1.2. Giai đoạn 1986-1995
1.2.1 Những yếu tố khách quan
Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hồ hỗn trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế chủ đạo, cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước trên thế giới đang thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh đường lối, tập trung sức phát triển kinh tế - xã hội, cố gắng ổn định chính trị, củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, nhằm đảm bảo vai trị, vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Nước Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh cũng buộc phải giảm bớt những cam kết với bên ngoài để tập trung sức mạnh thực hiện mục tiêu chấn hưng kinh tế ở trong nước.
Xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành phổ biến. Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới những năm gần đây là xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Xu hướng này
nảy sinh từ cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế gay gắt mang tính tồn cầu cũng như từ sự tập hợp lực lượng trong quá trình hình thành trật tự thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hố, đa dạng hố quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia, thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Từ sự thay đổi tư duy, các nước lớn phải điều chỉnh chính sách: giảm chạy đua vũ trang, giảm chi phí qn sự quốc phịng, giảm cam kết quân sự ở bên ngoài, dàn xếp vấn đề khu vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau tập trung củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia. Các nước láng giềng đẩy mạnh hợp tác và liên kết khu vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học -công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và cùng với nó là xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế thế giới mà lợi thế thuộc về các nước công nghiệp phát triển, các trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các nước vừa và nhỏ có nhu cầu hợp lực với nhau để đối phó có hiệu quả trước các chính sách bảo vệ mậu dịch, chính sách can thiệp hoặc gây sức ép về kinh tế các trung tâm kinh tế thế giới. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết, nhất thể hố nền kinh tế khu vực.
Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu nhất là ở Liên Xô, làm cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng sâu sắc về lý luận, đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động. Trong các
nước tư bản chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân phải đấu tranh trong những hồn cảnh hết sức khó khăn. Chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản ra sức tấn công vào các Đảng cộng sản và phong trào cánh tả, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng. Một số Đảng khủng hoảng về tư tưởng, đường lối,tan rã về tổ chức và dần dần mất chính quyền. Nhân tố này kích thích Đảng Cộng sản Việt Nam phải tự đấu tranh để giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, từ cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là một khu vực phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Các nước công nghiệp mới (NICs) và ASEAN đã luôn giữ được tỷ lệ tăng trưởng 6 - 8%. Ở Đông Nam Á, cả Mỹ và Nga đều bắt đầu giảm thiểu sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực. Việc này đã tạo ra một khoảng trống quyền lực. Thêm vào đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 1996. Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới; một số quốc gia và vùng lãnh thổ vươn lên trở thành những “con rồng”, “con hổ mới” về kinh tế.Những cố gắng nhằm đẩy mạnh vai trị cả về chính trị, kinh tế, quân sự của một vài cường quốc châu Á đã làm tăng mối lo ngại truyền trống trong các nước ASEAN và các nước Đông Nam Á khác về một nguy cơ thật sự đối với khu vực. Đa số các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại hịa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, đều đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế và đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu hịa bình, phát triển này. Đối với các nước Đông Nam Á, Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là thời điểm có những điều chỉnh khá mạnh mẽ về đối ngoại. Sự điều chỉnh quan trọng và dễ nhận thấy nhất là sự cải thiện quan hệ của các nước ASEAN với các nước Đông Dương
trong và sau tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia. Nhằm tăng cường tiềm lực cạnh tranh cho ASEAN trước trào lưu khu vực hóa đang phát triển trên thế giới, các nước ASEAN chú trọng mở rộng tổ chức sang Đông Dương. Đây thực sự trở thành một khuynh hướng có ý nghĩa chủ đạo chi phối đời sống chính trị khu vực từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại đây. Song song với xu hướng tăng cường hợp tác khu vực, các nước ASEAN điều chỉnh lại quan hệ của họ với các đối tác truyền thống Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Tiếp tục khẳng định ưu tiên phát triển quan hệ với các nước kể trên, song các nước ASEAN tích cực giành thế chủ động và độc lập hơn trong các quyết sách của mình. Sự chuyển biến này phản ánh những thay đổi về so sánh lực lượng của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu ở Đông Nam Á. Mặt khác, bản thân các nước ASEAN cũng đang trở thành một lực lượng có uy tín ở Châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới.
Như vậy, Chiến tranh lạnh kết thúc đã đưa ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng bước vào một giai đoạn phát triển mới của quá trình hợp tác và liên kết khu vực. Quá trình này diễn ra dưới tác động của hàng loạt các nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài. Trong số những nhân tố quốc tế, nổi bật lên hàng đầu đó là những thay đổi của cục diện chính trị thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-cơng nghệ và tồn cầu hóa, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với khu vực. Bên cạnh đó, những chuyển biến từ bên trong ASEAN và khu vực Đơng Nam Á, như vị trí chiến lược của khu vực, những nền tảng hợp tác liên kết mà ASEAN đã tạo dựng trong thời kỳ 1967-1991 có ảnh hưởng rất lớn đối với viễn cảnh hợp tác, liên kết sau Chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh linh hoạt chính sách đối ngoại của các nước khu vực trên hai phương diện chủ yếu liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau: tăng cường hợp tác khu vực và mở rộng quan hệ theo hướng đa dạng hóa - đa phương hóa với bên
ngồi khu vực đã thực sự góp phần thúc đẩy quan trọng đối với tiến trình hợp tác liên kết ASEAN. Sự tác động của các nhân tố nêu trên mang tính đan xen, đa chiều và phức tạp đối với chiều hướng vận động của hợp tác liên kết khu vực và làm thay đổi những quyết sách đối ngoại quan trọng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.