Vai trị của trí thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 40)

Cơng nghiệp hố xuất hiện vào giai đoạn phát triển thấp của chủ nghĩa tư bản. Ở thế kỷ XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, cơng nghiệp hố được hiểu là q trình thay thế lao động thủ cơng bằng lao động sử dụng máy móc là cơ bản. Những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và khái niệm cơng nghiệp hố nói riêng mang tính lịch sử, tức là ln có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.

Ở nước ta, cơng nghiệp hố đã được tiến hành vào những năm 60 của thế kỷ XX, tuy vậy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên q trình cơng nghiệp hố của nước ta đạt hiệu quả rất hạn chế. Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, quan niệm về cơng nghiệp hố được nhận thức lại một cách sâu sắc hơn, đường lối cơng nghiệp hố của Đảng ta đã có nhiều thay đổi, coi cơng nghiệp hố gắn liền với hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, đúc rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành cơng nghiệp hố và từ thực tiễn cơng nghiệp hố trong thời kỳ mới, nhận thức rõ sự tác động mạnh mẽ

của cách mạng - khoa học cơng nghệ hiện đại đến q trình cơng nghiệp hóa ngày nay, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt cơng nghiệp hóa trong mối quan hệ với hiện đại hóa và xác định: Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao [32, tr.65].

Khái niệm cơng nghiệp hố, hiện đại hóa trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, quan niệm mới về cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng bó hẹp trong phạm vi trình độ của lực lượng sản xuất đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.

Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan của tất cả các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang trong thời kỳ phát triển, muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp. Đối với nước ta, cơng nghiệp hố, hiện đại hóa lại càng là một tất yếu. Tính tất yếu đó được thể hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nó.

Cơ sở lý luận của cơng nghiệp hố, hiện đại hóa mà chúng ta dựa vào đó là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở cơ bản. Xuất phát từ quy luật này chúng ta thấy rằng việc phát triển lực lượng sản xuất là vô cùng quan trọng. Chúng ta đang phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với phương châm từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cơ sở phù hợp với trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất. Muốn vậy, phải tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nếu không phát triển lực lượng sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại chúng ta không thể thiết lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Cơ sở thực tiễn của cơng nghiệp hố, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay trước hết là việc chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đang từng bước thiết lập. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta được xác định là phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có cơng nghiệp và nơng nghiệp hiện đại, có văn hố và khoa học tiên tiến. Đồng thời, thực tiễn những thành công và sai lầm của q trình cơng nghiệp hố trước đây là bài học kinh nghiệm cho chúng ta thấy không thể không tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hay nói cách khác cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là con đường duy nhất để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ các yếu tố của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội. Vấn đề là phải lựa chọn phương pháp và bước đi cho phù hợp.

Ngoài ra, thực tiễn cũng còn cho thấy, hiện nay do cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ đã làm cho xu thế khu vực hố và tồn cầu hố về kinh tế phát triển nhanh chóng hơn; tình hình đó tạo cho chúng ta những thuận lợi và khó khăn nhất định. Hiện nay, chúng ta có nhiều thời cơ và cũng khơng ít nguy cơ đang tồn tại đan xen với nhau, tác động lẫn nhau, vừa tạo ra vận hội mới lại vừa là cản trở, thách thức nền kinh tế của nước ta. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển qua nền kinh tế hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức,... điều đó buộc chúng ta càng phải tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hóa.

hiện nay là q trình cải biến lao động thủ cơng, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất và thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp l ý để đạt tới năng suất lao động xã hội cao; cơng nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đó, mơ hình cơng nghiệp hóa hỗn hợp (kết hợp giữa thay thế nhập khẩu với đẩy mạnh xuất khẩu) theo hướng hội nhập quốc tế tỏ ra có triển vọng hơn cả, đang được nhiều nước thực hiện ở những mức độ khác nhau. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta về cơ bản cũng đang vận động theo mơ hình cơng nghiệp hóa đó. Do vậy, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, cơng nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa; kết hợp cơng nghệ

truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hóa ở những khâu quyết định.

Thứ hai, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện trong điều kiện

cơ chế thị trường có sự quản l ý của Nhà nước, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản.

Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của

tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Thứ tư, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với việc xây dựng nền

kinh tế mở.

Thứ năm, khoa học - công nghệ được xác định là nền tảng và động lực

của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ sáu, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy việc phát huy nguồn

lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển bền vững.

Như vậy, cơng nghiệp hóa là hiện tượng có tính quy luật phổ biến, là quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển sớm hay muộn đều phải trải qua. Nhờ thực hiện thành công cơng nghiệp hóa, nhiều nước trên các châu lục đã chuyển từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp và trở thành các nước phát triển. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại địi hỏi q trình cơng nghiệp hóa phải gắn liền với q trình hiện đại hóa. Vì lẽ đó, để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, nước ta khơng có con đường nào khác ngồi việc phải tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hóa.

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là cả một sự nghiệp cách mạng to lớn, lâu dài và không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Đảng ta chỉ ra: Con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.

Để có thể thực hiện thắng lợi đường lối cơng nghiệp hố, hiện đại hố, địi hỏi sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân chúng ta. Trong giai đoạn hiện nay sự nghiệp đó yêu cầu chúng ta cần phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Những yêu cầu trên của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay đặt ra cho tồn Đảng, tồn dân chúng ta nói chung, đội ngũ trí thức nước nhà nói riêng những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề. Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi ngay từ khi xác định mơ hình chiến

lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải vừa dựa trên cơ sở lý luận (các học thuyết kinh tế) lẫn các nhân tố phát triển, tức các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người giữ vai trị quyết định. Trong nguồn lực con người thì đội ngũ trí thức là lực lượng nịng cốt, có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự thành cơng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khi nói tới vai trị của trí thức đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số trí thức trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội, nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” [75, tr.236]. Người nhấn mạnh: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Khơng có những người đó thì cơng việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [75, tr.235]. Theo Hồ Chí Minh, “Trí thức khơng bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thơi” [76, tr.36]. Có thể nói, trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh bao giờ cũng coi trọng trí thức và Người đã phát huy vai trò của đội ngũ trí thức một cách tốt nhất. Rất nhiều trí thức được đào tạo trong thời thực dân, phong kiến đã được Hồ Chí Minh cảm hoá, trọng dụng và trở thành những cán bộ quan trọng của Nhà nước.

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt tiến trình cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã sớm nhận thức được vị trí, vai trị của trí thức và phát huy được một cách tích cực vai trị của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học - công nghệ phát triển và phổ biến nhanh chóng, nền kinh tế tri thức khơng chỉ là một xu thế phát triển mà đã trở thành một thực tế sinh động, khẳng định như một tất yếu phát triển của

nhân loại thì vai trị của trí thức nói chung càng trở nên to lớn và quan trọng hơn. Đặc biệt, đối với một quốc gia đang tiến hành đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố như nước ta thì vai trị của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đảng ta coi trí thức là một lực lượng đặc biệt quan trọng của cách mạng, là một trong những động lực cơ bản trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đưa sự nghiệp này đến thành công. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một nghị quyết chuyên biệt đề cập riêng đến đội ngũ trí thức và các quan điểm, chính sách của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức nước nhà. Đảng xác định đây là lực lượng lao động sáng tạo, đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [38, tr.90].

Như vậy, vai trò của đội ngũ trí thức được thể hiện đa dạng, sinh động trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, từ trong thực tiễn cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay thì vai trị của đội ngũ trí thức được thể hiện ở những nét cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đội ngũ trí thức là lực lượng lao động vừa có vai trị trực tiếp, vừa có vai trị gián tiếp trong phát triển kinh tế - xã hội, là chủ thể cơ bản đưa khoa học - cơng nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cơng tác hoạch định đường lối, chính sách, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực… đó chính là vai trị gián tiếp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khơng dừng lại ở đó, ngày nay trí thức cịn trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất vật chất như những người công nhân thực thụ. Trong những quy trình sản xuất phức tạp, địi hỏi ứng dụng kỹ

thuật, khoa học - công nghệ cao khơng thể thiếu vắng trí thức. Họ khơng chỉ hướng dẫn, điều hành mà còn trực tiếp bắt tay vào xử lý những khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, góp phần to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.

Cùng với vai trò to lớn trên, đội ngũ trí thức cịn là chủ thể của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đưa khoa học - cơng nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Với khả năng và điều kiện của mình, đội ngũ trí thức đóng vai trị chủ chốt trong nghiên cứu khoa học và hỗ trợ chuyển giao những thành tựu của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới của thế giới vào q trình sản xuất và đời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)