Nghệ thuật biểu đạt trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ca dao khmer nam bộ (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CA DAO KHMER NAM BỘ

3.3. Một số biện pháp nghệ thuật tu từ

3.3.1. Nghệ thuật biểu đạt trực tiếp

Ca dao là thơ trữ tình nên hình thức nghệ thuật của nó về căn bản khác hình thức tự sự bằng thơ và các loại hình thức tự sự khác. Nếu các thể loại tự sự như thần thoại, sử thi, cổ tích…các yếu tố về sự kiện, hiện tượng có mặt là chủ đạo thì trong ca dao, việc biểu hiện mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng bằng tư tưởng và tình cảm là chủ yếu. Các thể loại tự sự có ưu thế lớn trong việc kể về những gì xảy ra trong cuộc sống còn thơ trữ tình lại có khả năng đặc biệt trong việc biểu đạt những sự kiện và truyền đạt tư tưởng, cảm xúc để những sự kiện đó tác động vào tâm hồn con người.

Những tư tưởng, tình cảm được biểu đạt trong ca dao không trừu tượng mà bằng phương thức nghệ thuật cụ thể và những tư tưởng, tình cảm được phản ánh trong các phương thức nghệ thuật đã tạo nên nhiều giá trị thẩm mỹ trong ca dao.

Nghệ thuật biểu đạt trực tiếp trong ca dao chính là lối nói chân thực, dân dã của dân gian. Họ nghĩ sao thì nói vậy. Đối với người Khmer, phương pháp nghệ thuật này sống động hơn cả, bởi bản tính thuần hậu, phóng khoáng, chân chất của họ được thể hiện đậm nét trong ca dao. Họ trao gửi nhau những lời khuyên răn, những cách nói thẳng nói thật trong lao động, họ truyền cho nhau những kinh nghiệm làm việc, và ngay cả trong tình cảm, trai gái cũng mạnh dạn thổ lộ lòng mình chứ không hề ví von

với những hình ảnh hoa – lá, tằm – tơ, mận – đào…như ca dao người Việt. Có thể nói, cuộc sống ghe ngo, sông nước, không gian sinh hoạt rộng mở nơi đây đã làm nên nét tính cách ấy, và làm nên giọng điệu của các bài ca dao.

Người Khmer khi đi hỏi vợ, thì nói thẳng vào vấn đề - tức là nói mạnh lên cái suy nghĩ của nhà trai, chứ không theo cách gợi ý khéo léo của người Việt. Chúng ta hãy so sánh hai câu ca sau :

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? Anh hỏi thì em xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào (Ca dao người Việt)

Tôi kính cẩn nghiêng mình, xin chào bà con cô bác Bà con cô bác nào có con gái lớn

Tôi muốn hỏi làm dâu Tôi đứng trước cửa nhà Muốn gặp gỡ chủ Bàn chuyện cưới xin

(Ca dao Khmer) [6, tr 547]

Người Việt thì lấy hình ảnh « mận – đào » thay thế cho cách xưng hô anh – em, mình – ta, chàng – nàng… hình ảnh « vườn hồng » cũng là cách nói ẩn dụ chỉ người con gái. Như vậy, câu hỏi cưới của người Việt còn mang tâm lý e ấp, mang đầy nỗi lòng băn khoăn, mong đợi. Ngược lại, ca dao Khmer, việc hỏi cưới tuân thủ theo đúng tục lệ - tất cả là ở ông mai bà mối. Ông mai đến trực diện nhà gái và hỏi bằng giọng đời thường rất đỗi giản dị, chủ động, đi thẳng vào vấn đề bàn chuyện cưới xin.

Khi ông mai đã hỏi được rồi thì người con trai bắt đầu thể hiện niềm hân hoan của mình với cách nói cũng rất thần thà, thuần hậu :

Mùa xuân, mùa cưới Anh đem lễ vật Với ba chục người Đến hỏi lấy em » [6, tr 562]

Nghệ thuật biểu đạt trực tiếp cũng được thể hiện trong những câu ca về tình yêu nam nữ. Khảo sát một số bài ca ở mảng đề tài này, chúng tôi thấy người Việt thổ lộ tình cảm của mình rất tình tứ nhưng đầy ý nhị, tất cả chỉ ở trong điều ước nhỏ nhoi nhưng vô cùng cháy bỏng. Người con trai liên hệ tới những hình ảnh chân thực của cuộc sống đời thường gắn bó với người con gái để nói lên tình cảm đang thương thầm nhớ trộm của mình : gương soi, cơi trầu – là những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa của người Việt :

Ước gì anh hóa ra gương, Để cho em cứ ngày thường em soi.

Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng. (Ca dao người Việt)

Với người Chăm, việc thể hiện tình cảm thương nhớ cũng vương nhiều thẹn thùng, xa xôi :

Chim cu kêu cúc cu Nó đậu trên ngọn tre Anh gặp rồi anh thương Em đây còn nhỏ lắm

Em ơi, anh chờ em.

(Ca dao Chăm) [6, tr 402]

Vẫn dùng cách nói gián tiếp qua hình ảnh của thiên nhiên rồi mới nói lên tình cảm thương yêu của mình, nhưng người con gái còn nhỏ tuổi nên người con trai hẹn hò chờ đợi đến khi nào cô gái lớn lên. Cảm xúc đầy kín kẽ, có lẽ do ảnh hưởng của đạo Islam, tổ chức xã hội theo Hồi giáo, nên toàn bộ nếp sống sinh hoạt, trang phục, hay cách bài trí phòng ở, người Chăm cũng rất kín đáo, chừng mực.

Ngược lại, với cách nói trực tiếp rất phóng khoáng và chân thực, người Khmer bộc lộ tình cảm trai gái mạnh dạn, táo bạo, khiến người đọc rất ấn tượng:

Bông ơi bông tươi Bông mọc giữa hàng rào Làm sao anh hôn được

Anh đưa tay với sợ hoa em giật mình Làm sao anh hôn được hoa kia còn búp

(Ca dao Khmer Trà Vinh) [14, tr 102] Hay như:

Anh không chịu được anh tới bồng em Em ơi đừng buồn, đứng mắng anh nhé em ơi Anh rủ em theo anh về trong ngày Tết

Anh bồng em đi tận cuối làng Rồi anh nằm gối đầu trên đùi em Thân em toát ra mùi trinh nữ

Những hành động như «hôn, bồng, nằm gối đầu» có lẽ rất ít xuất hiện trong ca dao người Việt hay người Chăm, nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong ca dao tình yêu đôi lứa của người Khmer. Tình cảm đi liền với hành động, với mong muốn cháy bỏng rất chân thực và đời thường. Với tính cách phóng khoáng sẵn có của dân tộc mình, người con trai cũng lấy đó để trực tiếp thể hiện, nghĩ sao nói vậy. Lê Hương đã từng viết: «Tâm lý chung của người Việt gốc Miên là thích sống đơn giản, không muốn tranh giành, nghe và tin những gì thấy trước mắt, ghét ba hoa, trừu tượng. Họ rất cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khổ. Khi họ thương mến và tin cậy người nào thì người đó nói gì họ cũng nghe. Họ có một tinh thần tự túc và tương trợ đáng khen, những vụ cất nhà, cưới hỏi, tang lễ thường được sự trợ giúp của hàng xóm » [15, tr 30]. Như vậy, những phân tích về nghệ thuật biểu đạt trực tiếp thể hiện tính cách người Khmer trong ca dao chính là nét nổi bật trong các biện pháp tu từ nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ca dao khmer nam bộ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)