9. Kết cấu của Luận văn
1.3. Mt số nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình ây dựng nông thôn
1.3.1. h nt hách q un
1.3.1.1. Sự phát triển của toàn cầu hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá
Toàn cầu hoá là một xu thế vận động tất yếu trong thời đại hiện nay, Việt Nam khẳng định sự chủ động, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hoá một cách ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ. Tuy nhiên khi tham gia vào toàn cầu hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đất nước, chúng ta chấp nhận những thời cơ và thách thức mới. Việt Nam vẫn là quốc gia nông nghiệp, dân số chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn. Do đó, khi ta chủ trương tham gia toàn cầu hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là ảnh hưởng không nhỉ cả về tích cực và tiêu cực đối với toàn bộ đời sống của người dân nông thôn cả nước. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, nông nghiệp nước ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, bởi sẽ được tiếp cận thị trường nông sản của 150 nước thành viên WTO. Đồng thời, cũng tạo ra những thời cơ thu hút vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp. Đối với địa bàn nông thôn, khi tham gia toàn cầu hoá cũng sẽ có những cơ hội rất to lớn để thoát kh i tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển. Đó là, có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ; giao lưu với các nền văn hoá; tiếp cận với những nguồn tài trợ để phát triển kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo; tiếp cận với nguồn tài trợ nhân đạo của các tổ chức Liên hợp quốc và của các tổ chức phi chính phủ
21
quốc tế... Nhờ vậy, kinh tế nông thôn đã bước đầu khởi sắc, kinh tế hộ và kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, gia công, sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ đã được chú trọng phát triển, nhất là các làng nghề đã được khôi phục và phát huy. Bộ mặt kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội của nông thôn đã có những đổi thay đáng mừng, góp phần làm cho nông thôn được đô thị hoá, xích lại gần hơn với thành thị và thế giới. Đối với người nông dân, do tác động của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá, dưới tác động của động lực lợi ích kinh tế, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, đã có bước chuyển rất căn bản từ người nông dân tiểu nông sản xuất tự cấp, tự túc, bảo thủ, lạc hậu thành người nông dân năng động, sáng tạo trong sản xuất hàng hoá để hội nhập với thế giới. Người nông dân, nhất là những chủ trang trại và chủ doanh nghiệp nông dân đã được tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới, họ càng năng động, sáng tạo hơn trong sản xuất và kinh doanh. Nhất là sẽ học tập được những kinh nghiệm quý của nông dân nước khác, cũng như sẽ từng bước tôi luyện tinh thần sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, nhận biết được giá trị của thương hiệu, của xúc tiến thương mại, của luật pháp quốc tế... Tất nhiên, khi tham gia vào toàn cầu hoá, người nông dân cũng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn khi mua hàng hoá nông sản của các nước khác vừa phong phú về chủng loại, vừa có chất lượng cao và giá rẻ.
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước cũng có tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống của người dân nông thôn, nông nghiệp.do trình độ lực lượng sản xuất của nông nghiệp còn thấp, nhất là về công cụ sản xuất phần nhiều còn thô sơ, yếu tố khoa học - kỹ thuật của người nông dân và kết cấu hạ tầng nông nghiệp còn yếu, nên nông nghiệp còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, luôn chứa đựng nhiều rủi ro, bấp bênh về giá cả, thị trường tiêu thụ... Chất lượng về cây và giống còn rất thấp, Nhà nước chưa có chính sách phù hợp về hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, việc chuyển giao công nghệ, thành tựu khoa học - kỹ thuật từ các cơ sở nghiên cứu đến người nông dân còn nhiều bất cập.
22
Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn phổ biến, vì hiện nay trung bình mỗi hộ nông dân có khoảng từ 8 đến 10 thửa đất, mà thửa lớn nhất là 5000 m2, thửa nh nhất là 20 m2. Đây là một khó khăn, thách thức rất lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nói riêng từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá lớn. Đối với người nông dân và các chủ trang trại, các chủ doanh nghiệp nông dân hiện còn rất ít hiểu biết về những quy định, quy tắc, các chế tài pháp lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, còn thiếu thông tin về thị trường, về quyền sở hữu trí tuệ, về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về thương hiệu, nhãn mác sản phẩm... nhất là, thiếu thông tin kịp thời về sự bảo trợ nông nghiệp của các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ...
1.3.1.2. Cách mạng khoa học công nghệ, tin học
Những năm gần đây, kinh tế tri thức đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người, trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia, dân tộc. Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã có bước tiến nhảy vọt trong hơn 20 năm qua với sự bùng nổ của công nghệ cao, công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh quá trình chuyển từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên và máy móc sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào trí lực con người. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, các sản phẩm của lao động giản đơn giảm đi rất mạnh trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên.
Hiện nay, thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức. Sức mạnh tri thức không chỉ là của một số người chuyên sâu vào một số ngành hẹp nào đó của khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, mà tri thức của toàn xă hội, trong đó tri thức nghề nghiệp kết hợp với tay nghề cao của người trực tiếp sản xuất, tri thức tổng hợp kết hợp với nghệ thuật điều hành của người lãnh đạo quản lý
23
các cấp có vị trí hết sức trọng yếu. Nền kinh tế các nước phát triển ngày càng mang tính chất một nền kinh tế tri thức. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động kinh tế không chỉ là sản xuất và tái sản xuất mà còn là sáng tạo.
Với sự phát triển của kinh tế tri thức như trên mà trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và khoa học - kỹ thuật của người nông dân còn rất thấp, do năng lực tư duy kinh tế, tư duy pháp lý và năng lực pháp quyền còn nhiều hạn chế, do thất nghiệp, mất đất, bệnh tật, thiếu kinh nghiệm làm ăn, do còn chịu ảnh hưởng nhiều của tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, những thói quen tuỳ tiện, đại khái của phần lớn nông dân, nên nông dân vẫn là đối tượng khó tiếp cận được với những cơ hội để hội nhập có hiệu quả, thậm chí họ còn trở thành đối tượng dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi nhất khi nước ta tham gia toàn cầu hoá.
1.3.1.3. Tình hình kinh tế thế giới
Tình hình kinh tế thế giới có những tác động nhất định đến kinh tế nói chung và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta nói riêng, cụ thể:
Tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 có những diễn biến hết sức phức tạp và chịu tác động sâu sắc của các biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa, nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới l ng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Đông; giá các mặt hàng chiến lược tăng mạnh đang đe dọa đến an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các quốc gia; khủng hoảng năng lượng vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu; thị trường tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp, các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn. Tình hình thế giới đã ảnh hưởng không nh tới tình hình kinh tế, chính trị của riêng từng quốc gia: Nhiều nước đã phải thay đổi lại chính sách kinh tế.
24
Đối với Việt Nam, kinh tế Việt Nam đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra của năm 2010 (17/21 chỉ tiêu) đã tạo đà tăng trưởng cho những năm sau. Tuy nhiên, những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam: Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế do nguyên nhân nhập khẩu lạm phát từ thế giới, giá lương thực, thực phẩm tăng liên tục và nhất là quá trình tăng trưởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn; cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm; hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuất khẩu lao động. Tất cả điều trên đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình xây dựng nông thôn của nước ta hiện nay.
1.3.1.4. Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam
Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông.
Dân số: Theo kết quả điều tra, năm 2012 dân số Việt Nam là 88.772,9 nghìn người. Việt Nam là một nước đang phát triển, với số dân như trên được coi là nước đông dân, hơn 70% dân số sống tại nông thôn và làm nông nghiệp.
Nhiệt đ : Trung bình tại Việt Nam dao động từ 210c đến 270c và tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình cả nước là 250c. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới
25
80%. Do ảnh hưởng của gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán.
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không thuần nhất trên lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau r rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo từng vùng thấp tới cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.
Địa hình: Việt Nam đa dạng: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị núi đồi ngăn cách thành nhiều khu vực .
Sông ngòi: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
Đất đai, thực vật: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao; Việt
Nam có hệ thực vật phong phú đa dạng.
Với đặc điểm của các yếu tố tự nhiên như trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp nước ta mà cụ thể là Chương trình xây dựng nông mới hiện nay.