Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng đạo đức mới cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 105)

2.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới đạo đức con ngƣời Việt Nam

2.3.3. Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng đạo đức mới cho con

Việt Nam hiện nay

Con người vốn là một loài động vật có sự hiểu biết cao cấp, nhưng sự hiểu biết đó cần có sự gạn lọc. Thông thường, khi nói đến mối quan hệ giữa người với người, chúng ta nghĩ ngay đến thái độ cư xử và chính thái độ cư xử của mỗi người đã nói lên đức tính đạo đức của cá nhân người đó, còn mức độ cao thấp thế nào là tuỳ thuộc vào các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội của mỗi cá nhân. Do vậy, thông qua cuộc sống hành xử hiện tại, chúng ta có thể thấy được giá trị đạo đức của mỗi cá nhân trong xã hội ấy.

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn trọng đạo lý, tình người: "trăm cái lý không bằng một tí cái tình". Vì thế trong cuộc sống họ luôn đề cao cái tâm, lối sống tình cảm, trọng nghĩa tình: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", "Lá lành đùm lá rách" giúp nhân dân ta có tư tưởng đoàn kết cùng nhau vượt qua thời hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ. Cuộc sống người Việt cũng thường chú ý nhiều tới quan hệ họ hàng, làng xóm sao cho khôn khéo, tế nhị.

Theo quan niệm của Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn bè. Năm mối quan hệ này phản ảnh được hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Trong gia đình vợ chồng phải hoà thuận, chồng xướng thì vợ phải tuỳ; cha phải hiền từ, biết thương yêu và nuôi dạy con cái; làm con cái phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; anh em phải

đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi trước hết phải có lòng trung thành trong quan hệ vua - tôi và trên dưới. Người dưới phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Người trên đối với kẻ dưới phải lấy chữ nhân để xử. Cái gì mình muốn thì cũng làm hết lòng cho người khác và ngược lại, cái gì mình ghét thì cũng đừng đem lại cho người khác. Nho giáo cho rằng, gia đình là một đất nước thu nhỏ, và ngược lại, quốc gia là một gia đình lớn. Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hoà thuận. Nho giáo đòi hỏi mỗi người trong gia đình phải biết giữ gìn và tuân theo lễ nghĩa, chỉ có lễ con người mới trở thành con người xã hội.

Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể mang ý nghĩa thực tiễn đối với xã hội hiện đại ở chỗ góp phần duy trì mối quan hệ lành mạnh của con người và ổn định trật tự xã hội. Song, mặt hạn chế của nó ở chỗ gò ép con người vào khuôn khổ “tôi - trung” đến mức người dưới không dám phê bình cái sai của người trên. Thuyết chính danh của Nho giáo cũng bó chặt con người vì đi kèm với nó là thuyết định phận, định mệnh bởi Trời. Chủ trương của Nho giáo mang tính thực dụng cốt đem lại lợi ích cho tầng lớp quí tộc phong kiến. Nó hướng con người ta tuân thủ một cách vô điều kiện mệnh lệnh của bề trên nhân danh thay trời giáo dưỡng dân ở chính cái thế giới bên này, mặc dù sự phũ phàng trong cuộc sống con người đang tiếp diễn do thể chế phong kiến đem lại.

Bù đắp lại mặt hạn chế, khiếm khuyết của Nho giáo, thuyết nhân quả của Phật giáo khẳng định sự tồn tại của thế giới mai sau mà sự chuyển tiếp của nó là luân hồi. Tính khả dĩ của việc tái sinh vào con đường được trở lại làm người trong Lục đạo theo Phật giáo đã thường xuyên nhắc nhở con người sống thiện, hành thiện để kiếp sau nỗi khổ không bị chồng chất thêm.

Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân bản như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác. Những nội dung đạo đức cơ bản và phổ quát có thể tìm thấy ở nhiều tôn giáo, trong đó có Phật giáo. "Nét lớn trong đạo đức Phật giáo chính là kêu gọi tình thương giữa người với người, cụ thể nhất và gần gũi nhất là cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái… và mở rộng ra là đối với đồng loại, muôn loài" [36, tr.204]. Có thể khẳng định giữa đạo Phật có mảng đạo đức mang tính đặc thù và có sự giao thoa với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam ta hiện nay. Nhân sinh quan Phật giáo với những yếu tố tích cực có những đóng góp nhất định trong xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền đạo đức xã hội. Đạo Phật có sự đồng hành lâu dài với loài người xuyên suốt lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã hoà nhập và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân và xã hội.

Trong xã hội hiện nay, gia đình là tế bào của xã hội nhưng tình cảm gắn bó giữa các thành viên lại trở nên mong manh, dễ vỡ bởi những yếu tố mặt trái của cơ chế thị trường chi phối. Nhiều trường hợp vì đồng tiền mà anh em đâm chém nhau, vợ chồng ly tán, những mối tình ngoài hôn nhân, có con ngoài giá thú. Vì đồng tiền mà mẹ đẻ cam tâm bắt con gái bán dâm ở tuổi vị thành niên, v.v. Xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là không thể đảo ngược. Những hiện tượng tiêu cực nêu trên sẽ có cơ bùng phát, phổ biến trong xã hội nếu không có những giải pháp thích hợp nhằm duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời xây dựng đạo đức mới cho con người cho phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.

Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn của nước ta, có tác dụng "chuyển mê khai ngộ" với con người. Nhân sinh quan Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng chứa đựng những yếu tố tích cực, nhân bản có vai trò và ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với sự hình thành và phát triển đạo đức cá nhân của con người Việt Nam hiện nay (quan hệ chồng vợ, về bổn phận đền đáp ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục của con cái đối với ông bà, cha mẹ), mà còn đối với cả đạo đức xã hội (vấn đề ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội).

Thứ nhất: Là người Việt Nam, ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời,

không ai trong chúng ta lại không biết đến những câu ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Nội dung ca dao trên đây thoạt đầu chỉ mang nội dung “kính - hiếu” của Nho giáo, song trên thực tế cuộc sống, Phật giáo cũng đưa ra những lời răn dạy tương tự. Phật giáo đã định ra ngày lễ Vu Lan để giới phật tử có cơ hội thực tri ân công lao cha mẹ, thể hiện tình thương kính của con người trong cõi trần gian bởi chân lý không bao giờ thay đổi là không có cha mẹ sinh thành và dưỡng dục thì không thể có chúng ta. Qua ngày lễ Vu Lan, người Việt đã nâng tình thương, lòng từ bi trở thành triết lý sống. Dân gian Việt Nam đã ví cha mẹ như là "Phật ở trong nhà" một cách tha thiết. Tinh thần từ bi, hỷ, xả của đạo Phật gắn bó bền vững với tâm thức dân tộc. Tình yêu thương đó đã gắn kết mọi người để vượt qua khổ đau, bất hạnh. Chỉ có thương yêu mới mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Tình thương và lòng nhân ái sẽ giúp con người từ bỏ dần tính ích kỷ, từ bỏ lòng tham lam, sự sân hận và từ đó cũng diệt trừ được tam độc (tham, sân, si) mà theo đạo Phật

chính là cội rễ nẩy sinh sự xung đột, chiến tranh, bạo hành trong xã hội. Thương người là đạo lý cơ bản nhất để làm người. Đạo Phật và dân tộc ta có mùa xá tội nhằm chuyển tải những thông điệp yêu thương giữa người với người, giữa cha mẹ và con cái và sự đền đáp tưởng nhớ công ơn của con cái đối với cha mẹ, chia sẻ với những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa. "Tháng bảy ngày rằm xoá tội vong nhân", đó là ngày của những tiếng gọi thiết tha nhất khơi dậy tình thương yêu trong mỗi con người. Có ngày rằm này mà bao người con xa quê hương trở về đoàn tụ sum họp bên gia đình, thâm quyến, khi đó chúng ta mới thấy hết được sự đầm ấm bên người thân, cùng nhau thắp nén nhang để tỏ lòng thành kính ông bà tổ tiên và cầu mong cho những linh hồn ở thế giới bên kia được giải oan, xá tội. Trong "Mười bốn điều răn của Phật" có điều Phật răn rằng: "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu". Nếu như không có cha mẹ thì làm sao có ta trên cõi đời? Người nào quên đi bậc sinh thành ra chính mình thì người đó không thể tiến bộ được trong cuộc đời. Những người con bất hiếu chỉ nhìn thấy cái trước mắt và họ không hiểu được nỗi niềm và tình cảm của cha mẹ họ. Sau này nếu con cháu họ đối xử với họ cũng như vậy thì họ sẽ cảm nhận thế nào là tội lỗi, lúc đó mới thấm thía rằng: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Thuyết nhân quả của nhà Phật càng đúng hơn bao giờ hết bởi vì ta đối xử với cha mẹ như thế nào thì sau này con ta sẽ đối xử với ta như thế. Đây là một quy luật, một lẽ đời xưa nay không đổi. Ngày nay "Mười bốn điều răn của Phật" được rất nhiều gia đình treo ở tường nhà, có thể cách thức đó ít nhiều tác động nhắc nhở mọi người hãy đối xử với cha mẹ tử tế hơn.

Tuy nhiên, cũng cần phải đặt lại vấn đề về quan hệ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay. Dù là số ít, chưa tới mức báo động về hành vi ngược đãi con cái, song cần phải chú trọng nhiều hơn đến thế hệ tương lai của từng gia đình và xã hội. Vì lẽ đó, trong quan hệ qua lại giữa cha

mẹ và con cái, đạo đức Phật giáo không chỉ đưa ra nghĩa vụ làm con phải thế nào đối với cha mẹ mà còn đề ra trách nhiệm của bậc làm cha mẹ đối với con cái. Cái nhà muốn vững thì cái móng phải chắc, muốn con cái chăm ngoan, hiếu thuận thì cha mẹ phải nhu hoà, đúng mực, có trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ con cái thành người và phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Những lời dạy của Đức Phật mãi mãi có ý nghĩa không chỉ trong thời đại xưa, nay mà còn mãi về sau.

Để xây dựng được nếp sống gia đình hạnh phúc ngoài mối tương hệ giữa cha mẹ và con cái, Đức Phật còn chỉ ra mối tương hệ giữa vợ và chồng. Chồng đối với vợ phải: thương yêu vợ, trung thành với vợ, săn sóc đời sống vật chất cho vợ, kính trọng gia đình vợ. Ngược lại, vợ đối với chồng cũng phải: thương kính chồng, trung thành với chồng, quản lý gia đình tốt, siêng năng làm việc, đối đãi với gia đình chồng và bạn bè của chồng.

Đã một thời xã hội Việt Nam ta rất trọng cách học từ chương. Cái gì đã in trong kinh sách của thánh hiền thì được coi là chân lý, cấm phản bác, bàn bạc. Người phụ nữ theo quan điểm của Nho giáo không bao giờ được quyền quyết định gì hết: "Xuất giá tòng phu, tại gia tòng phụ, phu tử tòng tử". Người phụ nữ phải tuân thủ theo những quy định hết sức khắt khe, còn người đàn ông, người chồng thì không phải chịu những sự ràng buộc như vậy. Quan điểm của Nho giáo có điểm tốt là đề cao đức hạnh, phẩm giá, những quy tắc ứng xử đúng trật tự, lễ nghi của con người, nhưng xét một cách khách quan thì những quy định ấy quá khắt khe, cứng nhắc không thể phù hợp với quy luật tình cảm - lĩnh vực tinh tế và mềm dẻo của con người. Trong Phật giáo "ta thấy một hệ thống đạo đức toàn diện và một lý thuyết siêu hình, siêu việt bao gồm một tâm lý cao thượng. Nó thích hợp cho mọi tầng lớp, với những người bình dị, nó cung cấp một qui tắc luân lý, một sự thờ phượng đẹp đẽ và một niềm hi vọng một cuộc sống tại thiên đường, với những người nhiệt tình

sùng đạo, nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một triết lý cao thượng và những lời giáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau" [45, tr.98 - 99]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm trên là hết sức chủ quan, mang tính tuyệt đối hoá đạo đức Phật giáo. Đạo đức con người không phải từ trên trời rơi xuống, không phải sự tiền định, mà do các quan hệ xã hội qui định. Các quan hệ xã hội, xét bản chất của nó, là do con người kiến tạo nên, do đó con người trong hoạt động thực tiễn của mình cũng cần có sự điều chỉnh để tránh mọi hiện tượng cực đoan, bất cập.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các học thuyết tôn giáo triết học khác, chẳng hạn như với Nho giáo, thì tinh thần bình đẳng giữa mọi người, mọi giới, không phân biệt nam, nữ, trẻ, già, người trên kẻ dưới trong giáo lý nhà Phật được đề cập một cách cụ thể hơn, rộng lượng hơn. Nó góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình. Đức Phật cho rằng: "Trong mỗi người đều có Phật tính". Song, để “thấy tính Phật” không hề đơn giản. Muốn đạt được điều đó, tức đạt đến giác ngộ, giải thoát, con người phải dày công tu luyện mà trước hết là tinh thần tu dưỡng đạo đức, phải tránh được tam độc, noi theo tam học. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã nói về hành vi đạo đức của con người như sau:

"Hiền dữ đâu phải do tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Như vậy, vai trò và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức cá nhân con người được thể hiện rõ nét ở phương diện thực hành đạo đức. Lý thuyết của nhà Phật về giáo dục đạo đức cũng đóng vai trò là con thuyền đưa mỗi cá nhân vượt qua sóng gió để đến bờ hạnh phúc (đáo bỉ ngạn). Vấn đề là mỗi cá nhân con người có nhận thấy được sự cần thiết của việc xây dựng đạo đức để góp phần làm lành mạnh hoá cuộc sống của bản thân trong cộng đồng xã hội hay không mà thôi.

Thứ hai: Về đạo đức xã hội - vấn đề ứng xử giữa con người với con

người, giữa con người với tự nhiên và xã hội.

Cuộc sống của con người xét trong quan hệ của nó với người khác, với tự nhiên và xã hội là vô cùng rộng lớn, nhưng tất cả đều được bắt đầu từ mối quan hệ Nhà (gia đình) - Làng - Nước trong truyền thống và ngày nay, cần phải bổ sung một yếu tố mới, đó là Quốc tế. Mặt khác, tại mỗi cấp độ quan hệ còn có một tham số quan trọng quyết định sự tồn tại của cá nhân con người và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)