9. Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu khái lƣợc về huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Bắc, cách thành phố Lạng Sơn 80 km về phía Nam, cách thành phố Thái Ngun 37 km về phía Đơng Bắc theo hƣớng quốc lộ 1B. Phía Đơng, Võ Nhai giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng; phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
Nhƣ vậy có thể thấy, Võ Nhai có vị trí tƣơng đối thuận lợi trong thơng thƣơng hàng hóa và giao lƣu văn hóa với một số huyện trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn) nhờ vị trí trung chuyển và trục đƣờng quốc lộ 1B nằm trải dài theo địa hình. Nếu biết tận dụng thế mạnh này, tƣơng lai Võ Nhai có thể trở thành trung tâm vùng cao Việt Bắc.
Đặc điểm địa hình của huyện Võ Nhai khá phức tạp, có thể chia thành 3 tiểu vùng nhƣ sau:
Tiểu vùng núi đá cao bao gồm các xã ở khu vực miền núi phía Nam của huyện, gồm các xã Cúc Đƣờng, Thần Sa, Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Nghinh Tƣờng, Sảng Mộc. Đây là tiểu vùng có nhiều thuận lợi về tài nguyên khoáng sản của huyện nhƣng cũng là tiểu vùng mà ngƣời dân có mức sống thấp nhất. Tiểu vùng thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B bao gồm các xã La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng và thị trấn Đình Cả. Đây là vùng sản xuất lúa, cây cơng nghiệp trọng điểm và trồng cây ăn quả đặc sản của huyện.Tiểu vùng núi thấp bao gồm các xã còn lại nhƣ Tràng Xá, Dân Tiến, Liên Minh, Bình Long và Phƣơng
36
Giao. Đây là vùng sinh thái nơng nghiệp, có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả của huyện.
Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi bắc bộ, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa, tập trung 91% lƣợng mƣa của cả năm, do vậy đã dẫn tới hiện tƣợng rửa trơi, xói mịn đất gây ảnh hƣởng xấu tới đời sống và sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng. Trong mùa khơ, lƣợng mƣa ít, nhiệt độ xuống thấp kèm theo hiện tƣợng sƣơng muối nên rất khó để có thể đẩy mạnh phát triển trồng cây hoa màu vụ đông.
Theo số liệu từ Chi cục thống kê huyện Võ Nhai, tính đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích tự nhiên tồn huyện Võ Nhai là 83.923,14 ha bao gồm diện tích đất nơng nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng (Xem phụ lục số 01). Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 61.979,09 ha, chiếm 73,85% tổng diện tích đất tự nhiên của cả huyện nhƣng chủ yếu là diện tích núi đá vơi khơng có rừng cây. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu quỹ đất (13,38%). Trong khi đó, diện tích đất chƣa sử dụng chiếm 7.467,30 ha, bằng 8,90% tổng diện tích đất tự nhiên và chủ yếu là diện tích núi đá khơng có rừng chiếm (6,39%).
Võ Nhai là địa phƣơng có nguồn tài ngun khống sản tƣơng đối đa dạng nhƣng trữ lƣợng nhỏ và phân bố rải rác. Một số loại khoáng sản đã bị khai thác cạn kiệt nhƣ vàng sa khoáng ở Thần Xa, phốt pho ở La Hiên. Một số loại có trữ lƣợng tƣơng đối lớn nhƣ đá vôi phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng lại chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ khai thác hợp lý do đó gây ơ nhiễm và phá huỷ cảnh quan mơi trƣờng tự nhiên.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt và diện tích đất canh tác hạn hẹp đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nơng dân ở huyện Võ Nhai. Vì vậy, trong thời gian tới, địa phƣơng cần có chính sách đẩy mạnh phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ để giúp ngƣời dân tạo việc làm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Huyện Võ Nhai hiện nay có 14 xã và 01 thị trấn. Trong đó có 11 xã vùng cao, 3 xã miền núi. Hiện nay, ở Võ Nhai có 8 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 36,6%; dân tộc Tày 22,12%; Nùng 19,58%; Dao 13,2%, Sán Chay 4,13%, H.Mông 4,09%; Sán Dìu 0,13%; các dân tộc khác (Thái, Hoa, Khơ Me, Mƣờng, Ngái, Ê đê, Chăm, H.Rê, Giáy, Cơ Tu) chiếm 0,15%. Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên cho Võ Nhai một bức tranh mang màu sắc đa văn hóa, các tộc ngƣời không sống tách biệt mà ken kẽ với nhau, đoàn kết cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Mật độ dân cƣ phân bố không đồng đều, tập trung đơng ở khu vực có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện và thƣa thớt ở những nơi có địa hình núi cao, giao thơng hiểm trở. Hiện nay, mật độ dân số trung bình ở Võ Nhai là 78 ngƣời/km2, trong đó Thị trấn Đình Cả là địa bàn có mật độ dân cƣ đơng đúc nhất (427 ngƣời/km2), mật độ dân cƣ thƣa thớt nhất là xã Thần Sa (24 ngƣời/km2
).
(Xem phụ lục số 02)
Võ Nhai có lực lƣợng lao động khá dồi dào, số ngƣời nằm trong độ tuổi lao động chiếm 67,3%; số ngƣời trên độ tuổi lao động chiếm 6,7%, còn lại là dƣới độ tuổi lao động. Nhƣ vậy, Võ Nhai là địa phƣơng có đặc điểm dân số trẻ, lực lƣợng lao động sẵn sàng tham gia lao động trong tƣơng lai còn rất lớn. Tuy vậy, lực lƣợng lao động này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lại chƣa qua đào tạo nên yếu và thiếu tay nghề. (Xem phụ lục số 03)
Với đặc thù là một huyện miền núi nên giá trị sản xuất trong ngành nông lâm nghiệp của huyện Võ Nhai vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành kinh tế (hơn 43%). Trong đó, giá trị sản xuất mang lại từ hoạt động nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn (27,1%), ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng của ngành sản xuất cơng nghiệp có xu hƣớng giảm và chủ
38
yếu đƣợc mang lại từ khu vực quốc doanh, đóng góp từ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi chiếm tỷ trọng nhỏ (1,4%). Điều này cho thấy hiện nay Võ Nhai chƣa phải là điểm đầu tƣ hấp dẫn thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ. (Xem phụ lục số 04).
Về tiềm năng du lịch, Võ Nhai có quần thể hang động Phƣợng Hồng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo xã Phú Thƣợng, hang Huyền, di tích mái đá Ngƣờm xã Thần Xa, rừng Khuân Mánh ở xã Tràng Xá. Đây là những thắng cảnh di tích đã đƣợc quy hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế những khu di tích này chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, đầu tƣ, tơn tạo của các cấp có thẩm quyền nên chƣa thu hút đƣợc nhiều du khách tới đây. Vì vậy, trong tƣơng lai, nếu tập trung đầu tƣ xây dựng thì những danh thắng này sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, thơng qua đó tạo thêm nhiều việc làm mới và mang lại thu nhập cho ngƣời dân.
Mặc dù trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, song nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đoàn thể mà trong giai đoạn 2011 – 2013 nền kinh tế xã hội huyện Võ Nhai đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn đang thay da đổi thịt từng ngày, hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây mới, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của bà con nhân dân. Cũng nhờ đó, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nói chung dần đƣợc cải thiện, nhóm ngƣời dân nghèo có cơ hội đƣợc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, đƣợc sử dụng nƣớc sạch và con cái đƣợc tới trƣờng. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ 6979 hộ (chiếm 42,7%) năm 2011 xuống 5986 hộ (chiếm 36,6%) năm 2012 và 4659 hộ (chiếm 28,3%) năm 2013.
Tuy vậy, cho tới nay, Võ Nhai vẫn là địa phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất tỉnh Thái Nguyên (Xem phụ lục số 05). Năm 2011, Võ Nhai có 11/15 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%, trong đó Liên Minh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (55,0%). Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm tƣơng đối đồng đều ở các địa phƣơng trên toàn huyện song vẫn ở mức cao, giao động từ 44% -
48%. Đến năm 2013, Võ Nhai vẫn cịn 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo giao động từ 34% - 39%. Bên cạnh đó, mức thu nhập của các hộ gia đình thốt nghèo chủ yếu xuay quanh mức chuẩn nghèo, do đó rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo trƣớc tác động tiêu cực của môi trƣờng. Kết quả giảm nghèo giữa các xã trên địa bàn huyện cũng có sự chênh lệch lớn, những địa phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất lại chính là những địa phƣơng có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất. Điều đó chứng tỏ rằng kết quả giảm nghèo ở Võ Nhai chƣa bền vững.
Trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phƣơng thời gian qua, tác giả nhận thấy có rất nhiều rào cản đã và đang làm hạn chế hiệu quả việc thực hiện chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng nhóm rào cản cụ thể.