1.1.1 .Vịnh Bắc Bộ
2.1. Lộ trình và các chƣơng trình hành động của Trung Quốc
2.1.1. Xây dựng Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây
Quảng Tây là tỉnh ven biển Nam Trung Quốc thuộc vùng Vịnh Bắc Bộ, giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 236.700 km2, dân số khoảng 50 triệu người. Hơn 10 năm trở lại đây, kinh tế của Quảng Tây phát triển nhanh chóng. Năm 2010, GDP đạt gần 900 tỷ NDT, tăng bình quân 12,4 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt 2.500 USD; Quảng Tây đứng đầu trong khu vực miền Tây Trung Quốc về ngoại thương, năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 18 tỷ USD. Một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng của Quảng Tây là kết quả hợp tác với ASEAN.
Ngày 16/01/2008 Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", đưa Khu kinh tế này lên tầm chiến lược quốc gia nhằm xây dựng khu vực này thành cơ sở trung chuyển hàng hoá, cơ sở mậu dịch, cơ sở chế tạo, trung tâm trao đổi thông tin chính... trong hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN. Phạm vi của Khu kinh tế này gồm thành phố Nam Ninh và 3 thành phố lớn ven biển là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải với tổng diện tích 42.500 km2
(chiếm 17,9% diện tích tỉnh Quảng Tây), dân số 12,6 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 4 triệu người (dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 10 triệu người. [42] Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây không chỉ có ưu thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ tuyến đầu và đầu mối quan trọng thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc - ASEAN, mà còn có vị trí, vai trò chiến lược không thể thay thế trong hợp tác khu vực và quốc tế. Vì vậy Chính phủ Trung Quốc coi Khu kinh tế Vịnh Bắc
Bộ Quảng Tây là một trong ba khu kinh tế hàng đầu, là "Khu hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế" quan trọng bậc nhất của Trung Quốc, có vai trò to lớn trong chiến lược cải cách, mở cửa và trở thành khu vực hợp tác trọng điểm của Trung Quốc với các nước ASEAN.
Theo đó, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh đầu tư phát triển khu vực này, tập trung vào xây dựng hệ thống cảng biển, đường cao tốc, các khu công nghiệp. Dự kiến trong 5 năm tới triển khai 2.375 dự án, với tổng số vốn khoảng 300 tỷ USD. Đến nay, Quảng Tây cũng đã được quy hoạch bài bản và đầu tư lớn để trở thành “đầu cầu” kết nối Trung Quốc với ASEAN, thông qua Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore. Cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ.
Về cảng biển, Quảng Tây đã thông qua "Quy hoạch tổng thể cảng bi ển Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây ", theo đó tại đây sẽ xây dựng 1.098 cầu cảng, trong đó có 533 cầu cảng nước sâu và vừa với lượng hàng hóa thông qua năm 2010 đạt 100 triệu tấn; năm 2012 đạt 230 triệu tấn; năm 2020 là 300 triệu tấn và năm 2030 sẽ đạt 500 triệu tấn. Đến lúc đó, cụm cảng của Quảng Tây sẽ có thể phát huy vai trò khu vực nền tảng vận chuyển hàng hoá quốc tế và KKT Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây sẽ thực sự là khu vực hạt nhân trong hợp tác khu vực VBBMR, trở thành tuyến đường chính nối liền Đại Tây Nam, thậm chí cả khu vực miền Tây Trung Quốc với ASEAN và thế giới. Hiện nay tại khu kinh tế đã có 3 cảng biển lớn là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải với năng lực thông qua hơn 100 triệu tấn/năm (Phòng Thành hơn 60 triệu tấn; Khâm Châu: 30 triệu tấn, Bắc Hải hơn 15 triệu tấn), sức chứa container đạt 560.000 TEU, có thể tiếp nhận tàu trên 60.000 tấn, đã thực sự trở thành con đường chính ra biển của khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc. Năm 2008, khối lượng hàng hóa thông qua các cảng trên đã đạt 90,87 triệu tấn và năm 2009 đạt hơn 100 triệu tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Để khai thác tổng hợp tài nguyên
cảng biển , ngày 14/2/2007 tỉnh Quảng Tây đã thành lâ ̣p Tâ ̣p đoàn cảng vu ̣ quốc tế Vi ̣nh Bắc Bô ̣ Quảng Tây . Tâ ̣p đoàn này tổng hợp cổ phần quốc hữu của Công ty Cảng vụ Phòng Thành , Công ty Cảng biển Khâm Châu, Công ty Cảng biển Bắc Hải và Công ty Đường sắt ven biển Quảng Tây , thực hiê ̣n quy hoạch, xây dựng, kinh doanh và quản lý thống nhất đối với các cảng biển chủ yếu trong khu vực Vi ̣nh Bắc Bô ̣ Quảng Tây.
Mạng lưới giao thông đường bộ tại Quảng Tây cũng được đầu tư phát triển mạnh. Đến nay, về cơ bản địa phương này đã xây dựng xong mạng lưới đường bộ trong toàn tỉnh với tổng chiều dài hơn 20.000 km, trong đó có hơn 7.000 km đường cao tốc nối Nam Ninh với các thành phố lớn trong và ngoài tỉnh kết nối với mạng đường cao tốc quốc gia. Từ trung tâm là TP. Nam Ninh, mạng lưới đường cao tốc đã kết nối liên thông với Bắc Kinh, Vân Nam, Quý Châu, cửa khẩu Hữu Nghị (giáp Việt Nam)... và với mạng đường sắt trong cả nước. Quảng Tây cũng đã xây dựng xong tuyến cao tốc dọc ven biển Vịnh Bắc Bộ dài hơn 500 km từ Phòng Thành - Khâm Châu - Bắc Hải đến bán đảo Lôi Châu. Riêng đoạn từ Phòng Thành đến Đông Hưng (giáp Móng Cái) dài gần 50 km còn là đường cấp 1, sắp tới sẽ xây dựng thành cao tốc. Đặc biệt, các tuyến đường sắt tốc độ cao 250 km/h từ Nam Ninh đến Quảng Châu, Nam Ninh đến Côn Minh cũng đang được xây dựng và theo kế hoạch có thể đưa vào sử dụng trong năm 2012. Khi đó, từ Nam Ninh đi Quảng Châu hoặc Côn Minh chỉ mất khoảng 3 giờ. Cây cầu dài 50 km bắc qua biển Chu Hải - Hồng Kông - Ma Cao cũng đã được khởi công xây dựng; sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Hồng Kông đến Hữu Nghị Quan chỉ còn 8 giờ.
Về công nghiệp, Trung Quốc đã quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây thành trung tâm công nghiệp với các ngành: nghiệp nặng, điện năng, lọc hóa dầu, hóa chất, sản xuất thép, kim loại mầu, cơ khí đóng tầu, sản xuất đường, giấy... Trung Quốc đã di chuyển nhiều nhà máy công nghiệp nặng từ
ba tỉnh Đông Bắc và các tỉnh miến Trung, miền Đông về khu vực này. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010) vừa qua, Quảng Tây đã tập trung phát triển theo định hướng: xây dựng Nam Ninh thành trung tâm thương mại, chế tạo công nghệ cao; Bắc Hải là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản; Khâm Châu phát triển ngành hoá dầu, chế tạo bột giấy; Phòng Thành là trung tâm trao đổi hàng hoá, phát triển ngành gang thép... Mấy năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây (gồm 4 Thành phố Nam Ninh, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải) vẫn phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt trên 15 %/năm, đã trở thành đầu tàu thúc đẩy kinh tế của Quảng Tây phát triển. Tuy chỉ chiếm gần 1/5 diện tích và 1/4 dân số toàn tỉnh nhưng Khu kinh tế này đã tạo ra hơn 1/3 tổng lượng kinh tế của tỉnh. Năm 2010, GDP của Khu kinh tế đạt 295 tỷ NDT; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 10 tỷ USD, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Quảng Tây.
Cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế cũng chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2000 cơ cấu giữa Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ là 31,1% - 26,0% - 42,9%, đến năm 2010 là 13,5% - 38,7% - 46,8%. Hiện nay Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây đang là trọng điểm thu hút đầu tư bên ngoài, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp lớn trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đầu tư vào Khu kinh tế này với tổng số vốn đăng ký hơn 15 tỷ USD để xây dựng các công trình lớn như hoá dầu (16 triệu tấn/năm), điện lực (hơn 2.000 MW), sản xuất thép (10 triệu tấn/năm), sản xuất giấy (30 vạn tấn/năm)... Trong đó: nhà máy lọc dầu Khâm Châu 10 triệu tấn/năm đã hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động; nhà máy lọc dầu Sang San 6 triệu tấn/năm cũng sắp xây dựng xong. Nhà máy nhiệt điện 1.400 MW đã đưa vào hoạt động 2 tổ máy từ năm 2008 và năm 2010 có thêm 2 tổ máy đi vào hoạt động;
nhà máy điện hạt nhân Khâm Châu cũng đã được khởi công xây dựng. Hai Tập đoàn gang thép lớn của Trung Quốc là Vũ Hán, Liễu Châu đã đầu tư hơn 62,5 tỷ NDT vào Phòng Thành để phát triển sản xuất thép (dự kiến đến năm 2012 sản lượng đạt 20 triệu tấn, sau nâng lên 30 triệu tấn/năm); Tập đoàn tin học Fujikhang của Đài Loan cũng đang triển khai ở Bắc Hải với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD...[42, tr91-128]