Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 79)

- Đội ngũ trí thức nước ta có những mặt yếu như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

2.2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Thứ nhất, phải sớm khắc phục tình trạng bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố đội ngũ trí thức.

Như đã trình bày ở phần trên thì trí thức tinh hoa, hiền tài ở nước ta cịn q ít, chun gia đầu ngành còn thiếu, đội ngũ kế cận hẫng hụt. Việc tạo ra một lực lượng lao động có tri thức, trình độ và tay nghề cao là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Tính đến giữa năm 2007, nước ta có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Với một số lượng người lao động có trình độ cao

cịn thấp như vậy trong tổng số người lao động, không biết đến bao giờ nước ta mới có thể thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với thực trạng như vậy, chúng ta khơng những khó có thể rút ngắn, mà cịn có thể tụt hậu về kinh tế ngày càng xa, khoảng cách trình độ phát triển ngày càng giãn rộng ra so với ngay cả các nước trong khu vực.

Đội ngũ trí thức Việt Nam chẳng những ít về số lượng trong tổng số người lao động mà năng lực, trình độ thực sự của họ cũng đang đặt thành vấn đề. Những yếu kém, bất cập về năng lực, trình độ , thực hành , quản l ý... làm cho nhiều trí thức dù có thể rất có ý thức, rất giàu tâm huyết và yêu nước cũng trở nên lúng túng, bị động, bế tắc trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đó là chưa nói đến một số lượng khơng ít những người có bằng cấp cao nhưng thực tế lại tỏ ra hồn tồn bất tài và thối hóa về phẩm chất, đạo đức và lối sống, vậy mà họ lại nắm giữ những cương vị lãnh đạo, quản l ý cao trong xã hội ta. Do đó, đi đơi với tăng cường về số lượng thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ trí thức cũng là vấn đề cấp bách. Tình trạng các trường đại học đang đua nhau mở rộng cánh cửa đào tạo bằng mọi hình thức mà ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả xã hội của đào tạo, dẫn tới tình trạng loạn văn bằng đang là nguy cơ trực tiếp làm giảm chất lượng đội ngũ trí thức.

Về cơ cấu và phân bố đội ngũ trí thức Việt Nam cịn nhiều bất hợp l ý và bất cập trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta và đang đặt ra những vấn đề lớn về hiệu quả của công tác cán bộ, hiệu quả của vấn đề sử dụng “chất xám”, vấn đề khai thác tiềm năng, tiềm lực, trình độ của lực lượng lao động. Cơ chế thị trường một mặt làm cho nhiều cử nhân, thạc sĩ tìm được việc làm xứng đáng phù hợp với chuyên môn được đào tạo, tiền lương cao, địa bàn và môi trường làm việc thuận lợi nhưng mặt khác, làm cho một số lượng lớn sinh viên hoặc khơng tìm được việc làm, hoặc buộc phải làm việc khơng phù hợp với chun mơn hoặc có việc làm khơng phải do có tài, mà do cha mẹ có tiền, quyền và sự quen biết.

Thứ hai, phải nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức theo hướng trọng dụng trí thức, quý trọng nhân tài; cải thiện môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức để họ có thể thực hiện tốt nhất hoạt động sáng tạo của mình.

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách chủ trương mới nhằm xây dựng và phát huy vai trị của trí thức, các chính sách đó đã đi vào cuộc sống thúc đẩy sự lớn mạnh và đóng góp của họ cho cơng cuộc đổi mới đất nước. Tuy vậy, vẫn cịn có nhiều chủ trương, chính sách chưa được cụ thể hóa, chưa xác thực để tạo thành một động lực mạnh mẽ phát triển đội ngũ trí thức trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sách khai thác, sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức và những người tài chưa thật rõ ràng, đồng bộ , không hợp l ý và không đủ để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện làm việc. Bởi vậy, nhiều người có tài lại thường vươn lên rất khó khăn, dẫn đến một bộ phận thối chí, ít hy vọng thay đổi hồn cảnh. Một bộ phận trí thức có trình độ chun mơn cao đã lựa chọn việc phục vụ các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ nước ngoài để phát huy tối đa năng lực cơng tác. Việc đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học vừa ít, vừa chia xẻ manh mún, phương thức quản lý lạc hậu, bất cập, quá câu lệ vào những thủ tục rối rắm , không chú ý khuyến khích hiệu quả. Những chính sách và cơ chế quản lý hoạt động khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng đã lạc hậu, chậm đổi mới.

Những hạn chế trong việc khai thác, sử dụng và đãi ngộ trí thức dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên được đào tạo ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp không về nước làm việc, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước không muốn trở về phục vụ tại q hương. Một số người có trình độ chun mơn cao, có khả năng sử dụng ngoại ngữ đã bỏ việc tại các cơ quan nhà nước để đi tìm việc làm tại các cơ sở nước ngồi hoặc tư nhân, có thu nhập cao và phương thức quản lý hiện đại. Khá nhiều trí thức làm việc trái ngành nghề đào

tạo. Nhiều hoạt động của các viện nghiên cứu xa rời thực tế, ít gắn bó với nhu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội và các yêu cầu thực chất của cuộc sống. Do đó, trước mắt Đảng và Nhà nước cần đặc biệt chú trọng tới chính sách trong q trình khai thác, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức theo hướng trọng dụng trí thức, qu ý trọng nhân tài. Từ đó, làm cho mọi trí thức hào hứng phấn khởi, tự nguyện tập trung sức lực, tâm huyết và trí tuệ vào cơng việc phát triển đất nước, phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, năng lực nội sinh của mỗi cá nhân, của tập thể và cả đội ngũ trí thức với mục đích cao nhất là cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, vấn đề đặt ra là để sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thành cơng là phải có cơ chế, chính sách, chế độ tuyển dụng , phân cơng, bố trí và sử dụng hợp l ý, hiệu quả lực lượng lao động có trình độ, nhất là lao động trẻ để đội ngũ này phát huy tốt những kiến thức, tri thức được đào tạo, cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Bên cạnh việc phải nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức thì cần phải cải thiện mơi trường, điều kiện, phương tiện làm việc cho đội ngũ trí thức để họ có thể thực hiện tốt nhất hoạt động sáng tạo của mình. Mơi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức nhìn chung cịn thiếu, chưa thuận lợi và chưa đáp ứng nhu cầu làm việc của họ, nhất là đối với đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên,... Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu khoa học - kỹ thuật khơng có điều kiện và mơi trường (thí nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng, sản xuất thử...) để đưa kết quả nghiên cứu, phát minh, sáng chế của mình vào thực tiễn cuộc sống. Các nhà khoa học xã hội và nhân văn nếu không phải là nhà lãnh đạo thì rất ít được đi nước ngồi nghiên cứu thực tiễn đời sống chính trị - xã hội của các nước khác nhau trên thế giới, ngay cả đi thực tế trong nước cũng rất ít lúc được đi bằng kinh phí cơ quan, nếu muốn đi thì phải bỏ tiền túi vốn rất eo hẹp. Đây là một trong những nguyên nhân làm

cho lý luận trở nên xơ cứng, giáo điều, xa lạ với cuộc sống hiện thực nên không đi được vào lịng người. Đó là chưa nói đến điều kiện ăn, ở, nơi làm việc, điều kiện đi lại, giao tiếp và nhiều thứ khác cho hoạt động bình thường của người lao động trí óc. Mỗi loại trí thức thường có những nhu cầu khác nhau về điều kiện làm việc. Vấn đề đặt ra là phải quan tâm đến nhiều mặt của cuộc sống người trí thức chứ khơng chỉ có chế độ lương và những điều luật quy định về các quyền của lao động trí óc trên văn bản pháp quy. Thậm chí, đối với những trí thức có tài, Nhà nước cần có chế độ ưu tiên, ưu đãi đặc biệt nhằm đảm bảo cho họ toàn tâm, toàn ý lo nghĩ đến những sáng tạo khoa học mà họ đang trăn trở, tìm tịi, khám phá. Do đó, cần phải cải thiện mơi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức để họ có thể thực hiện tốt nhất hoạt động sáng tạo của mình.

Thứ ba, phải nghiêm túc khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực trí

tuệ; chưa thực sự quan tâm đến cơng tác phát hiện, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ tơn vinh nhân tài.

Tình trạng lãng phí nguồn lực trí tuệ ở nước ta thể hiện là chúng ta đã không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng chun mơn đào tạo của trí thức, các cơng trình nghiên cứu khoa học nhiều khi khơng được ứng dụng vào thực tiễn... Một hiện tượng đáng lưu tâm đó là sự lãng phí chất xám được biểu hiện ở nhiều trí thức làm việc trái với nghề đào tạo điều này không chỉ gây trở ngại trong công việc chung mà nhiều khi gây những hậu quả nghiêm trọng do không hiểu biết chun mơn. Nhiều trí thức được đào tạo ra khơng có việc làm hoặc khơng đủ việc làm. Nhiều cán bộ khoa học, sinh viên giỏi được đào tạo từ nước ngồi về cũng khơng bố trí được việc làm, do khi đào tạo họ được đào tạo những chuyên ngành hẹp, nhưng ở nước ta chưa thể sử dụng (mặc dù đó là những trí thức khoa học tiên tiến), nên họ khơng có mơi trường cơng tác, không sử dụng được những kiến thức đã học mà phải đi làm những việc trái với chuyên ngành mà mình được đào tạo.

Bên cạnh đó, các cơ quan nghiên cứu khoa học, do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài làm cho hoạt động ở các cơ quan này gần như hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Các cán bộ khoa học ở đó làm việc cầm chừng, thụ động, trơng chờ kế hoạch của cấp trên. Do vậy, ở họ mất dần khả năng sáng tạo, năng động, làm việc không hết khả năng của mình, thậm chí làm thui chột tiềm năng, trí tuệ của họ. Mặt khác, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học không xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan, từ khả năng của cán bộ mà do chạy theo thành tích hay kế hoạch, do đó khơng phát huy được tiềm năng khoa học của nhiều trí thức. Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học với sự đầu tư công sức lớn đã không sử dụng được, nhiều đề tài nghiên cứu dang dở do khơng thành cơng vì khơng lựa chọn kỹ, hoặc khơng đủ kinh phí để thực hiện, nhiều cơng trình khoa học được đánh giá cao nhưng khi đưa vào vận dụng, ứng dụng thì lại bị lạc hậu với thực tiễn. Chính những điều đó làm giảm sút nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và gây nên sự lãng phí lớn. Trong thực tế chúng ta thiếu những cán bộ có trình độ cao thì một số trí thức có học hàm, học vị là chuyên gia giỏi, lại được bố trí làm cán bộ quản l ý, do bận rộn công tác quản lý, nhiều người trong số họ khơng cịn thời gian nghiên cứu chuyên môn. Do vậy, sau vài năm họ bị mai một về năng lực chuyên môn, kiến thức trở thành lạc hậu với tri thức khoa học đang phát triển nhanh như vũ bão.

Một thực tế đáng buồn đang diễn ra trong các cơ quan nhà nước hiện nay đó là quy chế bổ nhiệm cán bộ cịn nặng về thâm niên cơng tác hơn là tài năng. Điều này, sẽ gây ra tình trạng lãng phí trong sử dụng nhân tài. Nhân tài đặt khơng đúng vị trí, khơng khơi dậy được tố chất, khơng phát huy được sở trường... thì khó có thể phát huy năng lực tiềm ẩn của mình. Đứng trên khía cạnh khác, muốn sử dụng nhân tài một cách có hiệu quả, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân tài. Cạnh tranh lành mạnh sẽ chống lại khuynh hướng bình quân chủ nghĩa, kích thích tinh thần tiến thủ,

tính sáng tạo,... Nói tóm lại, cần phải nghiêm túc khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực trí tuệ.

Về cơng tác phát hiện và tuyển dụng nhân tài ở nước ta hiện nay, không thể phủ nhận rằng, trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực trong sự nghiệp phát triển nhân tài. Nhưng, điều đó vẫn chưa đủ để khơi dậy nguồn lực nhân tài ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Nguồn gốc căn nguyên của vấn đề chính là ở chỗ chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể về nhân tài. Có thể khẳng định, chúng ta đã quan tâm công tác phát hiện nhân tài. Điều này thể hiện qua công tác phát hiện học sinh năng khiếu ở bậc phổ thông và được kiểm nghiệm thông qua kết quả các cuộc thi quốc gia, Olympic quốc tế, Việt Nam đều giành được những giải thưởng cao. Song, mặt yếu của chúng ta chính là ở khâu tuyển chọn nguồn nhân lực tài năng.

Phát hiện, tuyển chọn được người tài là một việc khó, nhưng đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và phát huy họ ra sao cịn khó và quan trọng hơn. Lâu nay, công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua hệ thống trường chuyên, lớp chọn của chúng ta đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. Song, vẫn tồn tại khơng ít những hạn chế được thể hiện qua các khâu: nội dung chương trình đào tạo chưa xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới; phân bố thời lượng chương trình chưa hợp l‎ý, học sinh khó có thể phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, kỹ năng thực hành; chưa thực sự hiện đại hóa phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”; chất lượng giáo viên chưa đồng đều, chậm đổi mới; trang thiết bị dạy học cịn lạc hậu,... Chính những bất cập này đã khiến công tác bồi dưỡng nhân tài của chúng ta chưa thật sự đạt hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, việc bồi dưỡng nhân tài của ta cịn mang nặng tính “thời vụ”, “luyện gà chọi”, thủ thuật hơn là tính tồn diện. Trên thực tế, khơng ít học sinh, sinh viên của chúng ta đạt các giải thưởng quốc tế, nhưng

khi ra nước ngồi học tập thì lại khơng giành được thành tích học tập tốt bằng học sinh, sinh viên nước bạn. Thậm chí trong số những học sinh, sinh viên giỏi đó, sau này có rất ít người trở thành những người thực sự giỏi. Thật là một nghịch lý khi nhiều người có trình độ học vấn cao được đào tạo bài bản ở nước ngoài, hay các thủ khoa lại khó kiếm được việc làm tại các cơ quan có uy tín của nhà nước; trong khi các cơng ty, doanh nghiệp nước ngồi lại sẵn sàng chào đón họ. Phải chăng “chủ nghĩa thân hữu” đang là một vật cản khó xoay chuyển? Trên thực tế, vấn đề đặt ra cho việc sử dụng nhân tài là ở chỗ, đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn mới về quy chế bổ nhiệm cán bộ, cần có cơ chế khen thưởng thích đáng đối với cơng tác phát hiện nhân tài, cũng như xử l‎ý nghiêm khắc đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về vấn đề tôn vinh và đãi ngộ nhân tài, đây có thể xem là khâu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 79)