7. Kết cấu của luận văn
2.1. Yêu cầu mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trƣơng mới của
của Đảng bộ
2.1.1. Yêu cầu mới đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên
Trong suốt quá trình đổi mới bắt đầu từ năm 1986 năm 2014, Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt coi trong việc bố trí lại cơ cấu kinh tế, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Tƣ tƣởng chiến lƣợc quan trọng nhất của Đảng là xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, từng bƣớc đƣa nền kinh tế nƣớc ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Sau 15 năm tiến hành đổi mới ( 1986 – 2000), nền kinh tế Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều phƣơng diện, nền kinh tế tăng trƣởng khá. Nƣớc ta đã bƣớc đầu ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, lạm phát đƣợc khắc phục, lƣơng thực, thực phẩm đƣợc đảm bảo, việc sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phù hợp.Q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đƣợc Đảng ta chú trọng nhƣ là một điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta chủ trƣơng mở rộng hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nƣớc, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình. Để từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tăng cƣờng thu hút nguồn vốn từ nƣớc ngoài phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, Đảng ta chủ trƣơng khai thơng quan hệ giữa các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế nhƣ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).., mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trƣớc hết ở châu Á - Thái Bình Dƣơng. Một trong những biện pháp quan trọng là "Chúng ta cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liên doanh với nƣớc
ngồi, có nhiều hình thức thích hợp để tận dụng mọi nguồn vốn đầu tƣ, chú trọng phát triển các quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới" trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, với tầm nhìn chiến lƣợc, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết 04 của Ban chấp hành TW khố VIII đã nêu rõ: “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế”, “tiến hành khẩn trƣơng, vững chắc việc đàm phán hiệp định thƣơng mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA"[ 49, tr.10]
Bƣớc sang thế kỷ XXI, huyện Phổ Yên cũng nhƣ toàn tỉnh Thái Nguyên và nƣớc đều đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới.
Khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế là xu hƣớng tất yếu khách quan. Xu hƣớng này có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của mọi nƣớc trên thế giới. Nó đặt ra cho các nƣớc đang phát triển nhiều thách thức hơn là thời cơ, nhƣng khơng nƣớc nào có thể đứng ngồi xu hƣớng đó. Nhiều nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận: Những nƣớc đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhƣng đứng ngồi cịn khó khăn hơn. Nƣớc nào có chiến lƣợc và các chính sách phù hợp sẽ tranh thủ đƣợc mặt tích cực và hạn chế đƣợc mặt tiêu cực của xu hƣớng trên để phát triển nhanh và bền vững.
Việt Nam rất chủ động, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến năm 2014, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức quốc tế, có quan hệ ngoại giao với 170 nƣớc, quan hệ buôn bán với 190 nƣớc và vùng lãnh thổ.
Trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) đã nêu rõ quan điểm của Đảng: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ mơi trƣờng". Đây là một chủ trƣơng lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nƣớc ta. Theo quan điểm này chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế là một q trình mà trọng
tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để kết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngồi, mở rộng khơng gian và mơi trƣờng để phát triển, nâng cao thế và lực của nƣớc ta trong quan hệ kinh tế quốc tế.[51, tr.8]
Bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, 2006 – 2010, Đảng ta chủ trƣơng: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp, ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và tăng cƣờng quốc phòng an ninh” [ 58, tr.7].
Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhất là những năm 2006 – 2014 đất nƣớc đang tiếp tục có sự chuyển mình rõ rệt. Kinh tế - xã hội đều có những thay đổi to lớn. Trong khi hội nhập kinh tế quốc tế sôi động, nhiều cơ hội nhƣng cũng nhiều rủi ro, thách thức địi hỏi những nhà hoạch định chính sách phải có chiến lƣợc phù hợp với điều kiện mới. Đảng cũng chỉ ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 là bƣớc rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc 10 năm 2001 – 2010 nhằm: Tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch mạnh CCKT theo hƣớng cân đối và hiện đại, mở rộng kinh tế đối ngoại, hình thành một bƣớc quan trọng thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi, nằm trên trục phát triển kinh tế chung của tỉnh. Có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng sắt chạy qua, có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Sau nhiều năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Phổ Yên đã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phƣơng, thu đƣợc những thắng lợi và tồn diện. Nhiều chủ trƣơng, chính sách mới đƣợc ban hành.
Bên cạnh những điều kiện sẵn có của địa phƣơng, huyện Phổ Yên còn tập trung mọi nguồn lực để kêu gọi, thu hút đầu tƣ, tập trung đầu tƣ xây dựng, phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hƣớng hiện đại và đồng bộ. Nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đầu tƣ lớn hàng tỷ USD đã đƣợc cấp phép đầu tƣ. Trong giai đoạn mới cùng với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, sự đóng góp của nhân dân cùng với sự nhạy bén nắm bắt tình hình của các cấp ủy Đảng, chính quyền bộ mặt của huyện Phổ Yên sẽ có nhiều khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣơng CNH – HĐH nhất định sẽ thắng lợi.
Bên cạnh những thuận lợi đã và đang mang đến cho Phổ Yên nhiều cơ hội thì vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn, do nền kinh tế huyện có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện cịn có những mặt chƣa vững chắc. Cơ sở vật chất còn thiếu và yếu, hạ tầng kinh tế tuy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng chƣa đồng bộ, nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng chƣa đƣợc khai thác hiệu quả. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch song tƣơng đối chậm, nơng - lâm nghiệp - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong nơng nghiệp chƣa hình thành đƣợc những vùng chun canh có quy mơ lớn, nơng sản hàng hóa ra thiếu sức cạnh tranh trên thị trƣờng, chủ yếu thị trƣờng vẫn ở trong huyện và một vài thị trƣờng lân cận, sản xuất công nghiêp - thủ cơng nghiệp và nghành nghề nơng thơn cịn lẻ tẻ, phân tán, quy mơ nhỏ, trình độ thấp, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động cịn gặp rất nhiều khó khăn. Một số hợp tác xã đã đƣợc thành lập nhƣng hoạt động khơng có hiệu quả. Lực lƣợng lao động tuy dồi dào, năng lực tốt nhƣng trình độ chun mơn cịn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới và tƣơng lai. Tình trạng lao động cịn mất cân đối và hiệu quả sử dụng lao động chƣa đƣợc khai thác.
Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy và cán bộ đảng viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, sự tác động của cơ chế thị trƣờng và những vấn đề xã hội bức xúc đang là những thách thức đặt ra cho Đảng bộ huyện Phổ Yên cần có sự lãnh đạo khách quan, sáng suốt để giải quyết.
2.1.2 Chủ trương mới của Đảng bộ
Trong những năm 2001 – 2005. Vận dụng chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005, và chiến lƣợc phát triển 10 năm 2005 – 2015.
Đại hội cũng đề ra những chủ trƣơng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó Đại hội xác định: “ Nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trọng tâm là chuyển dịch trong cơ cấu nghành theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa lớn, tăng nhanh tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế và hàm lƣợng công nghệ trong sản phẩm” [37, tr.21].
Những chủ trƣơng và giải pháp về chuyển dịch CCKT của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là cơ sở quan trọng để Đảng bộ huyện Phổ Yên hoạch định chủ trƣơng, đề ra nhiệm vụ và giải pháp để chuyển dịch CCKT của huyện.
Từ những thành tựu đạt đƣợc sau 15 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXV của Đảng bộ huyện đề ra, để tiếp tục đƣa công cuộc phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVI đƣợc tiến hành (11-2000). Đại hội xác định: “ Phát huy cao độ những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt đƣợc, huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, chăm lo sự nghiệp phát triển khoa học cơng nghệ, giáo dục, y tế. Tăng cƣờng đồn kết giữ vững kỷ cƣơng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” [4, tr.16]
Đại hội cũng khẳng định: “ Tiếp tục xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, đồng thời tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2005 có cơ cấu kinh tế cân đối” [4, tr.16]
Căn cứ vào kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005 là: Tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 10%, cơ cấu kinh tế: nông – lâm – thủy sản là 53%, công nghiệp và xây dựng là 25%, dịch vụ là 22%, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
tăng trung bình từ 10 – 15%, tổng sản lƣợng lƣơng thực đến năm 2005 đạt 46.000 tấn, diện tích chè đạt 1.300 ha, cây ăn quả đạt 1.700 ha. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 350 USD. [4. tr.16-17]
Đại hội đề ra những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế sau:
1. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghệp, dịch vụ theo hƣớng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phù hợp với tiềm năng của huyện.
2. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, huy động vốn đóng góp của nhân dân cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nƣớc đi đơi với khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, đẩy mạnh các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình.
4. Nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn lực con ngƣời, xây dựng đội ngũ lao động có chất lƣợng, có cơ cấu nghành nghề hợp lý và có trình độ tiếp thu công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất. [4, tr.18-19]
Đảng bộ huyện cũng đề ra định hƣớng và hệ thống các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp:Tập trung chủ yếu vào hƣớng chính là tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. Đảm bảo vững chắc mục tiêu an toàn lƣơng thực. Phấn đấu đƣa giá trị 1 ha đất ruộng đạt giá trị 18 – 20 triệu đồng, đất đồi rừng đƣợc đầu tƣ thâm canh đạt giá trị từ 30 – 35 triệu đồng. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, giải pháp quan trọng hàng đầu là tập trung khoanh vùng sản xuất, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng từng vùng của huyện.
Quy hoạch và phát triển vùng cây chè, cây ăn quả nhằm khai thác thế mạnh về kinh tế đồi rừng. Cải tạo và mở rộng diện tích chè, cây ăn quả. Chú ý đến việc tập trung đầu tƣ thâm canh tăng năng xuất chè vụ đơng, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nơng dân vay vốn trồng và chế biến chè, cây ăn quả. Đối với những vùng phân tán xây dựng cơ sở chế biến quy mô nhỏ, vùng tập trung là tốt khâu liên
doanh, liên kết để tiêu thụ sản sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2005 thực hiện cơ bản xong việc chuyển 2000 ha đất vƣờn tạp của các hộ gia đình đang trồng những cây có giá trị kinh tế thấp sang trồn những cây có giá trị kinh tế cao theo tinh thần Nghị quyết 10 của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ XXV về cải tạo vƣờn tạp. Tập trung khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng.
Để đẩy mạnh phát triển chăn ni theo hƣớng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở giữ vững ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò và đàn lợn. Đặc biệt là phát triển trồng trọt. Khuyến khích các hộ gia đình đầu tƣ vốn mở rộng chăn nuôi theo mô hình trang trại, chăn ni gà thả vƣờn, lợn hƣớng nạc, bị lai sind, tích cƣc áp mặt nƣớc, ruộng, ao, hồ, đạp để đẩy mạnh nuôi thả cá. Thực hiện tốt cơng tác phịng dịch bệnh vệ sinh thú ý, có chính sách ƣu tiên về đất đai, tiền vốn khuyến khích các