- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
3.2.2. Nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng giáo dục đào tạo tiền đề quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức
tiền đề quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức
Bất cứ một trí thức nào dù tài giỏi đến mấy cũng từ nhân dân mà ra, xuất thân từ một giai cấp, tầng lớp nhất định, được nuôi dưỡng bằng nguồn văn hoá dân tộc cùng với nguồn sữa mẹ. Dù ra đời trong một hoàn cảnh và mơi trường thuận lợi như thế nào thì người ta sinh ra cũng khơng thể tự nhiên trở thành người trí thức. Để trở thành người trí thức, bất cứ ai cũng phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện trên ghế nhà trường và ngoài xã hội. Nhờ việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, con người được tích luỹ dần dần những kiến thức về văn hố và chun mơn, về nghiệp vụ và cả về nhân cách, đạo đức, lối sống, tạo cho họ có ý chí lập thân và lập nghiệp. Từ cơ sở ban đầu đó, người trí thức xác định vị trí của mình trong cuộc sống theo hướng chuyên môn mà họ được giáo dục, đào tạo. Đối với một dân tộc thì sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí cho tồn dân có vai trị quyết định trong việc hình thành và phát triển đội ngũ trí thức. Chính giáo dục, đào tạo là nơi chuẩn bị cho lớp trẻ trở thành nguồn lực ưu tú của dân tộc, là nguồn đào tạo những trí thức tương lai. Từ đó, có thể khẳng định, khơng một trí thức nào khơng qua q trình giáo dục, đào tạo. Nhờ giáo dục, đào tạo, mặt bằng dân trí của toàn dân tộc được nâng cao, từ mặt bằng dân trí ấy, sẽ xuất hiện những đỉnh cao trí tuệ, những nhân tài, tạo nên những trí thức gắn bó với dân tộc, với nhân dân.
Do đó, để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức nước ta thì tất yếu phải nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Để làm được điều này, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết những yêu cầu sau:
và tài lực, trong đó có tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng cần nhận thức rõ đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư khôn ngoan nhất. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản l ý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục theo hướng tăng khả năng thu hút các nguồn lực tài chính cho giáo dục. Trong thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo lên mức trên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Hầu hết các nước phát triển đều dành từ 18- 20% tổng chi ngân sách, thậm chí có nước gần 30% (Hàn Quốc 28,2%) cho giáo dục.
- Đa dạng hố các loại hình đào tạo: chính quy tập trung, chính quy khơng tập trung, hệ vừa học vừa làm, từ xa; liên kết giữa các trường đại học trong và ngoài nước… Việc đào tạo ở nước ngoài từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải được quản lý chặt chẽ và hướng vào những ngành mà ta đang có nhu cầu cấp bách như cơng nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, viễn thơng… Bên cạnh đó, cần mở rộng loại hình đào tạo tại chỗ như mời chuyên gia đầu ngành của các nước đến làm việc hoặc báo cáo ở các cơ sở đào tạo trong nước. Đó là cách làm hiệu quả góp phần hình thành đội ngũ trí thức có chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Cách làm này cũng phù hợp hơn việc thi đua nâng cấp các cơ sở đào tạo lên “đẳng cấp quốc tế” nhưng khơng thực sự có chất lượng vì khơng có đủ các nguồn lực cần thiết và tương ứng.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, đào tạo lại, tránh chồng chéo, trùng lặp nội dung ở các cấp đào tạo, nội dung đào tạo phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế. Tiếp tục hồn thiện chương trình
khung của các cấp học để vừa đảm bảo tính hệ thống, lơgic của tồn bộ nội dung học từ tiểu học đến sau đại học, vừa nhanh chóng hội nhập với chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới. Trước hết cần xem xét, cân đối lại chương trình các môn học cơ bản và chuyên ngành của chương trình cử nhân theo hướng tăng thời gian lý thuyết và thực hành của các môn chuyên ngành. Tiếp theo, cần sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình sau đại học, tránh tình trạng trùng lặp không cần thiết, không chỉ tốn tiền của và thời gian của người học mà cịn gây lãng phí rất lớn ngân sách của quốc gia.
- Đổi mới phương pháp, cách thức dạy và học: lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành. Hầu hết các trường đào tạo đều từng bước áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và có kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận giảng viên ngại thay đổi. Hơn nữa, có nơi chỉ làm theo phong trào, sau đó lại tiếp tục phương pháp thuyết trình truyền thống do đầu tư trang thiết bị phục vụ phương pháp giảng dạy tích cực không đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tế.
- Đổi mới cơ cấu đào tạo các ngành nghề, cấp học. Hầu hết các nhà quản lý đều nhận thức được mơ hình đào tạo từ bậc tiểu học đến sau đại học theo hình chóp, điều đó là một tất yếu. Tuy nhiên, việc cân đối chỉ tiêu tuyển sinh đại học, sau đại học hàng năm chưa thực sự khoa học. Đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ là cần thiết nhưng trong điều kiện hiện nay, nước ta đang cần rất nhiều cơng nhân lành nghề. Vì vậy, cần tăng chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm, đồng thời tổ chức định hướng phân luồng cho học sinh trước khi tốt nghiệp lớp 12. Làm tốt được nội dung này, chúng ta có thể tiết kiệm được kinh phí để đào tạo được nhiều chuyên gia, nhiều trí thức giỏi ở bậc học cao hơn.
- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên cho các cấp học từ tiểu học đến sau đại học, đặc biệt là giảng viên của các trường đại học, viện nghiên cứu trọng điểm quốc gia. Đội ngũ giảng viên, giáo viên này có tầm quan trọng đặc biệt để tạo nên các thế hệ trí thức khơng chỉ giỏi chun mơn,
nghiệp vụ mà cịn có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc. Do đó, hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các nhà trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ giảng viên, giáo viên của từng đơn vị, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy tính tích cực, tự giác học tập, tự rèn luyện của đội ngũ trí thức.