PHẦN 1 MỞ ĐẦU
8. Cấu trúc luận văn
1.2 Hƣớng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường
Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách. Từ cách tiếp cận tổng hợp tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm: “Chính sách là tổng hợp biện pháp đã được thể chế hóa mà một
chủ đề quyền lực, hoặc chủ đề quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [17;26-27].
Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện và tài chính, các công cụ kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc các phương tiện truyền thông giáo dục nhận thức... Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động vào các nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách [11;42].
Tác động của các chính sách luôn tạo sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách, trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can. Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khác nhau với chính sách, có thể phản ứng, ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách [11;42-43].
1.2.2 Tiếp cận xã hội học
Trong tiếp cận xã hội học người ta quan tâm tới hành vi và thái độ của các nhóm xã hội:
Trước hết là mối quan hệ giữa con người, toàn bộc cộng đồng người trong quan hệ với môi trường sinh thái, trong việc tàn phá, bảo vệ môi trường [11;43].
Thứ hai là quan hệ giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc bảo vệ và tàn phá môi trường, sự tước đoạt lợi thế sử dụng tà nguyên của nhóm này trước nhóm khác được xem là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân xã hội của sự tàn phá môi trường [11;43].
Thứ ba, vai trò của các thiết chế xã hội, các chính phủ, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò này thể hiện thông qua quan hệ giữa
nhóm quản lý trước toàn xã hội trong việc bảo vệ môi trường, chống lại hành vi bảo vệ môi trường [11;43].
Áp dụng hướng tiếp cận này vào đề tài luận văn sẽ thấy dược mối quan hệ khăng khít giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường và xung đột môi trường, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
1.2.3 Lý thuyết về mô hình “tam giác” trong quản lý môi trường
Ngày nay cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công tác quản lý môi trường cũng đang chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “quả đấm” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, quy định) với các biện pháp kinh tế (các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu “tam giác” (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong quản lý bảo vệ môi trường [11;44].
Sơ đồ: Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác [11;45].
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện pháp
Chính phủ
(Các biện pháp kiểm soát hướng dẫn)
Thành phần gây ô nhiễm
Thị trƣờng
(Các biện pháp kinh tế mang tính thị trường)
Cộng đồng
kinh tế và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật [11;44].
Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng hay tất cả các thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. [11;45].
Trong mô hình quản lý mới này, mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa ba thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thật sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của cơ chế quản lý để họ có thể đưa ra những quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường [11;45].
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG GIỮA CÔNG TY
GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH