Biểu tượng sự vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 63 - 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Biểu tượng sự vật

2.3.1 Hình ảnh biểu tượng sự vật của vẻ đẹp “một thời vang bóng”

Tập truyện ngắn Vang bóng một thời chính là nỗi lòng của Nguyễn Tuân trước thực tại và quá khứ. Thạch Lam khi đọc Vang bóng một thời đã cho rằng Nguyễn Tuân đáng kính trọng bởi ông biết “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và cố gắng làm sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần

chúng ta quá, nhưng mà đối với chúng ta như đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cái cao quý riêng”. Qua tập truyện ngắn Vang bóng một thời

người đọc thấy được tâm hồn nghệ sỹ tài hoa của Nguyễn Tuân yêu tha thiết những nét văn hóa truyền thống của dân tộc: hát ả đào, uống trà, thả thơ, đánh cờ, thư pháp... Với mỗi nét đẹp văn hóa dân tộc Nguyễn Tuân lại xây dựng một hình ảnh biểu tượng sự vật.

Với thú uống trà Nguyễn Tuân đã lặp đi lặp lại hình ảnh “ấm trà” trong Chén trà sương và Những chiếc ấm đất.

Trong Chén trà sương hình ảnh chiếc ấm pha trà được nhắc đến 13 lần

cùng với nó là hình ảnh cụ Ấm pha trà và thường thức trà một cách cầu kỳ. Cụ Ấm không bao giờ dám cẩu thả trong thú chơi thanh đạm. Cách thưởng thức trà như cụ Ấm đâu phải dành cho bọn phàm phu lỗ mãng. Nó chỉ dành riêng cho những con người yêu văn hóa truyền thống.

Trong Những chiếc ấm đất hình ảnh chiếc ấm pha trà được nhắc đến 18 lần. Nếu như cụ Ấm trong Chén trà sương thể hiện sự cầu kỳ trong cách pha

trà, pha trà phải có đầy đủ khay trà bằng gỗ trắc chân quỳ, ống nhổ, ấm đồng,

hỏa lò đất, cái điếu bát vẽ mai, hạc... để cho “trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có mùi thơ và một vị triết lý’’ [26; 593] thì cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất lại thể hiện sự cầu kỳ từ nước pha trà. Nước ấy phải là nước lấy

ở giếng chùa Đồi Mai được đun cho sôi cho đến khi tăm nước to bằng mắt cá. Mỗi nhân vật có một sự tinh tế riêng trong thú uống trà của mình nhưng với họ uống trà đã trở thành trà đạo, thể hiện văn hóa của con người. Cùng với thú uống trà, thú uống rượu thưởng hoa, uống rượu ngắm thơ cũng là một

nét đẹp trong văn hóa người Việt. Hình ảnh cụ Kép với những hòn cuội trong Hương Cuộiđã tạo thành một bức tranh quý về thú uống rượu của người xưa. Những hòn cuội trắng được rửa tỉ mỉ rồi nhúng vào nồi mạch nha “được viên nào liền đem đặt luôn vào lòng chậu hoa. Nhưng viên đã được bọc kẹo được đặt rất nhẹ nhàng lên trên lượt đã lót lên nền đất chậu hoa” [26 ; 561]. Món

kẹo Thạch Lan Hương ấy sẽ được uống với rượu tăm - một thứ rượu mà cụ

Kép quý hơn vàng. Hình ảnh những “hòn cuội” này là biểu tượng cho thú ăn

chơi tinh tế của một tâm hồn tài hoa.

Viết về những vẻ đẹp của một thời vang bóng, Nguyễn Tuân đã thể hiện một quan điểm, một thái độ sống giản dị mà sâu sắc, thanh đạm mà tinh tế tài hoa, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng gắn bó với những phong tục cổ truyền, những thú vui tao nhã giàu tính nghệ thuật cuả dân tộc. Nhà văn Nga Mikhain

Ilinxki khẳng định: “Nếu có người hỏi tôi ai biết rõ hơn thế những phong tục, tập quán, những phương ngôn tục ngữ và truyền thuyết của Việt Nam thì tôi sẽ trả lời: Nguyễn Tuân. Nếu có người hỏi tôi ai am hiểu hơn hết Việt Nam thời cổ tôi sẽ trả lời: cũng chính là Nguyễn Tuân “ [34 ; 136]

2.3.2 Hình ảnh biểu tượng sự vật cho đề tài “Đời sống trụy lạc” Cũng như bất kì nhà văn nào khác, con người ta không chỉ sống bằng Cũng như bất kì nhà văn nào khác, con người ta không chỉ sống bằng quá khứ, ôm ấp mãi những vẻ đẹp của một thời đã qua. Quay trở về với thực tại, đối mặt với xã hội “ ối a ba phèng”, Nguyễn Tuân lại rơi vào tâm trạng bế tắc, ông phóng to cái tôi cá nhân của mình lên làm phương tiện chống trả những bất công của xã hội, châm biếm đả kích những trò lố lăng rởm đời của người đời và của chính bản thân mình. Chính thái độ phủ nhận cuộc sống này đã đưa Nguyễn Tuân lao vào cuộc sống hưởng lạc bên bàn đèn thuốc phiện, hát cô đầu.

Để viết về cuộc sống truỵ lạc, Nguyễn Tuân đã chọn biểu tượng “Ngọn đèn dầu lạc” - Đó chính là thuốc phiện.

Trong phóng sự Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc, hình ảnh “ Ngọn đèn dầu lạc” xuất hiện là biểu tượng cho lối sống hưởng lạc, sa đoạ với

những nhân vật tiêu biểu như: Chú Trô, TQ, K, ông Phán Enlờ, Thông Bê,

Bính, Giáp ... (Ngọn đèn dầu lạc),ông Quynh, ông Ấm X, ông Ph.Đ, sư cụ Tâm Hoan, Tâm Nhiên ... (Tàn đèn dầu lạc). Ngọn đèn dầu lạc đã biến họ không còn là một con người ra con người: “ Tôi lần mò vào nhà xác; tôi muốn

nhìn rõ mặt một người nghiện chết rồi, với cái nét mặt một người nghiện còn sống, nó khác nhau những gì. Không, cũng không khác gì mấy. Nước da xám bệch, cặp môi thâm, và tí lòng trắng ở cặp mắt mệt mỏi của chú Trô, cũng chỉ đến xám bệch, thâm và mệt mỏi bằng cái nước da, bằng cặp môi và mắt của một số đông những bạn tôi đang sống nhan nhản ở giữa Hà Nội của tiệm hút” [27; 11]. Và đây là ông Ba Quynh: “ Tóc lông cò, mái tóc gọng kính và tóc gáy cụp chân xoắn vào như tóc các nhà thầy xấu chân máu. Nước da thì bợt ra như sắc mặt một thằng chết đường bị sương móc làm nhợt bệch ra từ hôm trước, mắt trắng dã, môi thâm sì(....).Kinh nhất là cái hơi người ông ta. Khét lèn lẹt. Lại còn mùi thuốc sái nữa. Phải, cứ lướt qua người ông Ba Quynh là đủ biết ông ấy nghiện ngập. Khói ngọn đèn dầu lạc tẩm mãi cái áo của ông đến nỗi gọi áo là giẻ lau thì tủi cho ông quá, nhưng tưởng cũng không biết có danh từ nào đúng hơn được. Lại còn những cái móng tay thì là sự kiệt tác của bẩn thỉu. Trong mười đầu móng để tang, cố cậy ra mà viên thành một cục lớn thì có nhẽ được mấy đồng cân cáu ghét ba thứ rượu, sái, dầu hòa lại” [ 27; 122]. Đây là ông Ấm X: “ Không rõ ông Ấm X. hút điếu thuốc thứ nhất vào thời kỳ nào, bởi duyên cớ gì ( ai hút thuốc, điếu thuốc trước tiên mà chẳng có duyên cớ ), nhưng từ khi tôi được ông Ấm nhận cho vào trong sự thân mật giao tình, tôi đã thấy ông hút dữ dội như một người mại bản Khách(....). Khói thuốc trong phòng hút của ông Ấm, dày đặc có như sương khí núi các vùng thung lũng tại Mán Mường” [27; 138]. Họ coi sống

chỉ là để tận hưởng mọi lạc thú ở đời, họ sẵn sàng lừa dối vợ con, lừa lọc bạn bè, tự dối bản thân để suốt ngày vui thú với ả phiện. Tất cả được tái hiện dưới con mắt của nhân vật Tôi. Nhưng nhân vật Tôi cũng chính là một hiện thân của kẻ nghiện làm mất đi cả nhân phẩm của bản thân, bị bạn bè mắng nhiếc,

sỉ nhục: “ Thế ra mày là một cái giống gì chứ không phải là một giống người nữa. Mày đã hút hết cả số tiền tao đưa nhờ mày đi đặt một bức trướng phúng đám ma, mày đã hút hết cả tiền mua đồ mừng đám cưới, mày đã hút cả một

pho Tự vị Larousse Universel của tao (...)thôi thế là mày hoàn toàn chết trong lòng tao rồi (...). Đồ quốc sỉ” [27; 23]

Hình ảnh biểu tượng Ngọn đèn dầu lạc còn là chứng nhân cho lối sống

truỵ lạc khiến cho con người trở thành bất nhân bất nghĩa, dám làm mọi việc trái với luân thường đạo lý. Nguyễn Tuân đã dành cả chương VIII Khói

thuốc trên dãy núi Yên Tử (Tàn đèn dầu lạc) để nói về những người vốn

được cho là thanh cao đắc đạo như các nhà sư cũng hưởng lạc, thậm chí còn thô tục hơn bất cứ một kẻ trần tục nào. Trong chuyến đi thăm Yên Tử, ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng của người Việt chẳng thấy nhang khói đâu mà chỉ thấy khói thuốc phiện bao trùm, bao phủ, với sư cụ Tâm Hoan việc ăn chay niệm phật được thay bằng sát giới, hút thuốc phiện, nói dối, đánh bạc...Trong đó điều đáng nói nhất là việc hút thuốc phiện. Trước khi có cuộc hành trình

lên Yên Tử, một ông bạn thuốc phiện đã báo trước với nhân vật tôi: “ Này, có đi qua Yên Tử, cho tôi gửi lời hỏi thăm sư cụ chùa Giải Oan trên ấy một câu. Nhà sư ấy hồi năm ngoái về vùng Hải Dương khuyên giáo có nằm hút với tôi một bữa. Lão khoe có cái dọc sề tống củn tốt lắm. Bác lên đấy chẳng cần mang dụng cụ đi theo cho nó thêm kềnh càng. Một vùng Yên Tử chùa nào cũng có bàn đèn. Khách thập phương có nổi cơn nghiện trong chùa thì cứ bạch thực cùng sư cụ, người sẽ độ cứu cho ngay. Cửa chiền vốn rộng” [27;

177], thế nhưng lên đến Yên Tử, nhân vật tôi vẫn thấy choáng ngợp, kinh

ngạc trước cuộc sống nơi đây. Lên đến chùa Giải Oan, “ Chưa kịp ăn cơm chiều mà bạn tôi đã cho bày bàn đèn. Ngọn đèn vừa tỏ bấc thì sư cụ Tâm Hoan cũng sà xuống cái bục gỗ mọt nát của ngôi chùa nghèo(....) Tâm Hoan hòa thượng cười xòa :(....) bần tăng cũng cứ thú thực với ngài rằng có hút, vì ở trên này sơn lam chướng khí nhiều lắm, một chút tâm bồ đề khó mà an toàn được” [27; 179]. Và rồi “ Đêm hôm 26 tháng hai ta, trong chùa Giải Oan có

hai cái bàn đèn thuốc phiện đang nhấp nháy con bấc, cháy sáng ngời như chấp cả sức sáng của mấy cây đèn dầu và nến bạch lạp lèo tèo nơi Tam bảo. Một

bàn đèn của bạn tôi.Một bàn đèn của sư cụ Tâm Hoan”. Việc hút thuốc phiên đã khiến một nhà sư trụ trì một ngôi chùa linh thiêng không còn vẻ uy nghi,

đạo mạo, cao quý mà thay vào đó là vẻ trần tục,tầm thường: “ …cứ như điều tôi biết rõ, thì không khi nào một vị hòa thượng biết tự trọng đứng cầm đầu một ngôi chùa lại cùng ngồi thụ trai với một ai. Huống chi bây giờ tôi lại được nằm với sư Tâm Hoan, để cùng người “ thụ a phiến” [ 27; 185]. Lên

đến chùa Cả- ngôi chùa cũ nhất của Yên Tử, tên chữ là Hoa Yên Tự - cái việc hút thuốc phiện dường như còn được công khai mạnh mẽ hơn, lộ liễu hơn, lộ

liễu ngay ở nét mặt sư cụ Tâm Nhiên: “ Sư cụ chùa Cả cũng hút, nét mặt khô xác như lớp da khô của một bậc sư vận tâm hỏa để thoát xác (…..). Sư cụ Tâm nhiên mà ăn thuốc ở Hoa Yên Tự tưởng người và cảnh , còn gì phù hợp hơn nữa. Chọn chàu mà hút hay sao có khác” [27; 192].Ở đây, khói nhang,

khói đèn đã được thay bằng khói thuốc phiện. Những sư bác chùa Hà Trang,

sư cụ Tâm Hoan, sư cụ Tâm Nhiên… đều sống với “ đèn nhang theo một nghĩa thuốc sái” [ 27; 183].

Với hình ảnh biểu tượng Ngọn đèn dầu lạc, Nguyễn Tuân đã hướng ngòi

bút của mình trực tiếp phê phán xã hội xấu xa, nhếch nhác, con người sống bê tha, đọa lạc.Trong ánh đèn dầu lạc ấy mọi giá trị truyền thống đạo đức bị đảo lộn, tu tục nằm chung một bàn đèn, thiện ác , phải trái đều bị khói thuốc nhấn chìm ; nhân cách của thế giới những kẻ nghiện ngập từ cõi tục đến cõi tu đều rẻ mạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi nguyễn tuân (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)