PHẦN 1 MỞ ĐẦU
8. Cấu trúc luận văn
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.4.7 Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm: “Xã hội học môi trường đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các nhóm xã hội, những tranh chấp giữa họ với nhau, hoặc giữa họ với cộng đồng dân cư trong việc tranh giành lợi thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường, từ đó dẫn đến những xung đột môi trường. Xung đột môi trường là một cách nói để chỉ sự xung đột giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc tranh giành lợi thế môi trường, xâm hại môi trường” [14;35-36].
“Tuy nhiên xã hội học không chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu xung đột xã hội mà còn nghiên cứu biện pháp điều hòa lợi ích giữa các nhóm trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trường” [14;36]. “Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường chính là sự điều hòa quyền lợi giữa các nhóm xã hội. Chính yếu tố này sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm việc sử dụng những biện pháp công nghệ phá hoại môi trường hoặc những biện pháp công nghệ thân thiện môi trường, vấn đề không chỉ là nhận thức của các nhóm. Về lý thuyết tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của những giải pháp công nghệ nào đó nhưng vì lợi ích riêng của họ họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên. Nếu không giải quyết một cách triệt để, căn bản những vấn đề này thì mọi biện pháp công nghệ cũng chỉ dừng lại trên các văn bản khuyến nghị không có ý nghĩa thực tế” [14;36].
Trong các biện pháp quản lý xung đột môi trường, xã hội học quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn ngừa nguy cơ hủy hoại môi trường. Theo Vũ Cao Đàm, về cơ bản có 5 biện pháp xử lý xung đột môi trường: Đối đầu, đối thoại, né tránh, nhượng bộ, thỏa hiệp, trong đó “đối thoại” là khả năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, tùy mỗi tình huống cụ thể mà các nhà quản lý môi trường và đương sự lựa chọn một cách giải quyết thích hợp. Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thỏa thuận đều phải dựa trên
chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường [14;36].
Sơ đồ nguyên tắc sử lý xung đột [14;36]:
Sơ đồ 1: Sơ đồ nguyên tắc xử lý xung đột xã hội [14;36].
Mọi đàm phán và thỏa thuận đều phải căn cứ vào chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chuẩn mực đó bao gồm những chuẩn mực về kỹ thuật và chuẩn mực về đạo đức.
Những nguyên tắc xử lý xung đột trên đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường.