Rào cản vc ch chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 đến nay (Trang 67 - 71)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Mt số rào cản trong ây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Vì t

2.3.1. Rào cản vc ch chính sách

Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 là một chương trình lớn của Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chương trình tổng thể, toàn diện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời của nông dân. Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, được thực hiện theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ; cả hệ thống chính trị tham

gia, người dân thực hiện”.

Qua 3 năm thực hiện, xây dựng nông thôn mới đã thật sự trở thành phong trào sâu rộng có sức lan t a cao trong cộng đồng và đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, chương trình có những điểm không khả thi, không phù hợp với điều kiện thực tế của một số địa phương. Điều này đã tạo nên rào cản làm chậm quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương này.

Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (19 tiêu chí), có một số tiêu chí đánh giá cứng nhắc, máy móc không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương cụ thể:

Các tiêu chí về giao thông và thuỷ lợi có thể phù hợp với vùng đồng bằng nhưng không thích hợp với miền núi và vùng sông nước. Việc cứng hoá đường nội đồng, đường trục thôn, xóm là khó khả thi với vùng miền núi, cư dân sống rải rác, thưa thớt, ruộng đất dốc.

Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn thể hiện một xã muốn trở thành nông thôn mới thì phải có chợ, tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi chợ khu vực đã tồn tại và phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân, do đó, không nhất thiết phải mở thêm chợ mới.

60

Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất chưa hợp lý, khó thực hiện. Tiêu chí này yêu cầu các xã phải đạt một mức thu nhập như nhau, trong khi đó điểm xuất phát và điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội của các xã trong một huyện, tỉnh lại khác nhau. Hơn nữa, vì thu nhập bình quân đầu người một xã được so với mức bình quân chung của cấp tỉnh nên đối với các tỉnh có nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì các xã chủ yếu sống bằng nghề nông trong tỉnh đó rất khó thực hiện được tiêu chí này.

Tiêu chí số 12 về lao động nông thôn đạt dưới 30% tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông thôn phù hợp với những địa phương có công nghiệp và đô thị phát triển nhưng không phù hợp với các địa phương chuyên nông nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hoá.

Trước tình hình trên, trong 3 năm qua, các quy định chính sách về xây dựng nông thôn mới đã được điều chỉnh, cập nhật với thực tế cụ thể:

Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020: Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã quy định tại khoản 3, mục VI, Điều 4 của Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020: Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch, xây dựng trụ sở xã, kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã; đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao

61

thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, phát triển sản xuất và dịch vụ, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt; chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội địa phương.

Quyết định số 342/QĐ – TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cụ thể:

Sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Tiêu chí số 07 về chợ nông thôn được sửa đổi “Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”.

Tiêu chí số 10 về thu nhập: Nội dung tiêu chí thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người). Chỉ tiêu chung cho cả nước, năm 2012 đạt 18 triệu đồng/người; đến năm 2015 đạt 26 triệu đồng/người; đến năm 2020 đạt 44 triệu đồng/người. Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP được áp dụng mức của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu vực nông thôn của vùng.

Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động được sửa đổi như sau: Tên tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; nội dung tiêu chí: Tỷ lệ người làm

62

việc trên dân số trong độ tuổi lao động; chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt từ 90% trở lên.

Tiêu chí số 14 về giáo dục được sửa đổi như sau: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tiêu chí số 15 về y tế được sửa đổi như sau: Nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; chỉ tiêu chung cho cả nước đạt từ 70% trở lên; chỉ tiêu cụ thể cho các vùng đạt.

Đối với huyện Ba Vì, sau 3 năm thực hiện, bình quân các xã toàn huyện đã đạt khoảng 9/19 tiêu chí, trong đó 7 xã miền núi là đạt ít tiêu chí nhất (bình quân đạt 7/19 tiêu chí). Trong 19 tiêu chí, các tiêu chí chưa đạt nhiều nhất là: Giao thông, Hộ nghèo, Thu nhập, Trường học, Chợ nông thôn, Văn hóa, Tỷ lệ lao động có việc làm, Y tế, Môi trường...có 2 tiêu chí là Thu nhập và Hộ nghèo 29/30 xã chưa đạt.

Như vậy, kể từ khi có điều chỉnh bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 342/QĐ – TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn, đến hết năm 2013 một số tiêu chí vẫn chưa phù hợp đối với đặc thù của huyện Ba Vì, điển hình là các tiêu chí Thu nhập, Hộ nghèo, Cơ sở vật chất trường học. Đặc biệt, đối với 7 xã miền núi và 01 xã đảo của huyện, do đặc thù điều kiện tự nhiên nên khi áp dụng bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới chưa phù hợp. Đây chính là một trong những rào cản làm chậm tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì.

Ngoài bản thân chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều điểm bất cập thì cả hệ thống cơ chế chính sách liên quan chưa thực sự đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung như: Luật đất đai, Luật ngân sách, Nghị định số 210/2013/NĐ – CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 42 về bảo vệ đất lúa; các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành về các tiêu chí...

63

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 đến nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)