó gây sự chú ý, thu hút hấp dẫn người đọc. Nguyễn Tuân trong những trang viết kỳ ảo, ngoài việc xây dựng những hình ảnh biểu tượng hư cấu thần tiên, ma quỷ còn sáng tạo ra hình ảnh biểu tượng sự vật kì ảo. Sự vật kì ảo là điểm sáng lôi

cuốn người đọc trong những trang viết ảnh hưởng chất liêu trai của ông. Trong Lửa nến trong tranh, sự vật kì ảo là “ tranh vẽ một ông tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách mở của ông Lão Tướng.. ngọn nến ấy, nếu cha đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến của cuộc đời thật tại chúng ta.. chỉ có nến cháy thôi chứ tranh vẫn âm u nguyên vẹn” [27; 738]. Bức tranh với cây nến huyền bí ấy là tâm huyết

là tài hoa của người hoạ sĩ Lỗ Hường Diên người tỉnh Mân - Trung Quốc: “

Lỗ Hường Diên vốn là một hoạ sĩ nổi tiếng về môn vẽ lại kiêm cả khoa thôi miên (...) lụa vẽ tranh dệt bằng tơ loài Sơn tàm đánh săn lại với thạch nhung cán nhỏ ra. Vẽ đến ngọn nến họa sĩ dùng chất lân và diêm Ma Thiên Nhẫn trộn lẫn với thuốc vẽ.Vẽ xong hoạ sỹ thôi miên vào đầu ngọn nến’’ [27; 740].

Quả là một kỳ công, một kiệt tác, chỉ là bức tranh vẽ ông tướng Hàn Kì thôi mà người nghệ sĩ đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ và sự sáng tạo vào trong đó để nó trở thành cái đẹp, cái thiêng liêng cho người đời thưởng thức. Cũng như bất kì cái đẹp, cái thiêng liêng nào, nó chỉ có giá trị với những người am hiểu cái đẹp thực sự. Ông công sứ đại nhân Lê Bích Xa đã bỏ biết bao công sức tiền bạc để mua được bức tranh, nhưng bức tranh quý đã bị đánh tháo mất

ruột tranh, mất đi phần quý giá nhất, ông tiếc đến đứt ruột, nhưng rồi với tấm lòng của người yêu nghệ thuật chân chính, ông đã hi sinh bức tranh cho thiên

hạ cùng chiêm ngưỡng “ Của báu có khi cũng không nên giữ lấy một mình. Cha sẽ phí bức tranh cổ đó đốt cháy cho thiên hạ xem chơi” [27; 741].Nhưng,

đâu phải ai cũng có niềm đam mê nghệ thuật như cụ Lê Bích Xa. Bữa tiệc

thưởng thức nghệ thuật chỉ vẻn vẹn có năm người, khiến cụ ngao ngán “cha đã hi sinh bức tranh một cách không được xứng đáng” Lê Bích Xa có thể đau

lòng vì sự hy sinh không xứng đáng của mình, nhưng ông không biết rằng những kẻ thô tục, dửng dưng trước nghệ thuật không xứng đáng được chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, cái thần của nghệ thuật.

Trong Rượu bệnh, sự vật kì ảo là tất cả những gì liên quan đến nhân vật

Bố Ô - ông lão “ăn mày rượu” chuyên ngồi ở các cửa ô để “ xin lộc” của các

cô hàng rượu. Đó là cái chén gỗ “ to gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản”, cái

đinh thuyền để ông cụ nếm rượu, túp lều tranh với cái nỏ Mán và cái ống địch trúc Hồ quản. Ngay cả con người Bố Ô cũng chính là một sự vật kì ảo, ông lão mỗi ngày ngồi một cửa ô để xin rượu của tất cả các cô hàng rượu qua đây, ông lão đã từ bao giờ rồi không ăn, không uống nước chỉ có duy nhất uống

rượu. Để đến khi ông bị bệnh thì đấy là bệnh rượu “ Mặt Bố Ô bị rượu chuốt theo hình một cái hũ - bụng chửa uốn lên như dáng choé và hai cái chân thời thật là một đôi nậm (...). Những thứ ung thư rất kì quái cũng bắt đầu phát ra. Nó to bằng quả trứng ngỗng (...) lúc nó nung chín, nổ vỡ bục ra, rồi theo sau ... phì phì là một thứ nước trắng như sữa dừa. Quệt vào mũi không thấy tanh, chỉ thấy hăng sè “[27; 713] đến cái chết của Bố Ô cũng thực là điều kì lạ “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ông già đang say mềm xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu ... và lúc lửa đã hoại xong cái xác kia thì cổ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trông trắng nhởn không khác gì thứ bột để luyện những hòn men” [27; 714, 715] và đặc biệt là cái chén gỗ Bố Ô vẫn dùng để rót rượu uống “Vẫn nguyên vẹn

không bị sém tí nào. Lửa chỉ tráng lên toàn thân chén một lần men khói bóng”.Tất cả mọi thứ đều trở lên kì ảo.Đó là cái ảo trong cái thực của một ông

lão nghiện rượu. Từ cái ảo ấy mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra hình ảnh một “ẩm giả lưu kì danh” dường như đã đi vào huyền thoại.

Ở truyện ngắn Xác ngọc lam, Nguyễn Tuân lại viết về một người con

gái kì tài, là linh hồn của một nghề dân gian - nghề làm giấy nhà họ Chu làng Hồ Khẩu. Câu chuyện gắn với sự vật kì ảo là khối ngọc lam mang hình dáng người đàn bà đang nằm ngủ. Cô Dó vốn là người con của rừng đại ngàn vì tấm chân tình của cậu Năm mà theo cậu về dưới xuôi để rồi đêm đêm nhịp chày giã dó lẫn với tiếng hát huyền diệu của cô Dó lại vang lên và cũng từ đấy trên nhân gian có một loại giấy quý. Sau mấy mươi đời, phiến đá xanh nơi cô Dó ẩn mình bị đánh cắp, cô Dó chết đã biến thành “thứ ngọc lam trong sáng’’, “ một khối ngọc toàn bích’’,khối ngọc toàn bích ấy lại một lần nữa giúp Nguyễn Tuân khẳng định chân lý cái đẹp cái thiêng liêng không thể chung sống cùng những kẻ dung tục, tầm thường như ông Huyện Khỏe. Đứng

trước khối ngọc, ông đã reo mừng“bán đi thì có thể thu được cơ man nào là tiền bạc hoặc là bán hoặc là đem làm vật tạ lễ một vị quan thầy (…..) mất người mà còn sót lại ngọc, thì cái di hài này có lẽ còn quý giá hơn người lúc sống kia đó vậy” [ 27; 695]. Nhưng cũng trước sự vật kỳ ảo ấy đã khiến

những con người sống có lương tâm và nghĩa khí nhận ra sai lầm của mình. Nghe được những câu nói dung tục, tầm thường của ông Huyện Khỏe, Chiêu

Hiện đã nhận ra “ thì ra từ bao nhiêu lâu nay, ông đã thờ nhầm phải một người có nhân cách đê hạ quá (...). Ở vào một trường hợp tang tóc ngập lòng này, lòng người ta phải đau rầu gấp bội lòng người chết vợ trẻ hiền, mà ông Huyện Khỏe đã vội tính đến nước bán xác ngọc, cùng là việc cho ngọc đi vào cửa hầu nhà khác thì tưởng không còn có sự tuyệt tình nào phụ bạc hơn nữa. Nhớp đến thế là cùng” [27; 695]. Và ngay trong đêm ấy Chiêu Hiện đã

hận trong lòng, ân hận vì chút lòng báo ơn của mình mà ông ăn cắp phiến đá ngọc về đây để người trong đá phải chết; đau đớn thay người được báo ân ấy lại là một kẻ đê tiện.

Có thể nói, những hình ảnh biểu tượng sự vật kỳ ảo có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc biểu tượng hư cấu của Nguyễn Tuân, làm cho biểu tượng toát lên vẻ mơ hồ, lung linh, huyền bí. Nhưng cũng từ đó mà con người nhận ra bản chất của hiện thực cuộc sống và cũng thể hiện được những triết lý nhân sinh sâu sắc của nhà văn.

Như vậy, hình ảnh biểu tượng hư cấu của Nguyễn Tuân dù là thần tiên , ma quỷ hay sự vật kỳ ảo đều thể hiện một phần quan niệm, cách lý giải và cách nghĩ riêng của Nguyễn Tuân về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)