Trên cơ sở những nền tảng của việc đổi mới đường lối tư duy đối ngoại đã thiết lập được, đây là giai đoạn phát triển sâu rộng hơn nữa những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về hoạt động hợp tác với nước ngoài đặc biệt là quan hệ với các nước ASEAN. Triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam tiếp tục coi trọng việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước ASEAN khác. Việt Nam nhận thức rõ, chính sách khu vực “sở dĩ cần đặc biệt coi trọng vì tính chất địa lý - chính trị của nó, đồng thời vì nó là sự bắc cầu vào thế giới”[70,12]Các nước Đơng Nam Á có vai trị địa - kinh tế, địa -chính trị quan trọng đối với nước ta. Các quốc gia này có nền kinh tế năng động có mối liên quan chặt chẽ với Việt Nam cả về quốc phịng, an ninh và chính trị. Vì lẽ đó, Việt Nam tìm cách đóng góp vào hoạt động chung của các nước ASEAN theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế, giữa các nước phấn đầu xây dựng Đông Nam Á, thành một khu vực hồ bình, ổn định, khơng có vũ khíhạt nhân và
hợp tác cùng phát triển.Theo chủ trương, đường lối của Đảng, Việt Nam gia nhập ASEAN nhằm những mục đích:
Một là, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hồ bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, duy trì mơi trường quốc tế thuận lợi cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tham khảo kinh nghiệm phát triển, trình độ khoa học-kỹ thuật, kỹ năng điều hành quản lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triểnthuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần hỗ trợ thúc đẩy q trình cải cách và công cuộc Đổi mới.
Ba là, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đóng góp vào việc củng cố hồ bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Bốn là, thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực, nhất là các bên đối thoại của ASEAN, nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước lớn.
Năm là, tham gia ASEAN cũng là bước chuẩn bị, tích luỹ kinh nghiệm và tranh thủ sự ủng hộ tích cực nhằm tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả các thể chế hợp tác khác như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - ÂU (ASEM), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
Để cụ thể những chủ trương, mục đích ấy, trong từng kì Đại hội Đảng ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nghị quyết nêu rõ từng mục tiêu cụ thể càn đạt được. Vì thế giai đoạn 1996-2010 là giai đoạnbổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng. Một mặt, bằng sự lãnh đạo tối cao của mình Đảng chủ trương tăng cường hợp tác kinh tế sâu hơn nữa với các nước ASEAN, mặt khác sự chỉ đạo của Đảng là nhân tố thúc đẩy nước ta mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực: văn hóa-xã hội, an ninh, quân sự....
Trên cơ sở phát huy tinh thần của Đại hội VII, tại Đại hội VIII (tháng 6-1996) đã chính thức đánh dấu sự điều chỉnh trong chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền của Đảng ta. Lần đầu tiên, Đảng ta nêu rõ: “Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác”[13,121]. Nếu như Đại hội VI, Đảng chủ trương “cùng tồn tại hịa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau”, Đại hội VII Đảng mong muốn “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại hịa bình” thì ở đại hội VIII chủ trương của Đảng trong vấn đề quan hệ quốc tế đã đi vào chiều sâu bằng lời tuyên bố “Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới” trên cơ sở giữ vững các mối quan hệ truyền thống, láng giềng và khu vực. Như vậy, Đại hội VIII đã cụ thể hóa đối tượng quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ của ta với các nước lớn vừa bảo đảm cho sự hợp tác song phương vừa mở đường cho quan hệ đa phương. Hoạt động đối ngoại do Đại hội VIII đề ra có những định hướng chiến lược trong công tác chỉ đạo hoạt động đối ngoại trong thời gian tiếp đó. Định hướng này một lần nữa
khẳng định và bổ sung tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng (khóa VIII) (tháng 12/1997). Tại Hội nghị này Đảng đã nêu quan điểm về chính sách đối ngoại, mà cụ thể là công tác hội nhập quốc tế. Một mặt tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể, chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA. Mặt khác, mở rộng quan hệ đối ngoại để tranh thủ vốn, công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ. Đồng thời độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là cơ sở vững chắc để đẩy mạnh hơn nữa đoàn kết quốc tế nhằm góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đảng nhận thức rằng quan hệ kinh tế là nền tảng cho các mối quan hệ khác, từ quan hệ kinh tế mở ra mối liên kết về chính trị, an ninh- quốc phịng, văn hóa- giáo dục.....Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đồn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.Khi tham gia ASEAN, Việt Nam sẽ có cơ hội được hợp tác, giúp đỡ kinh tế trên các phương diện như: thương mại, hải quan, công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, lương thực, hợp tác về đầu tư, trong các lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, tài nguyên để dần dần phát triển ngang bằng với các thành viên trong khu vực. Việt Nam tham gia hội nhập ASEAN Việt Nam với các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong hiệp hội phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Với các chính sách về kinh tế được hội nhập,các chương trình phối hợp lập trường đối với các vấn đề thương mại của ASEAN.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 28/6 - 1/7/1996, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”[13,120-121]. Đại hội nêu rõ chủ trương: Tiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia Khối mậu dịch tự do (AFTA), cần xúc tiến tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khởi đầu cho quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN chính là việc cùng tuân thủ thực hiện các cam kết khi gia nhập. Ngay sau đó, Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (1/1/1996), cả Việt Nam và các nước ASEANcó điều kiện hơn nữa thúc đẩy quan hệ thương mại theo những quy định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)tích cực tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN,cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác ngoài ASEAN vào năm 2020.Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật đã được những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam phê duyệt:
- Thông tư 95/1998TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 15/1998 NĐCP về ban hành danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 1998 do Bộ tài chính ban hành.
- Quyết định 45/2005/QĐ-TTg phê duyệt hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên và các nghị định thư về hội nhập ngành do Thủ tướng chính phủ ban hành.
-Quyết định 257/2005/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc và biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc về vấn đề trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc do Thủ tướng chính phủ ban hành......
Nghị quyết của Đại hội 8 (tháng 6/1996) đã đề ra Chủ trương “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngồi; tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị truờng quốc tế”; “trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh xuất khẩu”; “điều chỉnh cơ cấu thị truờng để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp”; “tiến hành khẩn trương vững chắc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện để chủ động thực hiện cam kết trong khn khổ AFTA”.Có thể nói chỉ tới Đại hội VIII chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta mới được thể hiện rõ ràng và chi tiết đến như vậy. Điều này cho thấy sự thay đổi chiến lược và nhất quán trong chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội đối với đất nước. Nó cũng cho thấy Đảng ta nhìn nhận đúng đắn vai trị của q trình hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển toàn diện và chiến lược tương lai của cả một dân tộc. Lần đầu tiên các thuật ngữ như “hội nhập quốc tế”, “tích cực và chủ động thâm nhập” hoặc “chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới” hay “gia nhập các tổ chức APEC, WTO” được thể hiện mạnh mẽ, tạo ra một “kim chỉ nam” cho tồn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ này.
Ngay trong năm đầu tiên của thiên niên kỷ XXI, khi Việt Nam giữ vai trị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN khóa 34, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nhận định rằng: ASEAN đang đứng trước những thách thức như: tình trạng nghèo đói, sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa các nước, giữa các vùng trong một nước và trong khu vực, trong đó các vùng dọc Hành lang Đông – Tây của Tiểu vùng sơng Mê Cơng là một ví dụ điển hình. Do đó, trong chính sách phát triển, ASEAN khơng chỉ chạy theo tốc độ nhanh mà chính là phải coi trọng phát triển đồng đều và công bằng, đặc biệt là hỗ trợ các nước, các vùng tụt hậu. Dưới tác động của tồn cầu hóa, nếu khơng có những biện pháp hợp tác hữu hiệu, sự chênh lệch phát triển sẽ ngày càng lớn và nguy cơ hình thành hai nhóm nước giàu, nghèo trong ASEAN sẽ là thực tế khó tránh khỏi, và điều đó cản trở sự hợp tác hiệu quả của các nước thành viên ASEAN. Chính vì vậy, Việt Nam đã đề xuất chủ đề của Hội nghị này là “Ổn định, đoàn kết, tăng cường liên kết kinh tế và mở rộng hợp tác” được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí tán thành.Hội nghị AMM-34 theo đề nghị của Việt Nam, đã ra “Tuyên bố Hà Nội về nỗ lực chung của ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển vì sự tăng trưởng năng động và bền vững”. Có thể nói, đây là một đề xuất “đúng thời điểm”, “đúng nhu cầu, mong muốn” của tất cả các nước, tạo sự nhất trí cao.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TW đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam vào các thể chế kinh tế, trước hết là AFTA và sau đó là WTO trên tinh thần “phát huy tối đa nội lực”. Đây là Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt, là “kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta trên con đường hội nhập, một con đường khơng ít chơng gai mà chúng ta
phải vượt qua và nhất định vượt qua để giành lấy cơ hội cho phát triển”[84, 111].Tại Hội nghị cấp cao ASEAN (ngày 15/12/1997), các nhà lãnh đạo ASEAN đã thơng qua Tầm nhìn 2020, đưa ra viễn cảnh cho đến năm 2020, ASEAN sẽ là “Một nhóm hài hồ các dân tộc Đơng-Nam Á, rộng mở với bên ngồi, sống trong hồ bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Để thực hiện Tầm nhìn 2020, ASEAN đã đưa ra Chương trình hành động Hà Nội (HPA), được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Việt Nam (tháng 12/1998).
Tuy nhiên, nếu như chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một chiến lược lâu dài, thì những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và trong nước xảy ra thường xuyên, Đảng liên tục có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Theo đó, tháng 7/2003, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX họp và ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nghị quyết đã thể hiện những nhận thức mới của Đảng về nguyên tắc xác định đối tác và đối tượng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, nhấn mạnh: Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của Việt Nam; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.Về kinh tế, vượt qua những khó khăn thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, chúng ta đã tham gia tích cực các chương trình hợp tác, liên kết kinh tế như Hiệp định Đầu tư ASEAN (AIA), Khối Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) v.v…, đồng thời đưa ra sáng kiến phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây (WEC), tạo ra bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tăng kim ngạch thương mại Việt
Nam-ASEAN tăng tốc độ trung bình 15,8%/năm. So với năm đầu tiên tham gia hội nhập kinh tế ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2004 đã tăng gấp 1,8 lần. Kim ngạch thương mại tăng cùng với tiến trình thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Cho đến tháng 3/2005, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm 10.277 dòng thuế, tương đương 96,15% tổng số dòng thuế phải cắt giảm trong khn khổ CEPT/AFTA. Về đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm nay ASEAN đã đầu tư vào hơn 600 dự án với số vốn đăng ký là 11,385 tỷ đô la Mỹ, chiếm 23,38% tổng số vốn đầu tư nước ngồi, trong đó thực hiện được 5,019 tỷ