Về cơ cấu độ tuổi đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 47)

Độ tuổi bình qn của trí thức tăng dần theo trình độ học vấn: đại học - 40,9 tuổi, thạc sĩ - 42,6 tuổi và tiến sĩ - 52,9 tuổi. Tuổi bình quân của giáo sư phong năm 2005 là 58, phó giáo sư là 47. Số cán bộ nghiên cứu khoa học trong các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước ở độ tuổi dưới 25 chỉ chiếm 9,06%; ở độ tuổi trên 55 lên tới 13,55% [6, tr.81]. Điều này phản ánh tình trạng cán bộ khoa học có trình độ cao ở Việt Nam vẫn trong tình trạng bị lão hoá và hụt hẫng giữa các thế hệ. Lực lượng trẻ để bổ sung còn thiếu và rất chậm, trong một thời gian ngắn khó có thể khắc phục được. Mặt khác, các viện nghiên cứu, các trường đại học không hấp dẫn đối với những cán bộ khoa học có năng lực, nhất là lớp trẻ. Thực trạng này, trong những năm tới sẽ dẫn tới sự thiếu hụt rất lớn. Trong nhiều năm nay, tuổi đời của đội ngũ cán bộ khoa học ở nước ta có trình độ từ tiến sĩ trở lên đang làm việc là rất cao, họ thường ở độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu, đã phản ánh một thực tế sự hẫng hụt ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ kế cận. Đồng thời phải có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học học - cơng nghệ có trình độ

cao đã q tuổi lao động, nhằm phát huy trí tuệ của tồn bộ đội ngũ cán bộ khoa học. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tránh đào tạo tiến sĩ ồ ạt, kém chất lượng và phải hết sức chú ý đến cơ cấu đội ngũ trí thức cho phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội, tránh sự lãng phí và làm nặng nề thêm tâm lý chạy theo bằng cấp của xã hội. Chúng ta khơng chỉ vì trọng dụng đội ngũ trí thức đã quá tuổi lao động mà dễ dãi kéo dài tuổi lao động cho tất cả các cán bộ có học hàm, học vị cao, mà phải lựa chọn những người thực sự giỏi, tâm huyết và có sức khoẻ để kéo dài tuổi làm việc, với điều kiện số cán bộ khoa học này chỉ làm công tác chun mơn, tránh tình trạng một số người ở lại làm cản trở công việc của người khác, nhất là đối với lớp trí thức trẻ. Vấn đề khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao khơng thể thực hiện trong một sớm, một chiều, nhưng cũng không thể ngồi chờ, nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ bây giờ thì vấn đề thiếu cán bộ khoa học khơng chỉ dừng lại ở nguy cơ mà trở thành hiện thực, và hậu quả là đất nước không đủ sức vươn lên với các nước khác trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, làm giảm sức mạnh của quốc gia không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Phát triển đội ngũ trí thức là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng, vì vậy, nếu khơng có chiến lược về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ trí thức một cách hợp lý, thì trong tương lai không xa chúng ta khơng có đủ đội ngũ trí thức bậc cao, nhất là cán bộ khoa học trong các ngành khoa học- cơng nghệ hiện đại có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố. Do đó, cần phải có những biện pháp tích cực để khắc phục, phải có chính sách quy hoạch, đào tạo thích hợp để khai thác, phát huy được năng lực của đội ngũ trí thức ở độ tuổi có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)