Tác động của nghèo đói đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp khắc phục những rào cản trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Tác động của nghèo đói đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Đói nghèo xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng hiện tƣợng nghèo đói trở nên phổ biến hơn. Nghèo đói là nguyên nhân đồng thời là hệ quả của tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng, bệnh tật, thất nghiệp, mù chữ, thiếu thốn về nhà ở, dinh dƣỡng và chăm sóc y tế.

Đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe: Ngƣời nghèo khơng có đủ điều kiện

tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngƣời nghèo là nhóm ngƣời có thu nhập thấp, do vậy, khi ốm đau, ngƣời nghèo thƣờng tìm cách “tự chữa trị” trƣớc khi nghĩ đến việc tới các bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đa phần ngƣời nghèo chỉ thực sự phát hiện ra bệnh của mình khi đã ở vào tình trạng nguy kịch và ảnh hƣởng tới tính mạng. Trên thế giới hiện nay có gần 1/3 dân số khơng đƣợc tiếp cận với các thuốc chữa bệnh cơ bản (thuốc đáp ứng nhu cầu y tế tối thiểu của một ngƣời dân).

Về nhu cầu dinh dưỡng: Ngƣời nghèo thƣờng khơng có đủ điều kiện để

đáp ứng nhu cầu về dinh dƣỡng căn bản cho bản thân. Theo báo cáo mới nhất của UNDP, mặc dù số ngƣời nghèo đói trên thế giới đã giảm mạnh trong hai thập kỷ qua nhƣng hiện vẫn còn khoảng 870 triệu ngƣời suy dinh dƣỡng mãn tính, trên thế giới cứ 7 ngƣời thì có 1 ngƣời phải đi ngủ với “cái bụng rỗng

không”. Khi vấn đề lƣơng thực, thực phẩm khơng đƣợc đảm bảo thì việc tái sản

xuất sức lao động của con ngƣời gặp nhiều khó khăn, điều này khơng chỉ làm ảnh hƣởng tới năng suất lao động mà còn khiến ngƣời nghèo dễ lâm vào tình

26

trạng đau yếu, bệnh tật. Do đó, ngƣời nghèo lại càng trở nên nghèo khó hơn khi vấn đề dinh dƣỡng không đƣợc đảm bảo.

Đối với vấn đề nhà ở của người nghèo: Ngƣời xƣa thƣờng có câu “có an cư mới lạc nghiệp”, “an cư” khơng chỉ đƣợc hiểu là có đƣợc một chỗ ở cố định, lâu

dài mà chỗ ở đó phải vững trãi giúp con ngƣời yên tâm lao động sản xuất và sinh hoạt. Tuy vậy, hiện nay, có khoảng 1 tỷ ngƣời – 1/3 dân số thế giới phải trú ẩn trong những ngôi nhà tạm, nhà hỏng, sống trong cảnh điều kiện bấp bênh. Tại khu vực châu Phi (vùng Sahara) tốc độ tăng trƣởng đô thị và tốc độ gia tăng các khu nhà ổ chuột đều ở mức cao nhất. Thêm vào đó, tình hình cịn đặc biệt đáng lo ngại đối với những ngƣời tị nạn. Sau nhiều năm xảy ra xung đột, thế giới vẫn còn một số lƣợng lớn dân số phải sống tị nạn trong các trại, công việc bị hạn chế và cơ hội giáo dục cũng nhƣ dịch vụ y tế khơng đầy đủ. Do đó, khơng hề ngạc nhiên khi những ngƣời tị nạn đều phải sống phụ thuộc vào các chƣơng trình cứu trợ, sống trong cảnh nghèo khổ và khơng bao giờ nhận ra tiềm lực của chính họ4

.

Đối với vấn đề giáo dục: Giáo dục là một trong những nhu cầu cơ bản của

con ngƣời. Song, đa phần những ngƣời dân nghèo không đƣợc tiếp cận với nhu cầu này. Trên thế giới có khoảng 100 triệu trẻ em khơng đƣợc đến trƣờng. Việt Nam mặc dù đã hoàn thành phổ cập Trung học Cơ sở và đang thực hiện phổ cập trình độ Trung học Phổ thơng song tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn còn rất cao. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng với trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Ở những khu vực này, trẻ em ít có cơ hội đƣợc tiếp cận các thông tin về văn hóa, giáo dục do bố mẹ các em khơng có tiền đóng học phí và mua sách vở cho con, do thiếu trƣờng thiếu lớp, do đƣờng sá xa xôi, .v.v.. Hậu quả là, các trẻ em ở các thế hệ nối tiếp lại bị rơi vào vỏng luẩn quẩn với những nghề có thu nhập thấp, bị bóc lột sức lao động, dễ bị xâm hại về thể chất cũng nhƣ tinh thần và nghèo lại hồn nghèo, thậm chí là nghèo hơn thế hệ cha mẹ của các em.

4 Theo Bộ LĐTB&XH, Để nghèo đói khơng cịn là lực cản đối với quá trình phát triển, http://www.molisa.gov.vn, cập nhật ngày 17.10.2012

Đối với vấn đề việc làm: Quyền đƣợc lao động không phải là một quyền cơ bản nhƣng là phƣơng tiện mấu chốt để giúp ngƣời dân thốt khỏi đói nghèo. Hiện nay, ngƣời nghèo ở nƣớc ta chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công việc chủ yếu là làm nông nghiệp. Tuy vậy, với phƣơng thức canh tác lạc hậu, thiếu đất sản xuất lại khơng có điều kiện tiếp cận với vấn đề văn hóa, giáo dục, .v.v. nên ngƣời nghèo lại chính là đối tƣợng thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Do đó, ngƣời nghèo rất khó có thể tìm đƣợc một cơng việc có thu nhập cao dựa vào tay nghề của chính mình. Ngồi việc quẩn quanh với đồng ruộng, trong thời gian nông nhàn, ngƣời nghèo thƣờng cố gắng kiếm thêm thu nhập cho gia đình bằng việc đi làm thuê làm mƣớn, phụ hồ, .v.v. song nhìn chung là những cơng việc thời vụ, tạm bợ, vất vả và chứa đựng nhiều mối rủi ro.

Đối với vấn đề mơi trường: Ngƣời nghèo thƣờng nghĩ tới lợi ích trƣớc mắt

trƣớc khi tính tới các lợi ích lâu dài. Nghèo đói khiến ngƣời ta phải vào rừng chặt gỗ quý để mƣu sinh thay vì tham gia vào dự án trồng rừng của nhà nƣớc để thu lợi sau vài năm; nghèo đói khiến ngƣời dân tìm mọi cách để săn bắt và buôn bán những loại động vật quý hiếm thay vì tìm cách bảo vệ chúng.

Nghèo đói và những bất ổn về chính trị, trật tự an tồn xã hội: Nghèo đói

kéo theo những bất ổn về chính trị. Thật vậy, ngƣời nghèo xét tới cùng là lực lƣợng yếu thế trong xã hội, với ngƣời nghèo, mọi nhu cầu cơ bản và sơ đẳng nhất đều chỉ đƣợc thỏa mãn ở mức tối thiểu (dƣới mức trung bình của một cộng đồng dân cƣ). Do vậy, để có nguồn thu nhập, ngƣời nghèo sẵn sàng chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm thậm chí phạm pháp. Những làn sóng biểu tình địi thành lập các khu tự trị và các quốc gia độc lập ở một số nƣớc trên thế giới trong thời gian vừa qua chính là hệ quả của tình trạng đói nghèo.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, ô nhiễm mơi trƣờng và tình trạng bất ổn về chính trị có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau. Do đó, nếu tình trạng nghèo đói đƣợc cải thiện thì sẽ có

28

tác động tích cực tới những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội khác. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cấp bách nhƣng đồng thời là nhiệm vụ lâu dài khơng chỉ địi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân mà trên hết là sự hợp tác từ phía cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp khắc phục những rào cản trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)