Chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty Giấy Bãi Bằng, công ty Giấy Việt Trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 39)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

8. Cấu trúc luận văn

2.2 Khái quát về môi trƣờng sản xuất giấy và bột giấy

2.2.2.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn được hình thành ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Chất thải lâm nghiệp chứa chủ yếu là vỏ cây, mùn cưa, cành lá. Chất thải hữu cơ được tạo ra trong quá trình sản xuất. Tro, xỉ và các chất thải vô cơ khác thường đi vào đất. Giảm thiểu tác động môi trường và tối ưu hóa điểm thải là quan trọng để giảm chất thải phát sinh và tìm ra các phương thức sử dụng mới đối với các loại nguyên liệu còn thừa có thể sử dụng.

Chất thải còn được hình thành trong các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy như: quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, quá trình lưu giữ vận chuyển hóa chất, vật tư đầu vào.

“Lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao. Hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại” [9;2003].

- Các loại chất thải rắn phát sinh trong các công đoạn như: Phế liệu của quá trình xử lý nguyên liệu thô (mùn cưa, vỏ cây,cát đá…), sơ sợi rơi vãi từ quá trình sản xuất bột giấy và giấy, bùn từ hệ thống xử lý nước thải…[27]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty Giấy Bãi Bằng, công ty Giấy Việt Trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)