PHẦN 1 MỞ ĐẦU
8. Cấu trúc luận văn
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.5 Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm cơ bản của khoa học xã hội nói chung. Thuật ngữ cộng đồng chỉ một tập thể gồm những thành viên gắn bó với nhau bằng những giá trị chung.
Theo UNESCO: “Cộng đồng được hiểu là một tập hợp người cùng sống trong khu vực địa lý hoặc trong cùng một đơn vị hành chính có chung lợi ích, có các điều kiện tồn tại và hoạt động” [10;40-41].
Theo từ điển xã hội học thì: “Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn, cộng đồng yêu đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn” [15].
Theo quan niệm Macxit: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và hệ chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [27].
1.1.6 Khái niệm cộng đồng dân cư
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng dân cư:
Cộng đồng dân cư là nhiều người, nhiều nhà, nhiều gia đình, cá thể, nhóm cùng sống trong một khoảng không gian hoặc những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết với nhau cùng thực hiện lợi ích, nghĩa vụ [4;20].
Cộng đồng dân cư là những người cùng sinh sống trong một không gian địa lý nhất định như: Tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản… hoặc điểm dân cư tương tự [27].
Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện với sự ra đời của một quốc gia, dân tộc hay nói cách khác là của cả lịch sử loài người [27].
1.2 Hƣớng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường
Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách. Từ cách tiếp cận tổng hợp tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm: “Chính sách là tổng hợp biện pháp đã được thể chế hóa mà một
chủ đề quyền lực, hoặc chủ đề quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [17;26-27].
Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện và tài chính, các công cụ kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc các phương tiện truyền thông giáo dục nhận thức... Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động vào các nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách [11;42].
Tác động của các chính sách luôn tạo sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách, trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can. Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khác nhau với chính sách, có thể phản ứng, ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách [11;42-43].
1.2.2 Tiếp cận xã hội học
Trong tiếp cận xã hội học người ta quan tâm tới hành vi và thái độ của các nhóm xã hội:
Trước hết là mối quan hệ giữa con người, toàn bộc cộng đồng người trong quan hệ với môi trường sinh thái, trong việc tàn phá, bảo vệ môi trường [11;43].
Thứ hai là quan hệ giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc bảo vệ và tàn phá môi trường, sự tước đoạt lợi thế sử dụng tà nguyên của nhóm này trước nhóm khác được xem là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân xã hội của sự tàn phá môi trường [11;43].
Thứ ba, vai trò của các thiết chế xã hội, các chính phủ, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò này thể hiện thông qua quan hệ giữa
nhóm quản lý trước toàn xã hội trong việc bảo vệ môi trường, chống lại hành vi bảo vệ môi trường [11;43].
Áp dụng hướng tiếp cận này vào đề tài luận văn sẽ thấy dược mối quan hệ khăng khít giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường và xung đột môi trường, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
1.2.3 Lý thuyết về mô hình “tam giác” trong quản lý môi trường
Ngày nay cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công tác quản lý môi trường cũng đang chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “quả đấm” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, quy định) với các biện pháp kinh tế (các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu “tam giác” (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong quản lý bảo vệ môi trường [11;44].
Sơ đồ: Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác [11;45].
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện pháp
Chính phủ
(Các biện pháp kiểm soát hướng dẫn)
Thành phần gây ô nhiễm
Thị trƣờng
(Các biện pháp kinh tế mang tính thị trường)
Cộng đồng
kinh tế và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật [11;44].
Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng hay tất cả các thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. [11;45].
Trong mô hình quản lý mới này, mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa ba thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thật sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của cơ chế quản lý để họ có thể đưa ra những quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường [11;45].
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG GIỮA CÔNG TY
GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 3.582.4 km2. Phía Đông giáp với Hà Tây, Phía Đông Bắc giáp với Vĩnh Phúc, Phía Tây giáp với Sơn La, Phía Tây Bắc giáp với Yên Bái, Phía Nam giáp với Hòa Bình, phía Bắc giáp với Tuyên Quang. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông- Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc [27].
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Toàn tỉnh có 274 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường, 10 thị trấn, và 250 xã trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn. Dân số của tỉnh là 1.336.600 người, mật độ dân số là 37.8 người/ km2 (2009) [27].
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ tương đối hoàn chỉnh, hầu hết được nhựa hóa hoặc đổ bê tông, một số ít trong số đó thuộc các xã miền núi còn chưa được kiên cố hóa, đi lại gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thoát nước thải chưa được xử lý triệt để nhưng lại đổ ra sông, hồ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân [27].
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, là kinh đô Văn Lang- kinh đô đầu tiên của người Việt. Diện tích tự nhiên là 11.175.11 ha, có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị, dân số là 27.539 người (năm 2010). Việt Trì nằm ở vị trí chuyến tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng [27].
Công ty giấy Việt Trì được bắt đầu khởi công xây dựng vào thời điểm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, sau 3 năm xây dựng, ngày 19-5-1961 nhân kỷ niệm 71 năm ngày sinh của Bác Hồ, công ty đã cho ra đời những cuộn giấy đầu tiên [27].
Công ty giấy Việt Trì với công suất thiết kế 18.000 tấn/năm có thể coi là cơ sở đầu đàn của ngành giấy Việt Nam với sản phẩm chính là giấy in, giấy viết, giấy vẽ và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế chung của đất nước.
Cùng với đó, hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay của thành phố chủ yếu là do nước thải, khí thải, bụi của một số nhà máy thải ra. Có rất nhiều ý kiến cũng như những đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực thành phố. Sau khi nhận được các ý kiến phản ánh cũng như đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân, các ban, ngành liên quan cũng đã vào cuộc chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, nhà máy để xác định nguồn gây ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm tại khu vực này. Đồng thời đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng trên.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy, xí nghiệp có những chuyển biến, đơn thư khiếu nại của người dân đã giảm nhưng về lâu dài các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cần đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải, chất thải để hạn chế ô nhiễm đồng thời tuyên truyền vận động đến các cán bộ công nhân viên cũng như toàn thể công ty trên địa bàn cần đảm bảo được nhu cầu lợi ích của doanh nghiệp nhưng cũng phải
đảm bảo vấn đề môi trường về lâu dài để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cộng đồng dân cư xung quanh.
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh
Huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ là cơ sở sản xuất giấy của công ty giấy Bãi Bằng, là một huyện của tỉnh Phú Thọ. Huyện Phù Ninh có 15.637.32 ha diện tích đất tự nhiên. Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp với thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía Đông có tuyến sông Lô bao quanh là ranh giới với huyện Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc [27].
Theo số liệu năm 2009 huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 01 thị trấn, dân số là 91.816 người, mật độ dân số trung bình là 637 người/km2. Phù Ninh nằm trong vùng kinh tế động lực và trọng điểm của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì- Lâm Thao- Phù Ninh- thị xã Phú Thọ), là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, các nguyên liệu giấy, hình thành các cụm công nghiệp, các làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [27].
Trên địa bàn huyện còn có quốc lộ 2 chạy qua, đường liên tỉnh 323, 325B và tuyến đường thủy trên sông lô thuận tiện cho việc giao lưu, đi lại giữa các huyện trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh khác nhau.
Công ty giấy Bãi Bằng là công trình hữu nghị của Việt Nam và Thụy Điển được xây dựng vào năm 1974 và được khánh thành vào năm 1982. Vào ngày 31-8-1982 nhà máy đã sản xuất ra bằng chính nguyên liệu trong nước chấm dứt cơ bản sự đầu tư và mở ra một giai đoạn mới. Cũng trong năm này nhà máy đã sản xuất ra những cuộn giấy đầu tiên. Ngày 26/11/1982 trở thành một ngày đáng nhớ, nó kết thúc 8 năm xây dựng và mở ra một giai đoạn mới sau một thời gian dài dưới sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty với sự quan tâm của nhà nước và lòng hăng say của nhân viên, cán bộ công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể [27].
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu nằm ở khu vực công ty sản xuất giấy (thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh). Các đơn vị quản lý liên quan trên địa bàn cũng đã nhận được nhiều đơn thư tố cáo của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường như khí thải, khí bụi… do công ty thải ra. Nhưng do còn nhiều bất cập nhưng những đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tình trạng xung đột môi trường giữa công ty giấy với các cộng đồng dân cư xung quanh.
2.2 Khái quát về môi trƣờng sản xuất giấy và bột giấy
2.2.1 Khái quát quá trình sản xuất bột giấy và giấy
Ngành công nghiệp giấy chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, và thu hút được lượng lớn lao động của đất nước. Nó chiếm vị trí quan trọng hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta bởi ta có thể thấy có mặt trong hầu hết tất cả công việc hàng ngày cũng như trong các công sở. Vì vậy để ngành giấy phát triển song song với sự phát triển của đất nước đòi hỏi sự chung tay của tất cả các bên liên quan [6].
Việc sử dụng nguyên liệu trong ngành giấy đòi hỏi các công ty, nhà máy phải đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường, lượng nước thải của ngành giấy chiếm tỷ trọng lớn, nếu không có công nghệ xử lý chất thải sẽ kéo theo nhiều vấn đề đặt ra cho môi trường như làm ô nhiễm nguồn nước, lãng phí nguồn nước ngọt, việc xả thải bừa bãi ra môi trường cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ với cuộc sống sinh hoạt của con người. Hiện nay hầu hết các công ty, nhà máy chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải