3.2 .Các lĩnh vực hợp tác trọng tâm
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị
3.4.2. Một số kiến nghị
Để Việt Nam có thể tích cực, chủ động và tham gia có hiệu quả vào khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn 2012 – 2015, cần thực hiện ngay một số công việc cụ thể như sau:
3.4.2.1.Triển khai ngay một số chương trình, dự án ưu tiên
Để Việt Nam nhanh chóng tham gia hiệu quả vào hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2016, cần triển khai sớm một số công trình, dự án ưu tiên. Trong đó, đa số các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đã được nghiên cứu, khảo sát và phê duyệt trong khuôn khổ các đề án, chiến lược phát triển…của các bộ, ngành, địa phương.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường bộ trên trục quốc lộ 1, từ Lạng Sơn - Hà Nội qua Thanh Hóa - Vinh, tới Đông Hà (Quảng Trị) và kết nối với Lào qua cửa khẩu Lao Bảo.
- Xây dựng các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long. Tuyến đường có tổng chiều dài: 146,5 km, tiêu chuẩn: đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100-120 km/h.
- Xây dựng các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Tuyến đường có tổng chiều dài 148,63 km, tiêu chuẩn: đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80-100 km/h.
- Đẩy nhanh tiến độ phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thương mại của thành phố Móng Cái.
- Nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng một số cảng biển lớn; trong đó chú trọng các cảng: Cái Lân, Hải Phòng, Lạch huyện, Vũng Áng, Cửa Việt.
Các dự án hợp tác phát triển du lịch
Như phần định hướng hợp tác đã xác định, trong hợp tác du lịch Vịnh Bắc Bộ mở rộng, ta có tiềm năng lớn về du lịch biển đảo và lấy du lịch biển đảo
làm trọng tâm hợp tác. Do vậy, trong thời gian tới, tập trun mở rộng và phát triển một số tuyến du lịch như sau:
- Nâng cấp và mở rộng tuyến du lịch Hải Nam - Bắc Hải - Hạ Long - Cát Bà. - Mở các tuyến “du lịch rừng - biển” Côn Minh - Hà Nội - Hạ Long; Côn Minh - Hà Nội - Đồ Sơn; Côn Minh - Hà Nội - Linh Trường (Thanh Hóa).
Các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp
- Liên kết trong lĩnh vực sản xuất máy móc nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu, hóa chất dùng trong nông nghiệp tại Việt Nam; xây dựng các Trung tâm nghiên cứu lúa lai, mía đường, chế biến hoa quả nhiệt đới...
3.4.2.2. Đẩy mạnh công tác khảo sát, nghiên cứu để chủ động, tích cực hợp tác
- Trước mắt, cần tập trung nghiên cứu một số vấn đề, chương trình, dự án cụ thể như:
+ Tác động của hợp tác kinh tế VBBMR đối với các khuôn khổ hợp tác kinh tế khác trong khu vực...
+ Vấn đề sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại Trung Quốc- ASEAN và những tác động của nó đối với Việt Nam.
+ Mô hình hợp tác kinh tế xuyên biên giới, khả năng phát triển cảng biển Hải Hà và thành lập Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Móng Cái - Đông Hưng.
3.4.2.3. Thúc đẩy sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp
Để thực hiện hợp tác kinh tế VBBMR, cần có sự phối hợp tích cực, hiệu quả từ phía các địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, cần nhanh chóng thúc đẩy sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp vào các chương trình, dự án cụ thể thông qua các giải pháp như:
- Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp chủ động đề xuất các chương trình, dự án hợp tác quốc tế với Trung Quốc và các nước ASEAN trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR.
- Giao các bộ phối hợp với địa phương, doanh nghiệp, chủ động đề xuất tổ chức các diễn đàn theo chủ đề mà ta quan tâm và có cơ hội hợp tác lớn, chẳng hạn như: Diễn đàn hợp tác du lịch VBBMR; Diễn đàn doanh nghiệp khu vực VBBMR…Thông qua đó, để địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các dự án hợp tác cụ thể và tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN
Hợp tác kinh tế VBBMR là khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra trong sáng kiến “Một trục hai cánh” kể từ năm 2006. Qua 8 năm, đến nay có thể thấy sáng kiến nói trên đã thật sự đi vào thực tế cuộc sống và khuôn khổ hợp tác này từ chỗ mơ hồ, ít nhận được sự quan tâm của các nước trong khu vực, đã ngày càng có “diện mạo”, nội dung rõ ràng hơn, trở thành một minh chứng cho thấy sự thành công của Trung Quốc trong việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và gia tăng ảnh hưởng đối với các nước ASEAN, trong những năm đầu của thế kỷ 21.
Xu thế hợp tác Trung Quốc – ASEAN trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR là không thể đảo ngược, bởi hai lý do chủ yếu sau. Thứ nhất, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang vươn lên thành một cường quốc toàn diện; các nước ASEAN ngày càng thấy nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với nước này. Thứ hai, Trung Quốc đang và sẽ gia tăng hợp tác, ảnh hưởng nhiều mặt với ASEAN, trong bối cảnh Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược trở lại châu Á nói chung và địa bàn ASEAN nói riêng; Nhật Bản và các nước lớn khác cũng tăng cường ảnh hưởng ở địa bàn chiến lược này. Theo đó, hợp tác kinh tế VBBMR có ý nghĩa ngày càng quan trọng giúp Trung Quốc gắn kết hơn với ASEAN.
Từ bối cảnh khu vực nêu trên, cũng như định hướng mà Trung Quốc đã nêu trong bản Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR vào tháng 7/2012, có thể dự báo, nội dung của khuôn khổ hợp tác này sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất; hình thức hợp tác sẽ ngày càng phong phú, đa dạng; lĩnh vực, phạm vi hợp tác sẽ ngày càng được mở rộng; ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo đó, cùng với các dự án phát triển hạ tầng dọc theo Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, sự gắn kết giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ngày càng gia tăng; các chương trình, dự án hợp tác song phương, đa
phương giữa Trung Quốc với với từng nước hoặc nhóm nước ASEAN sẽ ngày càng nhiều và đi vào thực chất; phạm vi hợp tác kinh tế VBBMR sẽ được Trung Quốc mở rộng với sự tham gia của Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan…
Trong bối cảnh nêu trên, hợp tác kinh tế VBBMR đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội lớn và thách thức lớn. Khác với các nước ASEAN, Việt Nam có chung VBB với Trung Quốc và có mối quan hệ phức tạp với nước láng giềng này cả trong quá khứ và hiện tại. Do vậy, trong khuôn khổ hợp tác này, bên cạnh lợi ích kinh tế, Việt Nam còn phải đặc biệt chú trọng các vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh, đối ngoại…Trên thực tế, trong 8 năm vừa qua, Việt Nam đã tham gia hợp tác kinh tế VBBMR trong thế bị động, nhiều vấn đề còn mơ hồ; thiếu sự điều phối, phối hợp cả trong nước và với các nước ASEAN. Do vậy, Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình trong khuôn khổ hợp tác này và tham gia hợp tác chưa hiệu quả.
Để thành công trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR, thực tế đang đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động, sáng tạo nhiều hơn trong thời gian tới. Cùng với việc xác định chủ trương, đường lối, phương châm và xây dựng một lộ trình hợp tác hợp lý, cần phải đặt hợp tác kinh tế VBBMR trong tổng thể định hướng, chiến lược đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020, đặc biệt là về hợp tác với Trung Quốc và các nước ASEAN. Đồng thời, muốn hợp tác kinh tế đối ngoại thành công, cũng cần đặc biệt chú trọng giải quyết các vấn đề liên quan trong nước, như các vấn đề: Đoàn kết nội bộ; nghiên cứu, hoạch định chính sách; phát triển hạ tầng, nhân lực; nâng cao năng lực điều hành và phối hợp…
Thực tế và các yêu cầu nêu trên cho thấy, Đề tài này mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, khái quát thực trạng và vạch ra định hướng chung, chỉ ra một số công việc cấp bách cần làm trong hợp tác kinh tế VBBMR. Để Việt Nam có
thể hợp tác kinh tế VBBMR, cần có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, xây dựng một Chương trình hành động chi tiết như là chỉ dẫn để Việt Nam tham gia hiệu quả hợp tác kinh tế VBBMR. Bên cạnh đó, một loạt vấn đề như: Trung Quốc đề nghị mở rộng phạm vi hợp tác kinh tế VBBMR; sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế; xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới…cũng cần được nghiên cứu thấu đáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu tiếng Việt
1- Bộ Ngoại giao, Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR, tháng 6/2006
2- Bộ Ngoại giao, Bảy chương trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR, Tài liệu phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR tại Nam Ninh, Trung Quốc, tháng 7/2012.
3-Bộ Ngoại giao, Dự thảoLộ trình hợp tác kinh tế VBBMR, Tài liệu nội bộ, tháng 7/2012, trang 3.
4- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Quy hoạch hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2012-2016 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
5- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Đề án “Định hướng chính sách của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quan hệ với ASEAN”(Tài liệu lưu hành nội bộ)
6- Bộ Ngoại giao (2010), Tóm tắt nội dung Đề án về sáng kiến “Một trục hai cánh” của Trung Quốc (Tài liệu lưu hành nội bộ).
7-Bộ Ngoại giao (2012), Về kiến nghị thúc đẩy hợp tác 6 điểm của tỉnh Vân Nam với Việt Nam (Tài liệu lưu hành nội bộ).
8-Bộ Ngoại giao (2012), Báo cáo tình hình triển khai tham gia của Việt Nam trong khuôn khổ sáng kiến “Một trục hai cánh” (Tài liệu lưu hành nội bộ).
9-Hoàng Khắc Nam (2008), Hợp tác đa phương ASEAN+3: vấn đề và triển vọng, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
10-Học viện Ngoại giao (2010), 150 câu hỏi và đáp về ASEAN; NXB Thế giới.
11-Hồ An Cương (2003), Trung Quốc, những chiến lược lớn; NXB Thông Tấn
12-Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2006), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, quá trình hình thành và triển vọng, NXB Lý luận chính trị .
13-Miêu Thụ Bân, Hạ Phong, Xu thế lớn đảo du lịch quốc tế Hải Nam, NXB Văn hiến và KHXH Trung Quốc, các trang 129-137.
14-Ngô Doãn Vịnh (2011), Đầu tư và phát triển, NXB Chính trị quốc gia. 15-Nguyễn Quốc Trường, Để Móng Cái nhanh chóng phát triển, cùng Đông Hứng xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, tại Đông Hưng (Trung Quốc), tháng 11/2012 16-Nguyễn Văn Căn chủ biên (2009), Chiến lược hưng biên, phú dân của Trung Quốc; NXB Từ điển Bách khoa.
17-Nguyễn Thu Mỹ (2008), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3, NXB Khoa học xã hội.
18-Lê Mạnh Hùng (2010; 2011), Các bài phát biểu tại Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, năm 2010; 2011.
19- Phạm Văn Linh chủ biên (2010), Chiến lược biển Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia.
20-Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (2011), Việt Nam và Biển Đông, NXB Giáo dục Việt Nam
21-Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN-Vấn đề và triển vọng; NXB Thế giới.
22-Thời báo Kinh tế Việt Nam, Làm ăn ở Trung Quốc ngày càng khó,
số 6/7/2012.
23-Thông tấn xã Việt Nam (ngày 30/5/2007), Về kế hoạch hợp tác kinh tế xuyên VBB giữa Trung Quốc và ASEAN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 092-TTX.
24-Thông tấn xã Việt Nam (29/2/2008), Trung Quốc thúc đẩy Khu kinh tế VBB tỉnh Quảng Tây, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 047-TTX.
25-Thông tấn xã Việt Nam (ngày 23/4/2008), Hợp tác VBBMR, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 122-TTX, tr1- tr5.
26-Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các năm 2007- 2011), Báo cáo về tình hình Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR (Tài liệu lưu hành nội bộ).
27-Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kỷ yếu Hội thảo hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác Hai hành lang một vành đai.
28-Vũ Thị Bạch Tuyết, PGS – TS Nguyễn Tiến Thuận (2009), Giáo trình kinh tế quốc tế; NXB Tài Chính.
2.Tài liệu tiếng Trung
29- Quy hoạch phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây (Tài liệu tiếng Trung lưu hành nội bộ, do Ngân hàng Phát triển TQ cung cấp tháng 3/2011)
30-Cổ Tiểu Tùng chủ biên (2010), Báo cáo hợp tác phát triển VBBMR, NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
31-Dược Côn (2010), Hứa Ninh Ninh – mối duyên với ASEAN; NXB Đường sắt Trung Quốc.
32- Đỗ Bình (2011), Tiến vào Vịnh Bắc Bộ, NXB Văn hiến trung ương Trung Quốc.
33-Hạ Phong (2010), Xu thế lớn Đảo du lịch quốc tế Hải Nam, NXB Kinh tế Trung Quốc.
34-Lã Dư Sinh chủ biên (2011), Báo cáo hợp tác phát triển VBBMR 2011, NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
35-Trần Vũ chủ biên (2010), Bộ sách Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (các quyển 1, 2, 3); NXB Đại học Sư phạm Quảng Tây.
36-Ủy ban Cải cách và phát triển tỉnh Hải Nam Trung Quốc (2009), Sổ tay công tác thu hút đầu tư nước ngoài; Ủy ban Cải cách và phát triển tỉnh Hải Nam tự xuất bản.
37-Văn phòng Ban quản lý quy hoạch và xây dựng Khu kinh tế VBB Quảng Tây chủ biên và xuất bản (2010), Khái quát Khu kinh tế VBB Quảng Tây.
38-Văn phòng UBND TP Nam Ninh chủ biên (2010), Giới thiệu khái quát về Nam Ninh, NXB Đại học Sư phạm Quảng Tây.
39-Viện KHXH Quảng Tây (2010), Kỷ yếu Diễn đàn các cơ quan tham mưu hợp tác kinh tế VBBMR, tại Nam Ninh, Trung Quốc, tháng 6/2010.
40-Viện KHXH Quảng Tây (2012), Kỷ yếu Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại, giao thông Trung Quốc – ASEAN, tại Sùng Tả, Quảng Tây, tháng 4/2012.
41-Viện nghiên cứu phát triển VBB Quảng Tây (2010), Báo cáo tình hình mở cửa, khai thác Khu kinh tế VBB Quảng Tây 2006-2010; NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
42-Viện nghiên cứu phát triển VBB Quảng Tây và Viện KHXH Quảng Tây (2011), Báo cáo tình hình mở cửa, khai thác Khu kinh tế VBB Quảng Tây 2006-2010, NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
43-Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc (2009), Nghiên cứu khả thi Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Bằng Tường - Đồng Đăng
44-Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế thương mại quốc tế Trung Quốc (2009), Báo cáo nghiên cứu khả thi Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc).
45-Viện Nghiên cứu phát triển VBB Quảng Tây; Viện KHXH Quảng Tây, Báo cáo mở cửa, phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây năm 2011, NXB Văn hiến - khoa học xã hội Trung Quốc, các trang từ 91-128.
46-Tổng quan về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc/Trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
(http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050706234129/)
PHỤ LỤC
Bảng 1: Lƣợng thông quan tại các cảng chính trong khu vực vịnh Bắc bộ mở rộng năm 2011 Quốc gia Cảng Khối lƣợng thông quan (triệu tấn) Khối lƣợng chuyên chở qua container (triệu TEU) Bru-nây Muara 1.23 0.101 Campuchia Sihanoukville 2.22 0.223 Indonesia Jakarta 43.20 3.82 Tanjung Priok 42.03 4.71 Malaysia Kelang 170.83 8.87 Tanjung Pelepas 132.51 6.53 Mianma Yangon 2.77 0.085 Philippin Manila 70.32 3.16 Singapore Singapore 502.50 28.43
Thái Lan Laem Chabang 62.00 5.19
Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh/Cái Mép 56.30 4.11 Hải Phòng 15.69 0.954 Trung Quốc Quảng Đông Thâm Quyến 220.98 22.51