Sự thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hợp tác kinh tế với các nước ASEAN đã đem lại cho nước ta nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Sự thay đổi nhận thức của Đảng ta tác động mạnh mẽ đến thực tế, làm thay đổi căn bản tình hình kinh tế- xã hội nước ta. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình qn 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm[113,141].Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.Tháng 6/1995 mới chỉ có gần 200 dự án với tổng vốn trên 2 tỷ USD của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam, chiếm 15% FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến năm 2004, số lượng này lên trên 600 dự án với tổng vốn hơn 10 tỷ USD, chiếm 27%
FDI.Chỉ một năm sau khi gia nhập ASEAN, năm 1996, Việt Nam đã công bố đưa 875 mặt hàng và năm 1997 đưa thêm 621 mặt hàng vốn đã có thuế suất bằng 0-5% hoặc nhỏ hơn 20% vào thực hiện CEPT/AFTA. Trong hai năm tiếp theo, Việt Nam tiếp tục đưa 3.582 mặt hàng vào danh mục trên, đồng thời trình danh mục các mặt hàng nhạy cảm của mình bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính, xúc tiến đơn giản hóa một bước các biện pháp phi quan thuế. Theo đúng cam kết hội nhập AFTA, đến năm 2003 Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc thực hiện CEPT với 97% tổng số dòng thuế giảm xuống mức thuế suất tối đa là 20% và đến năm 2006 thì mức thuế suất tiếp tục được cắt giảm xuống 0-5% với hơn 5000 dòng thuế [66,169]Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 39, Việt Nam đã ký cam kết mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ AFTA trên 6 lĩnh vực. Hiệu quả của mối quan hệ Việt Nam và ASEAN thể hiện khá rõ trong hoạt động buôn bán hai chiều.
Bảng 3.1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất, nhập khẩu của các nước thành viên ASEAN năm 2009 với Việt Nam.
Tỷ trọng và thứ hạng Singapor e
ThaiLand Malaysia Indo nesia
Philipi nes Cam
bodi a
Nguồn : Tổng cục Hải quan
ASEAN là thịtrường xuất khẩu lớn và tăng lên của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu vào các nước ASEAN nếu năm 1995 mới đạt 1,11 tỷ USD thì đã liên tục tăng lên trong những năm sau, kể cả khi khu vực này bị tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra cách đây hơn mười năm, hay khi khu vực này bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu mới đây (1997 đạt trên 2,0 tỷ USD, 2000 đạt trên 2.6 tỷ USD, 2005 đạt trên 5,7 tỷ USD, 2006 đạt trên 6,6 tỷ USD, 2007 đạt trên 8,1 tỷ USD, 2008 đạt trên 10,8 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 8,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,4 tỷ USD). Trong các nước ASEAN nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2010, lớn nhất là Singapore 2,12 tỷ USD, tiếp đến là
Xuất khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN ở Việt Nam (%) 24,2 14,7 19,6 8,7 17 13, 3 2 0,4 0,1 Thứ hạng 1 4 2 6 3 5 7 8 9 Nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN ở Việt Nam (%) 30,8 32,7 18,1 11,2 3,6 1,3 1,8 0,5 0,01 Thứ hạng 2 1 3 4 5 7 6 8 9 Xuất nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN ở Việt Nam (%) 28,2 25,3 18,3 10 8,6 5,8 1,8 0,4 0,04 Thứ hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Malaysia 2,09 tỷ USD, Philipines 1,71 tỷ USD, Campuchia 1,55 tỷ USD, Thái Lan 1,18 tỷ USD.
ASEAN cũng là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn (năm cao nhất là 2008 lên đến 19,57 tỷ USD, năm 2010 là 16,41 tỷ USD). Trong quan hệ buôn bán với khu vực này, Việt Nam ở vị thế nhập siêu, quy mô nhập siêu lớn và gia tăng, với tỷ lệ nhập siêu cao (năm 2008 lên đến 9,23 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu lên đến 89,3%, năm 2010 là 6,01 tỷ USD, trong đó nhập siêu lớn nhất là Thái Lan, tiếp đến là Singapore, Malaysia). Từ đó đến nay quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực đầu tư, bn bán, tài chính, du lịch và đang được nâng lên tầm cao mới (mạnh hơn, rộng hơn, sâu hơn).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước ASEAN vào Việt Nam tính từ 1988 đến tháng 6/2011 có 1.940 dự án, với tổng số vốn đạt trên 51,8 tỷ USD vốn đăng ký, bằng 13,9 tổng số dự án và bằng 23,8% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tương ứng.Số vốn bình quân 1 dự án đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN cao gấp đôi của các nước khác (26,7 triệu USD/dự án so với 13,7 triệu USD/dự án).Có 6 nước trong khu vực ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 4 nước trong tốp đầu của Câu lạc bộ các đối tác đầu tư 1 tỷ USD trở lên (Singapore đạt 22,0 tỷ USD, Malaysia trên 18,0 tỷ USD, Thái Lan gần 6,4 tỷ USD, Bruney gần 4,7 tỷ USD); hai nước khác là Philipines trên 0,4 tỷ USD, Indonesia trên 0,3 tỷ USD. Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập và liên kết kinh tế trong ASEAN theo Hiệp định CEPT/AFTA, nỗ lực thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ về kinh tế giữa các quốc gia thành viên, hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, tạo điều kiện để hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa[5]. Đến năm 2010, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho gần 10.000 dòng thuế xuống mức 0-5% theo CEPT/AFTA, chiếm 97,8% số dịng thuế trong biểu thuế, trong đó có 5.488 dịng thuế ở mức thuế suất 0%[62]. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA; đạt mục tiêu AFTA đã định sau mười năm (sớm hơn dự kiến 5 năm). Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực nhưng với kết quả đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hồn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Điều đó góp phần tăng cường liên kết kinh tế nội khối, đưa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất khu vực có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Việt Nam cũng chú trọng tham gia một cách chủ động, tích cực và tồn diện vào tiến trình tự do hóa và liên kết ASEAN trên các lĩnh vực khác từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính tiền tệ, cơng-nơng nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.Quá trình hợp tác, liên kết kinh tế Việt Nam - ASEAN cũng là một quá trình tạo những thay đổi nhất định đối với phương thức vận hành, và cách thức hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.
-Một là, góp phần định hướng lại mơ hình tăng trưởng, chuyển sang mơ hình cạnh tranh trên thị trường mở, thực chất là hướng ngoại, dựa vào xuất khẩu và trên cơ sở lợi thế so sánh.
-Hai là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các thể chế và nguyên tắc cơ bản của hệ thống kinh tế thị trường nhằm tạo một sân chơi bình đẳng và minh bạch, thúc đẩy quá trình hình thành các thể chế thị trường hiện đại.
-Ba là, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chống độc quyền doanh nghiệp.
-Bốn là, thúc đẩy đầu tư tư nhân, góp phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
-Năm là, góp phần thúc đẩy cải cách quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tăng cường hiệu lực điều hành và quản lý nhà nước, lấy yêu cầu hội nhập làm chuẩn để đặt ra mục tiêu, lộ trình cải cách.
Như vậy trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN, dưới sự lãnh đạo của Đảngchúng ta không những đã triển khai đồng bộ trên diện rộng các chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - ASEAN mà cịn chủ động, tích cực tham gia trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, đề xuất sáng kiến nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác liên kết giữa các nước.
Đặc biệt là sự thay đổi nhận thức của Đảng cịn ảnh hưởng tích cực đến những sự đánh giá của các nước lớn với Việt Nam, góp phần điều chỉnh chiến lược của ASEAN với Việt Nam.Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ giữa các nước lớn thay đổi, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại tích cực, năng động, thể hiện rõ những toan tính trong ván cờ chính trị thế giới. Nga từ chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” – hướng sang phương Tây thì nay đã chuyển sang chính sách “cân bằng Âu – Á” – hướng sang phương Đông, nhằm xác lập vị trí xứng đáng của mình trong cục diện chính trị khu vực Đơng Á, đồng thời tìm lại vị thế như Liên Xơ trước đây. Trong khi đó, Trung Quốc với vị
trí trung tâm tại khu vực đang có những lợi thế đáng kể trong chiến lược “một trục, hai cánh”, “một nam một bắc”, “trỗi dậy hịa bình” của mình. Trung Quốc đang hướng tới một vị trí quan trọng hơn trong cục diện thế giới nói chung, cục diện chính trị khu vực Đơng Á nói riêng, châu Á nói chung. Còn Nhật Bản, quốc gia vẫn được mệnh danh là “người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là chú lùn về chính trị” cùng với chính sách sử dụng sức mạnh kinh tế phục vụ mục tiêu chính trị, Nhật Bản đang mong muốn trở thành một cường quốc chính trị tương xứng với vị thế cường quốc kinh tế của mình trong cục diện chính trị khu vực châu Á. Các nước này không ngừng đẩy mạnh quan hệ với các nước Đông Nam Á như một chiến lược hàng đầu. Ngoài ba chủ thể chính (Nga, Trung Quốc, Nhật Bản) thì Mỹ (một quốc gia không thuộc châu Á) cũng được đề cập tới như một chủ thể quan trọng vì có vai trị chi phối mạnh mẽ tới cục diện chính trị khu vực Đơng Nam Á. Chính Mỹ là nhân tố xúc tác làm cho các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực đa dạng và ngày càng phức tạp.
Mỹ- một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu trên thế giới. Về chính trị, Mỹ đánh giá cao vai trị tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và ASEAN, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam theo hướng “sẽ phát triển quan hệ với Việt Nam sâu sắc hơn trên cơ sở cùng có lợi”, đồng thời mong muốn hợp tác chặt chẽ khi Việt Nam đảm nhận Chủ tịch ASEAN năm 2010. Hai bên tiếp tục hợp tác, trao đổi về dự kiến một số hoạt động song phương với Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp dự Hội nghị cấp cao về An ninh hạt nhân tại Washington tháng 4/2010; dự kiến các hoạt động tổ chức kỷ niệm 15 thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, thúc đẩy tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 2 tại Hà Nội và xúc tiến khả năng Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam trong dịp
này, Ngoại trưởng H.Clinton tham dự ARF và thăm Việt Nam vào tháng 7/2010. Trong chuyến thăm Việt Nam (2/2010), Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đơng Á - Thái Bình Dương Scot Marciel cho biết: Mỹ tiếp tục coi trọng tăng cường quan hệ sâu rộng với Việt Nam vì những lợi ích chiến lược lâu dài; coi Việt Nam có vai trị ngày càng quan trọng tại khu vực, muốn Việt Nam đóng vai trị quốc tế lớn hơn và hợp tác với Mỹ nhiều hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nhất là cương vị chủ tịch ASEAN năm 2010; khẳng định Mỹ sẽ xây dựng quan hệ Mỹ - Việt thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất đối với Mỹ ở khu vực và theo đó sẽ hợp tác với Việt Nam xử lý vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo không để cản trở mục tiêu trên. Lần đầu tiên trong QDR-2010 Mỹ xác định Việt Nam là nước cần xây dựng quan hệ chiến lược mới.
Về kinh tế, Mỹ khẳng định ủng hộ các cơng ty Mỹ, trong đó có các cơng ty dầu khí, đầu tư ở Việt Nam. Đại diện Thương mại Mỹ đề nghị hai bên tích cực hợp tác giải quyết một số vấn đề phía Mỹ quan tâm làm cơ sở để Mỹ đẩy nhanh xem xét cấp Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) cho Việt Nam, cơng nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và là “nước đang phát triển” theo cam kết BTA và WTO.
Giống như Mỹ, những năm đầu thế kỷ XXI, sự có mặt của Nga tại Đông Nam Á được đẩy lên một bước mới với những hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập, sơi động: Chính thức tham gia Hiệp ước Hợp tác hữu nghị ASEAN (2004); ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế (2004); tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN (2005); thành lập Trung tâm ASEAN tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow để thúc đẩy quan hệ Nga – ASEAN (2010); tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ hai (2010)… Ở thời điểm hiện tại, Nga tham gia hầu như tất cả các
hoạt động chính trị, đối thoại an ninh cũng như các hợp tác trong khn khổ ASEAN; trong đó, nước Nga đặc biệt chú trọng thảo luận những vấn đề về thiết lập trật tự thế giới đa cực với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, về an ninh năng lượng, an ninh môi trường, về kiến trúc an ninh khu vực… và đã có những đóng góp tích cực, được cộng đồng ASEAN đánh giá cao. Nga coi việc phát triển quan hệ và xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở với ASEAN, phù hợp với tiềm năng và lợi ích của mỗi bên là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược đối ngoại chung của nước Nga trong thế kỷ mới. Mối quan tâm của Nga đối với ASEAN khơng chỉ vì quyền lợi kinh tế mà cịn góp phần bảo đảm an ninh của Nga và không những thế, khối ASEAN khơng chỉ có vị trí quan trọng trên bàn cờ địa chính trị thế giới, nhất là sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn mà cịn là một nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng động, đang đóng góp vai trị chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác và liên kết khu vực, nhất là ở Đông Á, nơi gần gũi với vùng Viễn Đông của nước Nga rộng lớn. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Nga và ASEAN đã thỏa thuận và thực thi chính sách khuyến khích các cơng ty của Nga, của các nước thành viên ASEAN cùng tham gia đầu tư vào các dự án lớn, các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao, chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị xe hơi, xây dựng đường giao thông, kỹ thuật nông nghiệp, các thiết bị điện tử… Những lĩnh vực hợp tác quan trọng, then chốt của Nga với ASEAN là năng lượng, vận tải hàng không và vũ trụ.Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ nhất (Kuala Lumpur, 2005) và Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ hai (Hà Nội, 2010),....hợp tác kinh tế – thương mại của Liên bang Nga với các nước ASEAN trong so sánh với hợp tác chính trị – an ninh, quốc phòng còn khá khiêm tốn. Năm 2009, thương mại của Nga với ASEAN vào khoảng gần 6,8 tỷ USD – con số không vượt quá 0,5% thương mại của các
nước thành viên, dù trong khoảng thời gian này Nga là nước xuất khẩu