Cơ sở thực tiễn xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 30 - 41)

8. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu

nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng

1.2.1. Thẩm quyền thu thập, quản lý tài liệu lưu trữ ở Kho lưu trữ Trung ương Đảng

Nhận thức đúng về tầm quan trọng và giá trị của tài liệu lưu trữ, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác lưu trữ, ngay từ những buổi đầu giành được độc lập dân tộc. Ngày 03-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Thông đạt số 01-C/VP, trong đó đã xác định giá trị tài liệu lưu trữ, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm đối với việc gìn giữ tài liệu lưu trữ: “những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và “cấm không được huỷ những công văn, tài liệu ấy, nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép huỷ bỏ”. Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên đặt nền móng cho công tác lưu trữ Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về tổ chức, thành lập các cơ quan lưu trữ từ Trung ương đến địa phương và nhiều văn bản mang tính pháp quy về công

toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.

Về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, trước hết phải nói đến Quyết định số 20-QĐ/TW do Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI ban hành ngày 23 tháng 9 năm 1987. Đây là văn bản quy định cao nhất của Đảng chỉ đạo công tác lưu trữ của Đảng và của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quyết định số 20-QĐ/TW đã đánh dấu sự thành lập Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu sự hình thành hệ thống tổ chức lưu trữ của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện, đồng thời quyết định cũng xác định thẩm quyền thu thập của các kho lưu trữ cấp ủy Đảng. Cùng với Quyết định số 20-QĐ/TW, ngày 23-9-1987, Ban Bí thư còn ban hành Quyết định số 21-QĐ/TW về thành lập Cục Lưu trữ Trung ương Đảng trực thuộc Ban Bí thư. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng có nhiệm vụ giúp Ban Bí thư Trung ương quản lý thống nhất tập trung tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp quản lý Kho lưu trữ Trung ương Đảng. Thẩm quyền thu thập tài liệu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng gồm có:

- Tài liệu của các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương.

- Tài liệu của các ban tham mưu giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, tài liệu của các đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, báo, nhà xuất bản, trường Đảng trực thuộc Trung ương.

- Tài liệu của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Tài liệu của các lãnh đạo chủ chốt của Đảng.

Có thể nói, Quyết định 20-QĐ/TW về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là căn cứ quan trọng đối với công tác lưu trữ của Đảng và của Đoàn thanh niên. Tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam được tập trung quản lý thống nhất trong hệ thống kho lưu trữ cấp uỷ đảng nói chung và Kho lưu trữ Trung ương Đảng nói riêng.

Ngày 01/12/1999, Bộ Chính trị ra Quyết định số 71-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng, trong đó nêu rõ Văn phòng Trung ương Đảng có nhiệm vụ quản lý tập trung thống nhất Phông lưu trữ Đảng

Cộng sản Việt Nam; trực tiếp quản lý Kho lưu trữ Trung ương Đảng. Tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương có Kho lưu trữ Trung ương Đảng thuộc Văn phòng Trung ương, ở cấp tỉnh có kho lưu trữ tỉnh ủy thuộc văn phòng tỉnh ủy, ở huyện ủy có kho lưu trữ huyện ủy thuộc văn phòng huyện ủy.

Ngày 15/4/2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia. Theo quy định của Pháp lệnh, thành phần Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam được bổ sung thêm tài liệu lưu trữ của các tổ chức chính trị - xã hội và tài liệu lưu trữ của các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng, đồng thời là các cán bộ chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia 2001, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định 210-QĐ/TW ngày 06-3-2009 về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam để quy định rõ về thành phần tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống tổ chức lưu trữ Đảng phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia. Tại Điều 11 của Quy định 210-QĐ/TW quy định rõ hơn về thẩm quyền thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ của Kho lưu trữ Trung ương Đảng: “Cục Lưu trữ Văn phòng trung ương Đảng có thẩm quyền thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương; tài liệu của các uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đảng viên tiêu biểu của Đảng, tài liệu của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội”. Như vậy, so với Quyết định số 20-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI, thẩm quyền thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ của Kho lưu trữ Trung ương Đảng được bổ sung thêm :

- Toàn bộ tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Đảng, đồng thời là lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội.

Ngày 11/11/2011 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Lưu trữ, đây có thể nói là bước ngoặt mang tính lịch sử cho công tác lưu trữ nước ta. Luật Lưu trữ là một văn bản pháp luật cao nhất của nước ta từ trước đến nay về công tác lưu trữ. Tại khoản 8 điều 2 của Luật Lưu trữ quy định “Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội”. Việc thu thập, tiếp nhận tài liệu vào lưu trữ lịch sử cũng được quy định tại Điều 20 của Luật Lưu trữ: “Lưu trữ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Ngoài các văn bản quan trọng trên, Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về xác định giá trị tài liệu, phân loại, lập hồ sơ, xác định thời hạn bảo quản tài liệu... nhằm giúp cho công tác xác định nguồn và thành phần tài liệu của các cơ quan thuộc diện nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng đảm bảo chính xác, theo đúng nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 189-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng, trong đó tiếp tục khẳng định Văn phòng Trung ương Đảng có nhiệm vụ quản lý tập trung, thống nhất Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ của Trung ương Đảng.

Như vậy, theo tinh thần Luật Lưu trữ và các quyết định, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, về thẩm quyền quản lý Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thì Kho lưu trữ Trung

ương Đảng có thẩm quyền thu thập tài liệu của các cơ quan, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương, tổ chức tiền thân của Đảng; các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội.

1.2.2. Xác định các cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lưu tài liệu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng

- Theo Điều 20 của Luật Lưu trữ: “Lưu trữ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” [20, 22].

- Tại Điều 11 của Quy định 210 của Ban Bí thư quy định về thẩm quyền thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ của Kho lưu trữ Trung ương Đảng: “Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng có thẩm quyền thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương…” [29, 2].

Như vậy, theo quy định của các văn bản trên, thì đối tượng thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng hiện nay bao gồm:

- Các cơ quan lãnh đạo Đảng ở Trung ương.

- Các cơ quan tham mưu giúp việc Trung ương, các đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, báo, tạp chí, nhà xuất bản, trường Đảng trực thuộc Trung ương.

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Cụ thể:

- Về các cơ quan lãnh đạo Đảng ở Trung ương:

Tại Điều 9 của Điều lệ Đảng khóa XI quy định : “…Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ)’’ [13; 16,17].

Vậy, cơ quan lãnh đạo Đảng ở Trung ương gồm: + Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng

+ Ban Chấp hành Trung ương

- Về các cơ quan tham mưu giúp việc Trung ương: Tại Điều 14 của Điều lệ Đảng (khóa XI) quy định: “Cấp uỷ mỗi cấp lập các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Khi cần, cấp uỷ lập tiểu ban, hội đồng, tổ công tác…” [13; 26, 27].

Hiện nay, căn cứ vào các quyết định của Trung ương về thành lập các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, gồm có các cơ quan sau:

+ Các cơ quan tham mưu giúp việc Trung ương: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương;

+ Các ban chỉ đạo, hội đồng: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Hội đồng lý luận Trung ương;

+ Các đảng ủy trực thuộc Trung ương: Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy ngoài nước;

+ Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Các đảng đoàn, ban cán sự đảng: gồm 40 Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng trực thuộc Trung ương. Các đảng đoàn, ban cán sự trực thuộc Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư ra các quyết định thành lập trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương, như: Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng đoàn Hội liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đảng đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng các bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng…

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

1.2.3. Xác định thành phần tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng

Tại điều 2 của Quyết định số 20-QĐ/TW nêu rõ: “Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của Đảng và Đoàn Thanh niên có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn, bao gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị như bản chính) các tài liệu sau đây: chính cương, cương lĩnh, điều lệ, tuyên ngôn, tờ trình, đề án, biên bản, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận, thông tri, thông báo, thông cáo, công văn trao đổi và điện các loại, các báo cáo, sách và tạp chí của Đảng, tài liệu của các trường Đảng, truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu, nhật ký, hồi ký về lịch sử Đảng - kể cả phim chụp, phim quay, ảnh, tranh, micrôphim, đĩa ghi âm, băng ghi âm, băng ghi hình... và những tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng và đoàn các cấp; toàn bộ tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở cấp uỷ Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” [30, 1].

Về thành phần Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được quy định rõ tại điều 3 của Quyết định số 20-QĐ/TW, gồm:

“ - Tài liệu các tổ chức tiền thân của Đảng;

- Tài liệu của Đảng và các đoàn thể quần chúng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945;

- Tài liệu của các đại hội toàn quốc của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp, của Ban Chấp hành Trung ương, của các cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đây là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam);

- Tài liệu của các đảng bộ trực thuộc, các ban, Đảng đoàn, trường Đảng, báo, tạp chí, nhà xuất bản… của Đảng và Đoàn Thanh niên;

- Tài liệu của Trung ương Cục miền Nam, các Xứ uỷ, liên khu uỷ, khu uỷ, ban và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương đã giải thể;

- Tài liệu về thân thế sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ tỉnh, thành, đặc khu;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)