9. Kết cấu của Luận văn
1.4. Kinh nghiệm ây dựng nông thôn mới của các nƣớc trên thế
giới
Kinh nghiệm ây dựng nông thôn mới của Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm” với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” ở đây đã thu được thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều các quốc gia trên thế giới quan tâm tìm hiểu và áp dụng. Một số các quốc gia, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào “mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản.
Kinh nghiệm ây dựng nông thôn mới của Thái Lan
Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách
37
mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ tăng sức cạnh tranh; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý; cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn: Tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông, thủy sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách như: Chính sách phát triển nông nghiệp, Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Chính sách mở cửa thị trường khi thích hợp.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sau trận lụt năm 1969, Chính phủ Hàn Quốc đã phát động phong trào xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc. Từ sự thành công của phong trào, Hàn Quốc đã rút ra kinh nghiệm:
- Đoàn kết nhân dân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân để xây dựng nông thôn mới, ngay từ đầu Chính phủ đã truyền cho người dân ý thức “nhất định phải làm”, “tất cả đều có thể làm được”. Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào xây dựng nông thôn mới đề cao 3 phẩm chất chính đó là: “Sự cần cù, tự lực và hợp tác”.
Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong phát triển nông thôn, bao gồm mở rộng và nắn thẳng đường xá, làm lại mái nhà bếp và hàng rào, xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ công cộng...Kinh phí thực hiện các dự án này phần lớn dựa vào quỹ của xã hội và lực lượng lao động sẵn có.
38
Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao: Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp vì lo ngại lợi nhuận các công ty nước ngoài hưởng còn nông dân suốt đời làm thuê. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực. Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp chuyên canh và xây dựng các nhà máy ở nông thôn để tạo việc làm và gia tăng thu nhập.
Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở phát triển nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất.
Xây dựng trật tự kỷ cương và nếp sống lành mạnh trong xã hội: Phát động ba chiến dịch: Chiến dịch tinh thần bao gồm mối quan hệ thân thiện hơn với láng giềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý thức cộng đồng; chiến dịch cư xử nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố, những cách ứng xử trên đường phố; chiến dịch môi trường nhấn mạnh vấn đề vệ sinh khu vực đang sống và làm việc, gìn giữ môi trường.
Phân cấp phân quyền và thực hiện dân chủ trong quản lý và thực hiện dự án, tăng cường năng lực lãnh đạo của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn thực hiện các chính sách như: Hỗ trợ tài chính cho nông dân; hỗ trợ lao động trẻ; chỉ bán đất sản xuất nông nghiệp cho những người đăng ký là nông dân...
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung quốc đã thực hiện chính sách Tam nông, thành công của Trung Quốc đã rút ra những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp nông thôn như sau:
Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp: Xóa b công xã nhân dân và thay thế bằng các Hương làng, đặt các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trong kinh tế thị trường.
39
Đổi mới cơ chế quản lý như thực hiện cơ chế “hai mở một điều chỉnh”. Hai mở là mở cửa giá thu mua theo cơ chế thị trường, mở cửa thị trường mua bán lương thực. Một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân.
Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng: Ngân sách Nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đường nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế...
Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóa giúp Trung Quốc thành công trong chính sách “li nông, bất li hương”.
Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội: Xóa b thuế nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn; hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp; thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn
Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao: Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cố gắng khai thác lợi thế, nâng cao năng xuất, chất lượng, căn cứ vào nhu cầu của thị trường đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lương thực trên quy mô lớn để đảm bảo an ninh lương thực; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thôn: Xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng hủ bại, xây dựng đảng liêm chính ở nông thôn.
Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn của các quốc gia trên đây là những bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay.
40
* Tiểu kết chƣơng 1
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
41
CHƢƠNG 2. RÀO CẢN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA VÌ HIỆN NAY