Một số nét cơ bản về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, của các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 41 - 52)

8. Bố cục của đề tài

2.1. Một số nét cơ bản về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, của các cơ

các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương

2.1.1. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương

Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương (được quy định tại điều 9, điều 15, điều 16, điều 17 của Điều lệ Đảng khóa XI), gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

1- Đại hội đại biểu toàn quốc

* Chức năng, nhiệm vụ

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ: đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương, quyết định số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết [13, 27].

* Tổ chức bộ máy

Khi tiến hành Đại hội, Đại hội đã bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra Tư cách đại biểu để điều hành và giúp việc Đại hội. Đại hội thông qua danh sách Ban Kiểm phiếu nhằm giúp Đại hội hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc đoàn đại biểu); kiểm phiếu bầu; lập biên bản kiểm phiếu; công bố kết quả bầu cử; ký biên bản bầu cử. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã trải qua 11 kỳ đại hội.

* Chức năng, nhiệm vụ

Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc.

Ban Chấp hành Trung ương có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có); xem xét việc chuyển uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế uỷ viên Trung ương chính thức khi khuyết; căn cứ tình hình thực tế, Ban Chấp hành Trung ương quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.

Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; quyết định số lượng uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư và uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Bộ Chính trị: có nhiệm vụ lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban

Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Ban Bí thư: có nhiệm vụ lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng: chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định [13, 28-31].

* Tổ chức bộ máy

Ban Chấp hành Trung ương thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc, khi cần thiết Ban Chấp hành Trung ương thành lập các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ (Điều lệ Đảng).

Ban Chấp hành Trung ương đã trải qua 11 nhiệm kỳ.

2.1.2. Các ban tham mưu giúp việc BCHTW, các cơ quan sự nghiệp của Đảng ở TW

Tại điều 14 của Điều lệ Đảng (khóa XI) quy định: “Cấp uỷ mỗi cấp lập các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương” [13, 26].

* Các ban tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương

Các ban tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập (riêng Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra, Ban Chấp hành Trung ương bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương).

quát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các ban tham mưu, giúp việc như sau:

Về chức năng: các ban tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách như: tổ chức, kiểm tra, kinh tế, đối ngoại, tuyên giáo, dân vận, nội chính, văn phòng, ...

Về nhiệm vụ: các ban tham mưu, giúp việc Trung ương có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu, đề xuất: các ban chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối của Đảng về lĩnh vực mình phụ trách;

- Thẩm định, thẩm tra: thẩm định, thẩm tra các đề án về lĩnh vực ban tham mưu trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát: các ban có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách về lĩnh vực mà ban theo dõi, phụ trách.

- Phối hợp:

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất, cụ thể hóa một số chủ trương của Trung ương về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực ban phụ trách; tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực ban theo dõi.

- Tham gia công tác xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối ban theo dõi:

- Thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư uỷ quyền. * Tổ chức bộ máy

bộ máy của các ban thường được tổ chức như sau :

- Lãnh đạo Ban: gồm trưởng ban và các phó trưởng ban

- Các đơn vị trực thuộc, gồm: văn phòng, vụ tổ chức - cán bộ, các đơn vị chức năng chuyên môn để giúp ban thực hiện toàn diện chức năng, nhiệm vụ của ban trên từng lĩnh vực phụ trách. Các đơn vị chức năng chuyên môn như: Vụ Tuyên truyền, Vụ Giáo dục, Vụ Khoa học xã hội, Vụ Khoa học tự nhiên Công nghệ, môi trường, Vụ Sức khoẻ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tôn giáo, Vụ Địa phương, Tạp chí chuyên ngành…

* Các cơ quan sự nghiệp của Đảng: Báo Nhân dân, Tạp chí cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Chức năng, nhiệm vụ:

Đây là các cơ quan sự nghiệp Trung ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Riêng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về mặt nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính Phủ. Các cơ quan này là những cơ quan hoạt động trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở trong nội bộ Đảng cũng như ngoài xã hội.

Tổ chức bộ máy

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Trung ương giao, tổ chức bộ máy của các cơ quan sự nghiệp của Trung ương Đảng được tổ chức như sau:

+ Lãnh đạo cơ quan:

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gồm giám đốc và các phó giám đốc (riêng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật có giám đốc kiêm tổng biên tập, các phó giám đốc kiêm phó tổng biên tập).

+ Các đơn vị trực thuộc: gồm các đơn vị như: văn phòng, vụ tổ chức - cán bộ, các ban chuyên môn, các trung tâm, các viện, học viện, các khoa, các vụ và đơn vị để giúp cơ quan thực hiện toàn diện chức năng, nhiệm vụ của mình trên từng lĩnh vực phụ trách.

2.1.3. Các đảng ủy trực thuộc Trung ương

Theo điều 26, điều 28 của Điều lệ Đảng khóa XI và các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đảng uỷ trực thuộc Trung ương, có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ của các đảng uỷ như sau:

* Chức năng, nhiệm vụ

Đảng uỷ là cấp uỷ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có chức năng lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ quan Trung ương, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan và đoàn thể trực thuộc vững mạnh.

Đảng uỷ có nhiệm vụ:

- Lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; tham gia với lãnh đạo các bộ, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc khối, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của

các cơ quan Trung ương.

- Lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong cơ quan.

- Lãnh đạo Đảng bộ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật Đảng, đoàn kết nội bộ; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, suy thoái về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các tổ chức đảng trực thuộc trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương về tổ chức sinh hoạt Đảng; bồi dưỡng cấp uỷ viên; chăm lo công tác phát triển đảng viên; thực hiện công tác khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định.

- Lãnh đạo Đảng bộ thực hiện các chủ trương của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhiệm vụ quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước; quản lý tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài theo quy định ” [13; 44,45,47,48].

* Tổ chức bộ máy

Bộ máy tham mưu, giúp việc của các Đảng ủy hiện nay gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, cơ Kho lưu trữ Trung ương Đảngnghiệp Trung ương có thêm Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Đảng ủy Ngoài nước không có Ban Dân vận, mà có Ban Công tác quần

chúng.

2.1.4. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương

Căn cứ vào Quy định số 172-QĐ/TW của Bộ Chính ngày 07/3/2013 về chức năng, nhiệm vụ của các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương, có thể khái quát như sau:

* Chức năng, nhiệm vụ

Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương có nhiệm vụ:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể , quán triệt và tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp.

+ Phối hợp với các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và Đảng uỷ cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

- Tổ chức bộ máy:

Đảng đoàn, ban cán sự đảng được thành lập văn phòng giúp việc có nhiệm vụ chủ trì phối hợp chuẩn bị nội dung, tài liệu, dự thảo văn bản cho Đảng đoàn, ban cán sự đảng; ghi biên bản cuộc họp; tiếp nhận và chuyển giao tài liệu cho các thành viên, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài

đảng đoàn, ban cán sự đảng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện và đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.

2.1.5. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tuyên truyền động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân... MTTQ Việt Nam tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động [17;5-9, 14].

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thành viên của MTTQ Việt Nam, là đại diện cho công nhân, công chức, viên chức, người lao động, thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động hội viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 41 - 52)