Triển khai đồng bộ sáng kiến “một trục hai cánh” và đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 36 - 38)

1.1.1 .Vịnh Bắc Bộ

2.1. Lộ trình và các chƣơng trình hành động của Trung Quốc

2.1.3. Triển khai đồng bộ sáng kiến “một trục hai cánh” và đưa ra

Lộ trình cùng 7 chương trình hợp tác cụ thể

Cùng với việc thúc đẩy hợp tác trong nước, gần đây Trung Quốc ngày càng chủ động, tích cực triển khai đồng bộ sáng kiến “Một trục hai cánh”,

trong đó, trọng tâm là hợp tác kinh tế VBBMR. Ở tầm khu vực, Trung Quốc cũng đã đề nghị đưa cơ chế này vào khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14 ở Bali, Indonesia ngày 18/11/2011, Trung Quốc đã đề xuất cùng hợp tác triển khai xây dựng Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng tích cực thúc đẩy hợp tác song phương với từng nước ASEAN để hỗ trợ kênh đa phương. Quảng Tây đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại và hợp tác chuyên môn với nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore.

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc cũng đã chủ trì tổ chức 7 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR liên tiếp hằng năm, từ năm 2006 đến nay. Nội dung các kỳ diễn đàn, nhất là hai kỳ gần đây, đang ngày càng đi vào thảo luận các chương trình hợp tác cụ thể như: hợp tác cảng biển; hợp tác tài chính, ngân hàng; xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới; kết nghĩa giữa các thành phố Trung Quốc- ASEAN…Đồng thời, Trung Quốc cũng đã thành lập Nhóm chuyên gia hợp tác kinh tế VBBMR; vận động các nước ASEAN và đã thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR …

Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR tháng 7/2012, Trung Quốc đã đề xuất bản “Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR” và “7 chương trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR”. Theo đó, bản Lộ trình đã xác định mục tiêu, nguyên tắc, mô hình và quy định về hợp tác kinh tế VBBMR; các lĩnh vực hợp tác chủ đạo; thiết lập chính sách và hệ thống pháp lý, hệ thống hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR. Trong khi đó, “7 chương trình hợp tác” đã xác định rõ các lĩnh vực hợp tác cụ thể gồm: Chương trình hợp tác cảng biển và Logistic; Chương trình hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo Hành lang kinh tế Nam Ninh –

Singapore; Chương trình hợp tác nông nghiệp; Chương trình thúc đẩy thương mại; Chương trình thúc đẩy đầu tư; Chương trình thúc đẩy tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào hợp tác kinh tế VBBMR; Chương trình xây dựng các cơ sở hợp tác kinh tế và thương mại VBBMR. Trong từng chương trình, lĩnh vực hợp tác, Trung Quốc đã đánh giá khá kỹ thực trạng hợp tác; xác định ý tưởng hợp tác chủ đạo và mục tiêu hợp tác; điều kiện hợp tác, nội dung hợp tác; cách thức tiến hành và đề xuất một số dự án hợp tác cụ thể…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)