9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế ã hi của huyện Ba Vì
2.1.1. Đi u iện t nhiên
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao). Toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã đảo giữa sông Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 8/2008, thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C. Tổng lượng mưa là 1832,2 mm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200
C. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha chiếm 41,1% diện tích đất toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi 18.478 ha chiếm 58,9%.
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nh bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống.
Ba Vì có hệ thống đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội – Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Từ trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hoặc
42
ngược Trung Hà đi Tây Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc hoặc theo sông Đà đi Hòa Bình – cửa ng Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A, B,C, 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà...thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, các huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: Nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
2.1.2. nh h nh phát tri n inh t - h i c hu ện
Theo số liệu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2013 của huyện:
Kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 15.796 tỷ đồng đạt 99,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế đạt 12% trong đó nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 3.891 tỷ đồng đạt 99,8 % kế hoạch, tăng 17,4% so với cùng kỳ; nông – lâm nghiệp đạt 2.684 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch, tăng 16,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm: Nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 50,5%, nhóm ngành nông - lâm nghiệp chiếm 34,9%; Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 14,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện.
Về các vấn đề xã hội:
Huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền các sự kiện chính trị và tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng.
Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì; công tác chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia được
43
thực hiện tích cực, đến nay có 5/5 trường cơ bản đạt các tiêu chí trường chuẩn quốc gia năm 2013.
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức kh e nhân dân trên địa bàn huyện có sực chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới 24/31 xã đạt 77,4%. Công tác dân số Kế hoạch hóa gia đình đã triển khai tích cực chương trình truyền thông dân số và các chương trình lồng ghép trong năm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 11,8% giảm 1,2%.
Các chính sách xã hội được quan tâm: An sinh xã hội trên địa bàn được đảm bảo, các chế độ của Đảng và nhà nước đối với các đối tượng chính sách được thực hiện tốt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đã tổ chức 216 lớp đào tạo nghề với 7.650 học viên. Tỷ lệ lao động tìm được việc làm sau đào tạo đạt 75% trở lên. Số lao động có việc làm mới 8.650 đạt 101% kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 35,2%. Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, giảm 1.805 hộ nghèo. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 7,78%.