Những rào cản trong cơ chế thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp khắc phục những rào cản trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Một số rào cản chủ yếu ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện chính sách xóa

2.2.4. Những rào cản trong cơ chế thực hiện

Trƣớc khi ngƣời nghèo có thể nhận đƣợc những ƣu đãi từ các chính sách XĐGN của nhà nƣớc thì ngƣời nghèo phải đƣợc công nhận là hộ nghèo theo quy định tại Thơng tƣ hƣớng dẫn quy trình điều tra, rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm của Bộ Lao động TB&XH. Trên địa bàn huyện Võ Nhai, cơng tác điều tra, rà sốt hộ nghèo đƣợc tiến hành từ 01/10 đến 20/11 hàng năm. Quy trình rà sốt, bình xét hộ nghèo đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1, bình xét ở cấp thơn: Các thơn, xóm tổ chức họp bình xét, lập danh

sách hộ nghèo và hộ cận nghèo. Tổng hợp thông tin về đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 01/10 và nộp về Ban chỉ đạo giảm nghèo xã trƣớc ngày 01/11 hằng năm. Chủ trì Hội nghị bình xét ở cấp thơn là Trƣởng thơn. Tham dự Hội nghị gồm đại diện Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cán bộ giảm nghèo, Bí thƣ chi bộ, Chi hội Trƣởng các chi hội đoàn thể ở xóm, tổ dân cƣ; các hộ có tên trong danh sách đƣa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong xóm, tổ dân cƣ (hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình trong thơn tham dự). Việc bình xét

phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín). Kết quả biểu quyết phải có trên 50% số ngƣời tham dự đồng ý.

Bước 2, bình xét ở cấp xã, thị trấn: Ban chỉ đạo giảm nghèo xã tổng hợp

kết quả phân loại hộ gia đình từ các thơn và thực hiện kiểm tra hộ nghèo ở các thơn, xóm. Nếu có sai sót, Ban chỉ đạo giảm nghèo xã tiến hành rà sốt lại địa bàn. Sau đó, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo chính thức đã phê duyệt gửi phòng LĐTB&XH huyện trƣớc ngày 15/11 hằng năm.

Bước 3,bình xét ở cấp huyện: Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Võ Nhai,

Phòng LĐTB&XH kiểm tra, quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các xã, thị trấn gửi lên. Nếu có sai sót trên cơ sở so sánh tỷ lệ hộ nghèo năm trƣớc, huyện tiến hành chỉ đạo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã rà sốt, kiểm tra lại. Sau đó, phịng LĐTB&XH huyện tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo chính thức đã phê duyệt trên địa bàn báo cáo Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên trƣớc ngày 20/11 hằng năm để tỉnh nắm số liệu.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Võ Nhai, quy trình bình xét hộ nghèo diễn ra một cách cơng khai, đảm bảo tính khách quan và dân chủ. Tuy nhiên, qua khảo sát ở một số địa phƣơng trên địa bàn huyện, tác giả nhận thấy, việc thực hiện quy trình này vẫn diễn ra chƣa nghiêm túc, do đó, gây nhiều bất bình trong nhân dân.

Về quy trình bình xét hộ nghèo: ở một vài địa phƣơng khi tiến hành bình

xét hộ nghèo ở cấp thơn, xóm khơng có đại diện của Ủy ban nhân dân xã tham gia, do đó, đã xảy ra tình trạng Trƣởng xóm để các hộ gia đình trong dịng họ dù không thuộc diện nghèo vẫn đƣợc công nhận và đƣa vào danh sách hộ nghèo để hƣởng ƣu đãi. Trái lại, một số hộ nghèo thực sự thì khơng đƣợc xếp vào hộ thuộc diện nghèo. Điều này bắt nguồn từ cả hai phía cán bộ cơ sở và hộ nghèo tại địa phƣơng. Về phía cán bộ, một số cán bộ thơn xóm cịn có tâm lý cả nể, quan liêu

“một người làm quan cả họ được nhờ” tạo điều kiện cho gia đình ngƣời thân

58

đình, một số hộ gia đình tuy đủ điều kiện thốt nghèo nhƣng khơng muốn ra khỏi diện nghèo để có thể tiếp tục đƣợc nhận ƣu đãi vay vốn, trợ giá điện sinh hoạt, cấp thẻ BHYT. Qua trao đổi, ơng Dƣơng Hồng Lam, cán bộ phịng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện Võ Nhai cho biết: “việc thực hiện chấm điểm rà

soát hộ nghèo ở một số địa bàn gặp khó khăn do người dân khơng có thiện chí hợp tác, một số hộ gia đình vì khơng muốn thốt khỏi diện nghèo nên đã chủ động mang đồ dùng trong nhà (trâu, bò, tivi, tủ lanh..) đi gửi, đi giấu”. Ơng có

nói một câu hài hƣớc rằng: “gia đình nghèo bây giờ là “danh hiệu” rồi”. Quả thực, bản thân ngƣời nghèo thiếu rất nhiều nguồn lực để vƣơn lên thoát nghèo, song dƣờng nhƣ việc nhận đƣợc quá nhiều các khoản ƣu đãi từ chính sách đói nghèo đã vơ hình chung gây ra tâm lý ỷ lại khơng muốn thốt nghèo thậm chí “cần nghèo” của đối tƣợng thụ hƣởng.

Công tác chỉ đạo, điều hành: việc chỉ đạo công tác giảm nghèo trong Ban

chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo của huyện Võ Nhai chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục. Một số thành viên trong ban chƣa chủ động trong cơng việc, ít đi cơ sở để chỉ đạo giúp đỡ địa phƣơng thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, để xảy ra tình trạng gian lận trong bình xét hộ nghèo ở cơ sở.

Cơ chế giám sát, phối hợp: cơ chế giám sát, phối hợp giữa các cấp các

ngành còn lỏng lẻo trong quá trình thực thi. Ngƣời dân rất cần vốn, các địa phƣơng rất cần nguồn vốn để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Thế nhƣng, không phải địa phƣơng nào khi đƣợc duyệt nguồn vốn hỗ trợ rồi cũng sử dụng đƣợc nguồn vốn đó một cách hiệu quả. Trong quá trình khảo sát thực tế tại xã Vũ Chấn, tác giả đƣợc biết, vào đầu năm 2012 xã Vũ Chấn đƣợc UBDN huyện Võ Nhai phê duyệt xây dựng dự án Cơng trình nƣớc sạch cho 60 hộ dân tại thơn Đồng Đình xã Vũ Chấn với số vốn thực hiện là 1 tỷ đồng. Trong quá trình tìm mặt bằng để xây dựng cơng trình này, Phịng Dân tộc huyện Võ Nhai, UBND xã Vũ Chấn có mời đại diện thơn là anh Triệu Văn Vụ (Trƣởng thơn Đồng Đình) tham gia. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi cơng và giám sát tổ chức thực hiện dự án nƣớc sạch, anh Vụ và chính quyền thơn Đồng Đình khơng đƣợc tham gia. Sau khi dự án kết thúc, chỉ có 25 hộ gia đình trong thơn Đồng Đình đƣợc hƣởng

nƣớc sạch từ cơng trình này. Lý do UBND xã Đồng Đình đƣa ra là thiếu vốn từ ngân sách Trung Ƣơng. Trong quá trình trao đổi với anh Vụ, tác giả đƣợc biết hiện ngƣời dân trong thơn Đồng Đình rất bức xúc về vấn đề này. Anh Vụ nói

“Dự án của Phịng Dân tộc là rất tốt, 1 tỷ đồng để xây dựng cơng trình nước sạch phục vụ cho nhu cầu của 60 hộ dân trong thơn Đồng Đình chúng tơi là q nhiều, nếu như để cho người dân chúng tôi tham gia giám sát, tham gia xây dựng cơng trình này, chắc chắn khơng có tình trạng thiếu vốn để chỉ xây dựng được cơng trình phục vụ cho 25 hộ trong thơn như hiện nay”.

Cơ chế phân bổ và quản lý nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo: Nguồn kinh phí thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững tuy lớn nhƣng phân bổ dàn trải và nhỏ giọt, chƣa có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Hiện nay, việc phân bổ các nguồn vốn đều đã có tỷ lệ phần trăm dành cho việc duy tu và bảo dƣỡng cơng trình nhƣng hầu hết các địa phƣơng đã sử dụng nguồn kinh phí dự phịng này vào trong q trình xây dựng, do đó khi cơng trình xuống cấp đã khơng có kinh phí bảo dƣỡng và sửa chữa dẫn tới tình trạng nhiều cơng trình cơng cộng bị bỏ hoang sau một thời gian ngắn sử dụng gây lãng phí nguồn lực của nhà nƣớc.

Về phương thức đánh giá mức độ nghèo đói của các hộ gia đình: Hiện

nay, chúng ta vẫn đang áp dụng tiêu chí đánh giá nghèo đơn chiều (đánh giá nghèo dựa trên thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình) để đo lƣờng mức độ nghèo đói của các hộ gia đình, tuy nhiên trong thực tế, sự nghèo khổ của một hộ gia đình khơng chỉ biểu hiện ở vấn đề thu nhập mà nó cịn đƣợc thể hiện thơng qua nhiều khía cạnh khác của cuộc sống nhƣ (mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; giáo dục; an ninh lƣơng thực; nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng..). Do đó, có thể nói rằng, tiêu chí đánh giá nghèo dựa trên thu nhập ở nƣớc ta đã trở nên lạc hậu vì nó khơng phản ánh đúng thực chất mức độ nghèo đói của các hộ gia đình. Từ việc khơng phản ánh thực chất mức độ nghèo đói của các hộ gia đình nên chúng ta khơng tìm ra ngun nhân chủ yếu dẫn tới nghèo đói của hộ gia đình, khơng biết các hộ gia đình nghèo thực sự cần nguồn

60

lực nào để có thể vƣơn lên thốt nghèo. Cũng chính vì thế mà các nguồn lực đầu tƣ bị dàn trải gây lãng phí, nhiều chƣơng trình chính sách chồng chéo.

Hơn nữa, mặc dù hiện nay chúng ta sử dụng đan xen các biện pháp nhƣ nhận dạng nhanh, phƣơng pháp định lƣợng, đánh giá nghèo có sự tham gia của ngƣời dân để đánh giá mức độ nghèo đói của các hộ gia đình, song mục đích cuối cùng vẫn quy ra thu nhập của các hộ gia đình, trong khi đó, việc thực hiện các biện pháp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, do đó việc xác định mức độ nghèo đói ở Việt Nam nói chung và ở Võ Nhai nói riêng hiện nay cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, hiện nay, những con số thống kê số lƣợng hộ thoát nghèo trong từng năm ở Việt Nam nói chung và ở trên địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng thực chất lớn hơn rất nhiều so với số hộ đã thoát nghèo thực sự.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai đã giảm đi rõ rệt, từ 42,7% năm 2011 xuống 28,3% năm 2013. Tỷ lệ hộ cận nghèo cũng giảm từ 17,6% năm 2011 xuống còn 12,9% năm 2013. Song bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thực hiện chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai trong thời gian qua đã và đang gặp phải nhiều rào cản làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo nhƣ cơ chế phân cấp quản lý và giám sát tổ chức thực hiện chƣơng trình XĐGN trên địa bàn huyện hiện nay cịn bị bng lỏng; trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp thơn cịn non kém về chun mơn và trình độ quản lý; các chính sách giảm nghèo thiên về hỗ trợ vật chất nhiều hơn do đó tạo ra tác động âm tính “khuyến khích người nghèo khơng muốn thốt nghèo”.

Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách XĐGN trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Võ Nhai cần có những biện pháp thiết thực hƣớng tới xóa bỏ những rào cản đang tồn tại trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

Ở HUYỆN VÕ NHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp khắc phục những rào cản trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)