Những yếu tố chủ quan và sách lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của đảng về quan hệ kinh tế của việt nam với các nước ASEAN từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 29 - 49)

1.2. Giai đoạn 1986-1995

1.2.2 Những yếu tố chủ quan và sách lược

Sau ngày giải phóng đất nước (30/4/1975), nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội để phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tiềm năng kinh tế của hai miền có thể bổ sung cho nhau và nhân dân được lao động, sản xuất trong điều kiện hịa bình. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp, sai lầm trong các chính sách kinh tế nên sau 10 năm thống nhất đất nước, năm 1985, kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng với vịng xốy của lạm phát, biểu hiện ở chỗ kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất khơng có phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50%,tức là bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1976 – 1985 chỉ tăng 4,6%. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và khơng ngừng tăng lên. Năm 1980, chi phí vật chất chiếm 44,1%, do vậy thu nhập quốc dân hai kế hoạch 5 năm tăng 38.8%. Sản lượng nông nghiệp làm ra không đủ ăn mà phải dựa vào nguồn viện trợ bên ngoài ngày càng lớn. Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người,tăng 25,7% so với năm 1975,trung bình mỗi năm tăng 2,3%.Như thế để đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập của dân cư thì ít nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm nhưng thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Tích lũy tuy nhỏ bé, nhưng tồn bộ tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn đầu tư nước ngoài.Trong những năm 1976 -1986, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng ngân sách và bằng 62,9% tổng số thu trong nước. Tính đến năm 1985 nợ nước ngồi đã lên tới 8,5 tỷ rúp

và 1,9 tỷ USD. Tuy nguồn đầu tư từ nước ngoài là lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp. Trị giá xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường bằng 20 -40% nhập khẩu. Hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần do sản xuất trong nước không đảm bảo được tiêu dùng. Trong những năm 1976 -1980 phải nhập 60 triệu mét vải các loại và 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo. Sau 10 năm thống nhất,việc xây dựng và phát triển kinh tế cơ bản trong bối cảnh hịa bình nhưng hàng hóa khan hiếm và thiếu thốn. Một nền kinh tế nghèo nàn khơng có nội lực và chịu sự tác động quá lớn từ bên ngoài nên khi những lực đẩy bên ngoài biến động, kinh tế nước ta gần như suy sụp hồn tồn, đó là tình cảnh của nước ta trong những năm 1980- 1985.Nước ta gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự chu cấp, bao bọc của Liên Xô và sự tương trợ của các nước xã hội chủ nghĩa (SEV).Chương trình cải tổ của Liên Xơ và Gorbachev cắt giảm viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho tình hình kinh tếnước ta càng khó khăn. Năm 1985, cuộc cải cách giá – lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Giá cả leo thang từng ngày đã vơ hiệu hóa tác dụng đổi tiền chỉ mới tiến hành vài tháng trước đó, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô. Siêu lạm phát hoành hành và giá cả đuổi bắt cấp số nhân. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986 với mức 774,4%[106,1129-1134].Đảng và Nhà nước chỉ chấp nhận hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế tập thể, khơng có thành phần kinh tế tư nhân hay nước ngồi điều này đã bó hẹp hoặc giới hạn sức mạnh của nền kinh tế. Đây là những khó khăn lớn địi hỏi Đảng phải nhìn nhận khách quan thực tế để có những thay đổi chính sách phù hợp. Nếu tiếp tục duy trì đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là tập trung, bao cấp, cơ chế quản lý theo hình thức mệnh lệnh, chỉ huy thì gần như khơng có sự

đột phá nào có thể cứu gỡ được.Hơn lúc nào hết, nhận thức của Đảng cần bắt kịp với những diễn biến xã hội và quyết định tìm hướng đi mới cho cả dân tộc.

Thêm vào đó, với thắng lợi của Việt Nam năm 1975 và các nước Đông Dương, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa mở rộng phạm vi, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Đảng ta nhận định rằng hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lớn mạnh khơng ngừng vì thế ta ln coi trọng mối quan hệ hợp tác truyền thống với Liên Xơ và các nước chủ nghĩa xã hội, tìm cách khơi phục kinh tế đất nước sau tổn thất của hai cuộc chiến tranh biên giới. Ngày 29/6/1978 Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa với Việt Nam đều tăng. Ngày 31/11/1978 Việt Nam kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô. Càng thắt chặt quan hệ với Liên Xô bao nhiêu càng khiến cho quan hệ Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc trở nên căng thẳng do mâu thuẫn Xô- Trung đang gay gắt. Mặt khác, liên minh chặt chẽ trongquan hệ 3 nước Đông Dương Việt Nam- Lào - Campuchia từ quá khứ chống xâm lược đã bị đứt đoạn khi ta đưa quân sang Campuchia đánh đổ chính quyền diệt chủng Polpot. Đây thực sự là một thời điểm khó khăn của nền ngoại giao nước ta nói chung cũng như đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng nói riêng. Nếu khơng có một chính sách can thiệp phù hợp thì nền kinh tế đất nước sẽ chìm sâu trong khủng hoảng và Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị mất đi vai trị lãnh đạo của mình.

Tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị khóa V của Đảng đã đưa ra nghị quyết 32 điều chỉnh bước đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nghị quyết nhấn mạnh cần chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hịa bình, góp phần xây dựng Đơng Nam Á thành một khu vực hịa bình, ổn định và hợp tác, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ tổ quốc. Với nghị quyết 32, Đảng ta đã bước đầu nhận ra được sự cần thiết của quá trình hợp tác sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp hơn là đối đầu nhưng hợp tác với ai, hợp tác như thế nào vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ.

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”[11,12] do Tổng bí Thư Nguyễn Văn Linh đề xướng, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại. Trước hết là việc đổi mới công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chuyển biến của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Thứ hai là đổi mới tư duy về các cặp quan hệ như giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa hợp tác và đấu tranh. Thứ ba là là đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng, từ đó xác định chủ trương, đường lối chính sách đối ngoại thích hợp.

Trong đó, đáng chú ý hơn cả là tư duy tập hợp lực lượng của chính sách đối ngoại. Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em mà không chú ý đến các đối tượng khác đặc biệt là khơng có bất cứ quan hệ nào với các nước theo chủ nghĩa tư bản thì đến Đại hội V của Đảng Cộng sản có chủ trương: “Nhân dân Việt Nam chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tốt với các nước ASEAN, luôn

luôn sẵn sàng phối hợp cố gắng để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hịa bình và ổn định”[10,153]. Cụm từ “quan hệ láng giềng” được văn kiện Đảng đề cập đến theo một định nghĩa chung, chưa có gì cụ thể và rõ ràng, sắc nét thì đến đại hội VI đã định hình cụ thể ý tưởng ấy. Theo đó, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) nhấn mạnh: “Là một đội ngũ của phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, Đảng ta tích cực góp phần vào việc tăng cường đoàn kết của phong trào trên cơ sở chủ nghĩa Mác -Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tăng cường sự hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[11,102]. Ngoài nhiệm vụ truyền thống ấy, trong bài nói của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn với các trưởng đoàn đại biểu dự hội nghị ủy ban hợp tác kế hoạch hội đồng tương trợ kinh tế ngày 11 tháng 1 năm 1986 khẳng định rằng: “Đông Nam Á phải đẩy tới xu hướng đối thoại giữa 2 nhóm nước Đơng Dương và ASEAN. Đông Nam Á phải được xây dựng thành khu vực hịa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác”[18,8].Để cụ thể hóa đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, chúng ta đã tích cực thúc đẩy việc gia nhập ASEAN. Điểm mâu thuẫn đầu tiên cần tháo gỡ đó chính là tư duy về chính trị, thì ở văn kiện Đại hội của Đảng đã nêu rõ: “Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hồ bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”[11,105].

Là một bộ phận hợp thành đường lối chung của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối và chính sách đối ngoại phải góp phần đưa đất nước vượt qua những nguy cơ, thách thức đang đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới được hoạch định nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, kết hợp một cách hiệu quả sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,

phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi Việt Nam hoàn tồn giải phóng với chính sách bốn điểm của Đảng và nhà nước, ta hồn tồn có thể hợp tác với các nước ASEAN khác ngoài Campuchia và Lào nhưng sự phụ thuộc vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa làm giới hạn phạm vi đối ngoại ấy. Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 12 họp ngày 24/01/1986 nêu rõ tính 2 mặt của vấn đề Campuchia. Đảng ta chủ trương tìm cách thỏa thuận về việc rút quân tình nguyện Việt Nam đi đôi với việc quốc tế chấm dứt cung cấp viện trợ, vũ khí cho sử dụng lãnh thổ Thái Lan, chấm dứt sự can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, tiến tới hịa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Đây là những động thái tích cực của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng với các nước ASEAN để tiến đến bình thường hóa mối quan hệ song phương này.

Vào những năm 1988 – 1989, giai đoạn khó khăn nhất của CNXH, khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bước vào thời kỳ khủng hoảng và dẫn đến việc mất quyền lãnh đạo. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất nhanh nhạy trước tình hình mới, và có những biến chuyển kịpthời để Việt Nam tránh khỏi một sự “hụt hẫng” trong đường lối đối ngoại, và cũng giúp nước ta thoát khỏi vết xe đổ của những nước xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 13 Bộ chính trị khố VI đã xác định rõ ràng ngoại giao phải ưu tiên giữ vững hồ bình để phát triển kinh tế. Nghị quyết này cũng nhấn mạnh đến tư duy “Thêm bạn bớt thù” trong chính sách đối ngoại.

Như vậy nghị quyết 13 về đối ngoại của Bộ Chính trị là một cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng tồn bộ chiến lược đối ngoại của ta. Bộ Chính trị cho rằng việc đổi mới này là “Sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lenin và kết hợp chủ nghĩa quốc tế chân chính với chủ nghĩa yêu nước trong sáng trong tình hình mới”[78,51].Bên cạnh

đó nghị quyết 13 khóa VI đã cho thấy Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn về tư duy đối ngoại so với 10 năm trước. Từ chỗ chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, xem Liên Xơ là hịn đá tảng trong quan hệ đối ngoại, thì nay chúng ta có những mở rộng các đối tác. Có thể khẳng định rằng ngay cả trong thời kỳ đối đầu, quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nướcASEAN vẫn được duy trì. Những cuộc tiếpxúc, đối thoại dưới nhiều hình thức đã được xúc tiến: từ hội thảo đến hội nghị quốc tế, từ các nhóm làm việc đến cuộc họp JIM-1 (Jakarta Infornal Meeting) diễn ra từ ngày 25 đến ngày 26/07/1988 tại Bo-go (Indonesia), cuộc họp JIM-2 từ ngày 19đến ngày 21/02/1989, Họp Hội nghị khơng chính thức về Campuchia (IMC)từ26/02/1990 đến01/03/1990ởJakarta, ngoài thành phần như JIM (Campuchia, Việt nam, Lào và 6 nước ASEAN) cịn có thêm đại diện Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Pháp và Úc. Bên cạnh đó là các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các vị lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và Việt Nam. Nhưng khi chưa có những giải pháp cụ thể về việc ta đưa quân vào Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế thì mối quan hệ hai bên vẫn khó được khai thông. Không chỉ các nước ASEAN mà những đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng lấy cớ này để đóng băng và cơ lập Việt Nam. Để thốt khỏi tình cảnh khốn khó này địi hỏi cấp bách, cần thiết là Đảng phải đưa ra phương án giải quyết vấn đề Campuchia. Nghị quyết 13 của Đại hội VI nêu rõ: “chính phủ chúng ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên đi tới giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia”. Ngay từtháng 7/1982 đến ngày 26/09/1989 ta đã hồn tồn rút qn tình nguyện của mình khỏi Campuchia trước thời hạn 1990. Điều này chứng tỏ sự thiện chí của chúng ta khi tạo ra một bước ngoặt lớn trong công tác đối ngoại với các đối tác kẻ thù khơng

cịncớ để chống phá chúng ta. Giải quyết vấn đề Campuchia là cơ sở căn bản để giải quyết những vấn đề khó khăn đất nước đang gặp phải.

Không chỉ xuất hiện những quan ngại của các nước ngoài khu vực ASEAN, ngay cả trong một số nước ASEAN cũng còn những ý kiến lo lắng về khả năng của Việt Nam - một nước có trình độ kinh tế phát triển thấp hơn rất nhiều so với các nước ASEAN có chế độ chính trị và kinh tế khác biệt - tham gia vào hợp tác ASEAN và việc Việt Nam với những bất hoà và tranh chấp lãnh thổ vốn có với Trung Quốc có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Vì chính sách đối ngoại của Việt Nam sau ngày giải phóng chỉ nhắm đến các nước xã hội chủ nghĩa trong đó Liên Xơ là “hịn đá tảng”, điều này gây mâu thuẫn với Trung Quốc. Kể từ khi Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia thì mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thật sự đóng băng, giữa hai nước ln có những đụng độ trên cả mặt trận qn sự và chính trị. Trung Quốc ln dùng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của đảng về quan hệ kinh tế của việt nam với các nước ASEAN từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)