Tăng cường số lượng gắn với nâng cao chất lượng và đạt sự hợp lý về cơ cấu của đội ngũ trí thức, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 79 - 83)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

3.1.1. Tăng cường số lượng gắn với nâng cao chất lượng và đạt sự hợp lý về cơ cấu của đội ngũ trí thức, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp

hợp lý về cơ cấu của đội ngũ trí thức, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Ở nước ta hiện nay trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, ở nhiều khu vực và thành phần kinh tế, nhiều ngành khoa học vẫn còn thiếu rất nhiều cán bộ khoa học chun ngành. Vì vậy, khi nói đến tăng cường số lượng đội ngũ trí thức nước ta có nghĩa là cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế đào tạo để đáp ứng yêu cầu tăng cường cán bộ cho các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Quá trình đào tạo, cần phải hết sức chú ý giải quyết tính đồng bộ trong cơ cấu nội bộ của đội ngũ trí thức như giữa lực lượng trí thức nghiên cứu triển khai và lực lượng trí thức kỹ thuật thực hành, thiết kế cơng nghệ; giữa trí thức khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên; giữa trí thức có trình độ cao và trí thức nói chung... vốn đang tồn tại rất nhiều bất cập.

Nói đến nâng cao chất lượng của đội ngũ trí thức có nghĩa là trước hết nói đến việc nâng cao trí lực, năng lực, trình độ thực sự của đội ngũ này. Ở nước ta hiện nay đang thiếu nghiêm trọng những cán bộ khoa học đầu ngành, những chuyên gia kinh tế giỏi, những nhân tài trong lĩnh vực khoa học- cơng nghệ, do đó cần phải sớm đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục hiện trạng này. Đặc biệt, phải nhanh chóng tổ chức lại để sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật của các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn

đào tạo, nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, khơng để lãng phí chất xám và điều khiển dòng chảy chất xám sao cho tối ưu nhất, có lợi nhất cho sự phát triển con người. Bên cạnh đó, cần nâng cao phẩm chất đạo đức- tinh thần của đội ngũ trí thức. Do đó, cần chú ý hơn vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức - tinh thần cho đội ngũ trí thức để họ có phong cách sống lành mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng và giàu tâm huyết với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đồng thời, cũng cần nâng cao thể lực cho đội ngũ trí thức để đội ngũ này ngày càng khoẻ mạnh, qua đó nâng cao khả năng, cường độ làm việc của trí thức vốn chủ yếu bằng trí óc. Việc cải thiện đời sống vật chất, nhu cầu tinh thần của trí thức sẽ góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất sức lao động, vừa nâng cao thể lực, trí lực cho đội ngũ trí thức và các thế hệ con cháu của họ.

Nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong hồn cảnh kinh tế còn nghèo, cơ sở hạ tầng để xây dựng một xã hội cơng nghiệp cịn thiếu thốn, trình độ quản lý cịn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, lại trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, biết bao thời cơ và thách thức đang tác động nhiều chiều đến sự phát triển. Do đó, để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cần phải nhanh chóng phát triển đội ngũ trí thức đơng về số lượng, cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phân bố, đủ khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [39, tr241].

Để đội ngũ trí thức nước ta phát triển nhanh về số lượng và chất lượng thì trước hết Nhà nước cần tăng cường hơn nữa đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo. Cần tạo ra bước chuyển mới về chất đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo, làm cho giáo dục - đào tạo nước ta phát triển

theo hướng hiện đại, dân chủ hoá, xã hội hoá, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai, làm cho nền giáo dục Việt Nam thực sự trở thành nền tảng và động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải phấn đấu đưa giáo dục thực sự trở về vị trí cao quý nhất trong tất cả các ngành trong xã hội, xứng đáng kỳ vọng và niềm tin của xã hội. Bên cạnh đó, cần phải thấm nhuần quan điểm của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chăm lo cho sự nghiệp giáo dục chính là chăm lo cho thế hệ trẻ, vun đắp cho tương lai của đất nước, ươm trồng “ngun khí của quốc gia”. Do đó, để tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng của đội ngũ trí thức thì cần phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Trong những năm gần đây, kinh tế tri thức đã trở thành hiện thực ở một số quốc gia phát triển và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhiều nước giàu và kể cả những nước nghèo trong chiến lược phát triển đất nước đều đặt trí thức và nhân tài vào vị trí hết sức quan trọng trong xã hội, bởi nó có quan hệ mật thiết đến sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, đi đơi với phát triển về số lượng cần phải đảm bảo về chất lượng của đội ngũ trí thức, nó được biểu hiện thơng qua trình độ chun mơn, nghiệp vụ; những phẩm chất chính trị, đạo đức; kinh nghiệm hoạt động trong thực tiễn và khả năng quản lý điều hành. Chất lượng của đội ngũ trí thức cịn biểu hiện ở tính hợp lý về cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, giới tính, dân tộc, vùng miền, về trình độ đào tạo đáp ứng sự phát triển đồng bộ, cân bằng trong toàn quốc, từng vùng miền, từng lĩnh vực, từng loại công việc, từng thời kỳ phát triển của đất nước. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức cần chú ý đến tính đồng bộ, tồn diện, đồng thời phải chú ý đến tính trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn phát triển xã hội. Sự hợp lý về cơ cấu của đội ngũ trí thức sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm sự phát triển đất nước theo hai tốc độ, một tốc độ nhanh đi vào các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, tiếp cận với kinh tế tri thức, một tốc độ bình thường giải quyết hài

hồ phù hợp với trình độ và khả năng của nguồn nhân lực trong một cấu trúc nhiều hình thái kinh tế đa dạng, phát triển không đồng đều đang tồn tại ở nước ta hiện nay.

Sự hợp lý về cơ cấu của trí thức thể hiện trước hết là về cơ cấu trình độ. Trong mỗi ngành tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội và đặc điểm của mỗi ngành nghề mà đề ra những yêu cầu về các cấp trình độ khác nhau sao cho phát huy hết khả năng làm việc của mỗi người và của tập thể.

Thứ hai, là sự hợp lý về cơ cấu độ tuổi. Điều đó có nghĩa là trong mỗi cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ cần có sự cân đối ở nhiều độ tuổi để bảo đảm sự kế thừa liên tục, không bị hẫng hụt. Mặt khác, sự kết hợp giữa các độ tuổi sẽ tạo nên sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cán bộ lớn tuổi có kinh nghiệm dìu dắt cán bộ trẻ, giúp cán bộ trẻ phát huy tính năng động sáng tạo, mạnh dạn đảm nhận các công việc quan trọng.

Thứ ba, trong quá trình phát triển cần hết sức chú ý đến sự hợp lý của cơ cấu trí thức ở các ngành nghề. Căn cứ vào thế mạnh và nhu cầu phát triển ở mỗi khu vực, mỗi địa phương mà ưu tiên phát triển ngành nghề phù hợp, tránh tình trạng trăm hoa đua nở, địa phương nào cũng có cơ cấu ngành nghề như nhau sẽ gây ra sự chồng chéo lãng phí, sản phẩm làm ra khơng có nơi tiêu thụ dẫn đến đất nước bị phân tán nguồn lực, cản trở sự phát triển lẫn nhau.

Thứ tư, nhìn tổng thể sự phát triển của một quốc gia, chúng ta còn phải đặc biệt chú ý đến sự hợp lý của cơ cấu trí thức giữa các vùng, miền, dân tộc. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần tránh tình trạng phân bố trí thức q chênh lệch giữa các vùng miền, dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, vùng này phát triển quá hiện đại, vùng khác lại quá tụt hậu.

Nói tóm lại, mọi sự chênh lệch, bất hợp l ý đều dẫn đến mất ổn định, khơng tốt. Chính vì vậy, cần hết sức quan tâm đến sự phát triển hài hồ, tồn diện của trí thức trên tất cả các phương diện, trên phạm vi địa phương cũng

như toàn quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 79 - 83)