Quan điểm, chủ trương và một số chương trình hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 38 - 41)

1.1.1 .Vịnh Bắc Bộ

2.2. Sự tham gia của Việt Nam

2.2.1. Quan điểm, chủ trương và một số chương trình hợp tác

Quan điểm và chủ trương hợp tác

Nhìn chung Việt Nam và các nước ASEAN đã khá bị động trước những đề xuất về hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc. Tuy nhiên, quan điểm và thái độ của các nước ASEAN cũng đã dần định hình và rõ ràng hơn sau 7 lần tham gia Diễn đàn hợp tác VBBMR và các hoạt động liên quan do phía Trung Quốc tổ chức. Riêng Việt Nam, do ưu thế địa chính trị, vừa là nước có chủ quyền Vịnh Bắc Bộ, vừa là cầu nối giữa miền Tây Nam Trung Quốc với các nước ASEAN khác, nên Việt Nam là đối tác có vai trò quan trọng trong Hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapore cũng như hợp tác kinh tế VBBMR nói chung.

Qua 7 lần tham gia Diễn đàn hợp tác VBBMR với sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc, đến nay, Việt Nam đã xác định cần tích cực chủ động tham gia khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng này, thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia; đồng thời đóng góp vào sự phát triển, ổn định chung của khu vực. Các bộ, ngành của Việt Nam đã xây dựng một số Đề án về việc tham gia vào sáng kiến “Một trục hai cánh” của Trung Quốc.

Qua 7 lần tham gia các diễn đàn và đóng góp ý kiến vào “Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR”, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp các bộ, ngành xác định những lĩnh vực có lợi, ta có thể tham gia và chủ động trong khuôn khổ hợp tác này. Chẳng hạn, Việt Nam xác định các dự án hợp tác phát triển giao thông theo trục Nam Ninh – Singapore về cơ bản phù hợp lợi ích của ta trong phát triển cơ sở hạ tầng, do vậy có thể tham gia lĩnh vực hợp tác này.

Một số chương trình hành động hợp tác cụ thể

- Xây dựng các Đề án hợp tác: Để có kế hoạch tham gia chủ động và hiệu quả vào việc xây dựng, phát triển Hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapore, ngày 8/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 8918/VPCP-QHQT giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành địa phương liên quan nghiên cứu phương án tham gia của Việt Nam vào hành lang kinh tế nói trên...

Vào tháng 1/2011, Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển giao thông ở các khu vực kinh tế chính ở Bắc Bộ. Việt Nam cũng đã xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc đến năm 2020, trong đó hầu hết là các tuyến giao thông huyết mạch gắn với Hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapore. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang xây dựng, triển khai các quy hoạch, đề án phát triển hệ thống cảng biển, sân bay, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nói chung và tham gia hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng.

- Đóng góp kiến vào “Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR”: Các chuyên gia của Việt Nam cũng đã tích cực nghiên cứu, đóng góp kiến vào “Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR” mà Trung Quốc đưa ra tháng 6/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu: Bổ sung nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các

nước tham gia; đề nghị loại bỏ một số lĩnh vực, nội dung hợp tác “nhạy cảm”, không phù hợp lợi ích của ta như “phát triển tài nguyên biển”, “chính sách bầu trời mở”…; yêu cầu coi hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung” là một phần không thể tách rời của hợp tác kinh tế VBBMR…

Cuộc họp lần thứ 4 của Tổ chuyên gia liên hợp hợp tác kinh tế VBBMR, với sự tham gia của các chuyên gia Trung Quốc và 10 nước ASEAN, từ 1-3/6/2011, ở Bắc Hải, Quảng Tây, đã thông qua “Báo cáo khả thi về hợp tác kinh tế VBBMR”. Các bộ ngành/thành viên Ban Chỉ đạo của ta đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia của ta; đồng thời xác định rõ những nội dung, lĩnh vực ta có thể chủ động thúc đẩy trong hợp tác kinh tế VBBMR.

- Triển khai một số công trình, dự án cụ thể: Đến nay, Việt Nam đã triển khai nhiều công trình, dự án, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR, kết nối với Trung Quốc và các nước ASEAN như: Nâng cấp quốc lộ 1A, nằm trên trục dọc Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, phần qua lãnh thổ Việt Nam; triển khai xây dựng các tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng; nâng cấp các tuyến đường bộ Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hạ Long, tuyến đường ven VBB nối Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng- Nam Định-Thanh Hóa…đến Quảng Trị. Về cảng biển, cảng hàng không, Việt Nam đã và đang nâng cấp, hiện đại hóa, xúc tiến triển khai xây dựng các cảng biển quan trọng trong khu vực VBB như: Cái Lân, Lạch Huyện, Vũng Áng…; nâng cấp sân bay Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng…Đồng thời, Việt Nam cũng đã và đang tích cực nâng cấp các cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu trên đường biên giới Việt-Trung, Việt Lào, như: Móng Cái, Tân Thanh, Đồng Đăng, Hà Khẩu, Tân Thanh (giáp trung Quốc); Cầu Treo, Lao Bảo (giáp Lào)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)