Nguyên nhân của những rào cản trên trong quá trình ây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 đến nay (Trang 80)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4. Nguyên nhân của những rào cản trên trong quá trình ây dựng

2.4. Nguyên nhân của những rào cản trên trong quá trình ây dựng nông thôn mới nông thôn mới

2.4.1. u ên nh n hách qu n

Chất lượng hoạch định chính sách chưa cao, chưa đảm bảo tính khách quan, thiếu tính thực tiễn dẫn đến cơ chế chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chưa đồng bộ, thiếu tính đột phá và tính thực tiễn; đầu tư từ ngân sách nhà nước còn thấp.

Đối với huyện Ba Vì, xuất phát điểm của huyện thấp, số doanh nghiệp đứng trên địa bàn còn thấp do đó, nguồn vốn huy động từ sự đầu tư của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

2.4.2. N u ên nh n ch qu n

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chủ quan sau đây đã tạo nên các rào cản trong quá trình xây dựng nông thôn mới:

Trong quá trình tổ chức thực hiện, ý thức, trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, chưa phát huy tính sáng tạo, linh hoạt và chủ động trong công việc.

Chất lượng công tác dân vận, tuyên giáo chưa cao. Công tác phối hợp giữa các ban ngành chưa thường xuyên, hiệu quả.

Công tác bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế dẫn đến trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

* Tiểu kết chƣơng 2

73

Chương trình phát triển nông thôn ở nước ta đã và đang được triển khai trong cả nước. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng chương trình còn có sự bất cập về tiêu chí đánh giá nông thôn mới, cách tiếp cận và triển khai thực hiện chương trình. Để thực hiện thành công chương trình nông thôn mới, cần hoàn thiện lại bộ tiêu chí đánh giá mang tính hướng dẫn và linh hoạt, phản ánh thực chất của quá trình phát triển nông thôn phát huy sự tham gia của người dân, tiếp tục ban hành hệ thống các chính sách để hướng dẫn, triển khai xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với từng vùng miền, tập trung nhiều vào mục tiêu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế để tăng cao thu nhập người dân, thực hiện lồng ghép hữu cơ các chương trình dự án trên địa bàn nông thôn, nâng cao năng lực của cán bộ cơ sở và người dân nông thôn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ 26 (Khóa 10) về Nông dân, nông nghiệp và Nông thôn.

74

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PH P CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC C C RÀO CẢN TRONG XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. M t số phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm khắc phục những rào cản trong ây dựng nông thôn mới

3.1.1. h n h n t n th

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới.

Tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành.

Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện các chương trình, đề án phát triển sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở để phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

Tập trung huy động các nguồn lực của nhà nước và xã hội xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, đồng bộ Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiên tốt các chính sách an sinh xã hội với nông dân.

3.1.2. h n h n c th c hu ện

Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của xây dựng nông

75

thôn mới; về mục tiêu phấn đấu và cuộc sống của người dân để cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia với tinh thần tự nguyện và trách nhiệm cao.

Xây dựng Kế hoạch chi tiết, lựa chọn, chỉ đạo những công việc có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực.

Chọn dồn điền đổi thửa gắn với sản xuất là khâu đột phá để phát triển sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên các dự án phục vụ sản xuất là khâu đột phá để sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên các dự án để phục vụ sản xuất như giao thông, thuỷ lợi nội đồng, các dự án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, sâu sát cơ sở; lãnh đạo Đảng uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã và cán bộ ở các thôn phải là những người sâu sát nhiệm vụ dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên kiểm tra thực hiện công việc, tâm huyết với công việc được giao .

Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực; việc huy động sức dân phải mang lại lợi ích cho nhân dân, cho cộng đồng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân.

Thực hiện công khai, minh bạch, công bằng đối với các địa phương và đối với nhân dân.

Thường xuyên giao ban, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện chương trình.

3.2. M t số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những rào cản trong ây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì hiện nay ây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì hiện nay

3.2.1.Nhóm giải pháp h c ph c rào cản v c ch chính sách

3.2.1.2. Đối với cơ chế chính sách cấp thành phố và Trung ương

Cơ quan chức năng các cấp cần tập trung rà soát, thẩm định lại chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống chương trình, chính sách về

76

nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chính sách liên quan đã ban hành, đặc biệt là chính sách đất đai, đầu tư xây dựng, văn hoá, môi trường; tiếp tục kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, chưa sát với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi. Ban hành các cơ chế chính sách, hướng dẫn còn thiếu.

Nâng cao chất lượng hoạch định chính sách, đảm bảo tính khách quan trong khi ban hành chính sách, tạo cơ chế linh hoạt trong khi áp dụng chính sách tại từng địa phương, đơn vị.

Đối với mỗi quốc gia, việc hoạch định những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn sẽ tạo ra những lực đẩy to lớn cho sự phát triển kinh tế. Việc hoạch định những chính sách kinh tế vĩ mô thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ dễ rơi vào vòng xoáy của sự trì trệ trên các lĩnh vực của nền kinh tế. Để khắc phục vấn đề này cần có những giải pháp sau:

Tăng cường công tác thu thập, lấy ý kiến của người dân về các vấn đề đang phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện và nguyện vọng về cách xử lý của Nhà nước như các hình thức lấy ý kiến qua mạng, báo đài hay tại địa phương thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở rồi tổng hợp, đánh giá để ban hành những chính sách kịp thời nhất.

Phối hợp hơn nữa giữa các bộ, ngành trong hoạch định chính sách, tránh trường hợp b sót hay trùng lặp, phân định rõ trách nhiệm, tránh mâu thuẫn và đùn đẩy nhau.

Có cơ chế đảm bảo sự tham gia của đối tượng bị tác động bởi chính sách để có cái nhìn toàn diện hơn trước khi ban hành chính sách mới tránh phản ứng gay gắt và gây bất mãn với đối tượng chịu tác động của chính sách.

Đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp đội ngũ làm công tác hoạch định chính sách. Đây chính là hạt nhân của chính sách tốt, có hiệu quả, có tầm nhìn bao quát và có tính chất dự đoán bước ứng phó tốt cho tương lai.

Hội nghập quốc tế về việc học h i kinh nghiệm hoạch định chính sách của các quốc gia trên thế giới và áp dụng linh hoạt vào thực tiễn của Việt Nam.

77

Phát huy vai trò thực sự của phản biện xã hội đỗi với các chủ trương, chính sách trước khi ban hành và trong quá trình thực thi chính sách.

Xây dựng bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực lãnh thổ địa phương. Thay vì xây dựng bộ tiêu chí Quốc gia chung về xây dựng nông thôn mới cho cả nước, cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát điều kiện thực tế đặc thù của từng vùng, từ đó xây dựng một số bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp cho từng khu vực.

Thành lập các tổ công tác chuyên môn (bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các đồng chí lãnh đạo và cá nhân ưu tú tại các địa phương đã làm điểm xong về nông thôn mới), phân công về các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền về chủ trương, cách thức thực hiện và hiệu quả to lớn mà nông thôn mới đem lại cho người nông dân.

Xây dựng quy định pháp lý về việc mức đóng góp của người dân đối với từng đối tượng, thành phần và từng phần việc cần sự tham gia đóng góp của người dân; quy định về tính dân chủ, công khai, minh bạch khi thực hiện để tạo niềm cho người dân.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp tác xây dựng doanh nghiệp tại các vùng nông thôn với mục đích: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp tạo thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Quy định pháp lý về quyền và trách nhiệm khi thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.2.1.3. Đối với cấp huyện và cấp xã tại Ba Vì

Khi xây dựng các văn bản chỉ đạo về nông thôn mới, huyện phải phát huy vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng; dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học liên ngành, được thảo luận một cách rộng rãi để tiếp thu nhiều ý

78

kiến khác nhau. Đổi mới cách thức ra nghị quyết của hội đồng nhân dân theo hướng dân chủ, khoa học, đại chúng.

Huyện Ba Vì cần thực hiện tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tham mưu với Thành phố để điều chỉnh về cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù của huyện. Tham mưu với thành phố về xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Điều chỉnh các tiêu chí khó thực hiện phù hợp với đặc thù của huyện nhưng cơ bản vẫn bám sát chủ trương của chương trình.

Đẩy mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ trong khi ban hành các văn bản về xây dựng nông thôn mới; tổ chức hội nghị lấy ý kiến của nhân dân về chủ trương thực hiện trước khi ban hành. Xây dựng bảng h i, phiếu xin ý kiến nhân dân về các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới.

Nắm bắt, tổng hợp các ý kiến, nguyện vọng của người dân về xây dựng nông thôn mới, về những điểm người dân đồng tình ủng hộ và những điểm ít được người dân ủng hộ để kịp thời điều chỉnh trong thẩm quyền và kiến nghị tham mưu với cấp trên về các vấn đề vượt thẩm quyền của cấp mình.

Tăng số lượng các buổi tiếp xúc cử tri giữa lãnh đạo huyện với nhân dân về các vấn đề xây dựng nông thôn mới để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải trình các vấn đề mà người dân chưa hiểu.

Kịp thời sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm cả thất bại và thành công để bổ sung tư duy lý luận; nghiên cứu lý luận, lý thuyết mô hình nông thôn mới ở các địa phương khác để bổ sung, hoàn thiện chính sách.

3.2.2. Nhóm giải pháp h c ph c rào cản tron quá tr nh tri n h i th c hiện

3.2.2.1. Đối với nhân lực xây dựng nông thôn mới

Đối với đ i ngũ cán b , công chức

Sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để thực sự đạt được yêu cầu cán bộ là cái gốc của mọi công việc; để có cán bộ ngang tầm nhiệm vụ.

79

Triển khai kịp thời, sâu sắc, toàn diện Luật Cán bộ công chức và các quy định liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa hồng vừa chuyên như lời Bác Hồ dạy.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Thành lập bộ phận cán bộ, công chức chuyên trách về nông thôn mới.

Thực hiện đào tạo trong thực tiễn công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi h i phải có đội ngũ cán bộ vừa gi i, vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.

Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, chuyên viên các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, xã để ưu tiên đào tạo những cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Đào tạo nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và quyết tâm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở; chú trọng nội dung đào tạo về kiến thức luật pháp, quản lý kinh tế xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo, quản lý ở xã khi họ có đủ tiêu chuẩn.

Tăng cường công tác luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về giữ các vị trí công tác tại cấp xã để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn công việc.

Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên đề nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ – BNN – KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đi học tập kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương làm điểm trong nước.

Tại cấp huyện thành lập bộ phận chuyên trách về nông thôn mới. Tại mỗi xã cần thành lập, phân công cán bộ, công chức chuyên trách được đào

80

tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nông thôn mới cả lý thuyết và thực tiễn công việc phụ trách công tác nông thôn mới.

Tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã làm điểm xong xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ huyện, xã, thôn và cả người dân.

Đối với ngƣời nông dân

Để xây dựng thành công nông thôn mới, bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức thì nguồn nhân lực quan trọng và chủ yếu là người nông dân, do đó cần chú trọng đạo tạo nguồn nhân lực này cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 đến nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)