Vài nét khái quát về ảnh hƣởng của Phật giáo tới đạo đức con ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 56)

ngƣời Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay Phật giáo đã trải qua biết bao biến cố, thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc ta. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, dù hoàn cảnh xã hội biến đổi đến đâu đi nữa, những giá trị đạo đức của Phật giáo vẫn mang tính bền vững, trường tồn, đó là tinh thần nhân đạo, bác ái hoà quyện với truyền thống tương thân tương ái của con người Việt Nam. Người Việt Nam vốn trọng đạo lý tình người, sâu nặng về tình cảm. Mặt khác, Phật giáo lại ít tham vọng giữ vị trí "thần quyền" làm cơ sở cho các mục đích chính trị trong xã hội. Vì thế, đạo Phật rất gần dân, dễ gắn bó với đại đa số quần chúng nhân dân. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn, có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hoá, phong tục tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Những dấu ấn ấy qua từng giai đoạn lịch sử có những biểu hiện khác nhau vì giữa Phật giáo và dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít. Đất nước hưng thịnh thì Phật giáo hưng thịnh, đất nước suy vi thì Phật giáo suy vi.

Thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ II Tr.CN - đầu thế kỷ X) là thời kỳ du nhập,

truyền bá các học thuyết Nho, Đạo, Phật vào Việt Nam. Nho giáo vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, song về cơ bản nó đi theo “vó ngựa” kẻ xâm lược, luôn là công cụ thống trị của hệ tư tưởng phong kiến phương Bắc. Đạo Lão - Trang mang yếu tố bác học trên phương diện triết học và Đạo

giáo là học thuyết triết học - tôn giáo ra đời ở Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, trong đó đạo Lão - Trang ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp trí thức Việt Nam trong lịch sử, còn Đạo giáo hoạt động theo hướng tu tiên (đạo Thần tiên) và phù chú, ma thuật (đạo Phù thuỷ). Cùng với Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo vào Giao Chỉ thế kỷ II. Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo lớn có thể so với các trung tâm lớn ở Trung Quốc lúc đó như Bành Thành và Lạc Dương. Số sư tăng có tới 500 vị. Các nhà sư Ấn Độ và Trung Á có vai trò lớn trong thời kỳ đầu truyền giáo như Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Chi Cương Lương, Khương Tăng Hội, v.v. Bên cạnh các nhà sư nước ngoài còn có các nhà sư người Việt nổi tiếng như Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền. Huệ Thắng đã từng được mời sang Trung Quốc giảng Phật pháp. Phật giáo thời Bắc thuộc đã nêu các quan điểm về bản chất của thế giới và con người. Khương Tăng Hội cho rằng, bản chất đó là "không" là "vô thường", "vô ngã" và cuộc đời con người có luân hồi, số kiếp. Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), dòng thiền đầu tiên truyền bá vào nước ta thế kỷ thứ VI lại coi bản chất của thế giới và con người chỉ là hư vọng, không phân biệt được không có hữu và vô. Chính vì vậy, dòng thiền này kêu gọi “vô trụ" (không dựa vào có cũng không dựa vào không). Tuy nhiên, trong bất cứ thời nào,

Phật giáo bao giờ cũng đề cập đến vấn đề nhân sinh. Khương Tăng Hội cho rằng, cần phải noi gương các Bồ Tát, hết lòng cứu giúp chúng sinh khổ sở, luôn đề cao các hành vi hướng thiện. Song vấn đề nhân sinh cũng có sự thay đổi ít nhiều do sự ra đời của các tông phái, chẳng hạn: "Phật giáo lúc đầu ở Giao Chỉ chú ý nhiều đến quan điểm làm thiện thì được phúc, làm ác thì gặp phải hoạ, chú ý đến vấn đề bố thí, từ thiện. Dù dưới hình thức duy tâm, thần bí nhưng việc thực hiện các quan điểm trên là có ích cho xã hội, cho nhân quần. Tuy nhiên, Phật giáo phát triển đến Thiền tông thì lại bỏ quên các quan điểm trên, chỉ còn chú ý đến cái bản tâm, cái tâm được giải thoát, ít quan tâm

đến cứu giúp người khác" [15, tr.117]. Chúng tôi cho rằng, việc khuyến khích con người hướng thiện, trong quá trình hoạt động của con người điều đó có tác dụng nhất định đối với việc điều chỉnh hành vi. Song đoạn trích trên ám chỉ Thiền tông “ít quan tâm đến cứu giúp người khác” rõ ràng là không chính xác, có chăng điều này chỉ đúng với chủ trương giải thoát của Phật giáo Tiểu thừa.

Thời Bắc thuộc, ở Giao Châu có tới 88 chùa lớn, có chùa số sư tiểu lên đến vài trăm, địa bàn hoạt động chủ yếu là làng. Phật giáo ngày càng len lỏi, bám rễ sâu vào lòng dân. Chùa vừa là không gian tôn giáo, vừa là tổ chức trang viên phong kiến, có ruộng đất và điền nô. Ngày sóc (mồng một âm lịch hàng tháng) là ngày trăng mọc mang lại sự sáng sủa, may mắn. Ngày vọng trăng tròn và mờ dần, người ta mong sự sáng sủa trở lại. Vì vậy, vào những ngày sóc, vọng hàng tháng, người dân thường đi chùa cúng thần, Phật cầu may. Phật giáo khi vào Việt Nam đã tiếp xúc, thâm nhập ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc và do vậy đã dễ dàng kết hợp với các yếu tố bản địa: "Ngay từ thời du nhập, Phật giáo tiếp xúc với nền văn hoá bản địa trong tinh thần dung thông, không độc tôn, loại trừ. Nhờ tinh thần dung thông này, đạo Phật đã sử dụng các dữ liệu tích cực của văn hoá và tôn giáo dân gian để góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. Hình ảnh chùa Tứ Pháp nói lên được sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá bản địa. Nếu "Mây, Mưa, Sấm, Chớp" được tín ngưỡng dân gian nâng lên thành các vị thần linh thì đạo Phật đã nhìn dưới góc độ của các hiện tượng thiên nhiên, qua hoá thân của các hiện tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện" [40, tr.292].

Thời Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, cũng là thời kỳ du nhập của cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Đạo Phật có mặt trên lãnh thổ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III, do các ngài Khương Tăng

Hội, Mâu Bác truyền vào. Đến thế kỷ thứ VI, VII, VIII do các ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông truyền bá thiền tông vào Việt Nam. Phật giáo Việt Nam dần dần có chỗ đứng trong lòng dân tộc mà địa bàn ảnh hưởng của nó chủ yếu ở địa bàn dân cư là làng. Nho giáo hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực chính trị, tạo cơ sở cho bộ máy cai trị thuộc địa, còn Phật giáo vốn mang tư tưởng bình dân, gần gũi với tình cảm con người trong cộng đồng dân cư có truyền thống tương thân tương ái trong lao động sản xuất, trong sự chống chọi với thiên nhiên và kẻ thù. Tuy chưa có một tôn giáo riêng của người Việt thời đó, song những yếu tố tín ngưỡng bản địa đã nhanh chóng kết hợp được với các yếu tố Phật giáo là Thiền - Tịnh - Mật, đó là những tông phái Phật giáo đều hiện diện ở nước ta.

Cũng trong thời kỳ này, tư tưởng nhân quả, luân hồi, số kiếp, vô thường, vô ngã hay những tư tưởng về bản tâm, về giải thoát của Thiền Tông đều là những tư tưởng đã ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống, phong tục người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Nói cách khác, trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, chính thể của cộng đồng người Việt chưa có, khi đó lối sống, phong tục tập quán của người Việt còn giữ được là do cộng đồng làng, nếu có sự tiếp biến với Phật giáo hay Đạo giáo thì các cộng đồng ấy chỉ tiếp thu những cái có lợi cho mình mà trước hết và cơ bản nhất, là các yếu tố mới đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng. Chúng tôi cho rằng, các yếu tố mới đó chính là cái làm cho đạo đức cộng đồng thêm đẹp, thêm bền vững để bảo tồn sinh mệnh của cộng đồng.

Thời kỳ đầu độc lập (thế kỷ X - XIV) là thời kỳ mà các tôn giáo ngoại

nhập như Phật - Nho - Lão đã được giai cấp phong kiến lựa chọn để sử dụng vào việc thiết lập vương triều và ổn định trật tự xã hội. Tư tưởng tôn giáo thời kỳ này khá phong phú và sâu sắc. Phật giáo sau gần mười thế kỷ du nhập vào xã hội Việt Nam, vốn chỉ thịnh hành ở làng xã như trên đã nêu, nay lại có

điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, việc lựa chọn tôn giáo nào làm quốc giáo lại là vấn đề phức tạp, nó quyết định tới sự thịnh trị hay suy vong của một triều đại. Có thể nói, ngay từ đầu, vào thế kỷ X các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê không có thiện chí với Nho giáo bởi âm hưởng thống trị của nó trong suốt hơn một ngàn năm ở nước ta. Chính vì vậy, các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần đã có thiện cảm với Phật giáo, nhiều chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của tôn giáo này và đỉnh cao hưng thịnh của Phật giáo ở Việt Nam đạt được dưới thời Lý, Trần. Phật giáo được tôn làm quốc giáo, các nhà sư được trọng dụng. Họ vừa là nhà tu hành, vừa là nhà trí thức đảm nhận nhiều trọng trách trong các lĩnh vực như: chính trị, văn hoá, giáo dục.

Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền lên ngôi và thiền sư Ngô Chân Lưu được phong chức Khuông Việt Thái Sư. Điều này đã cho ta thấy chỗ đứng và tầm quan trọng của Phật giáo trong nền chính sự nước nhà. Người Việt Nam vừa giành lại được chủ quyền mọi mặt: Văn hóa, chính trị, học thuật đều thiếu kém, các vị thiền sư thấy có bổn phận đứng ra góp tay, chung sức xây dựng xứ sở, kiến thiết quốc gia để đưa dân tộc đến chỗ vinh quang. Lịch sử vận động, biến đổi không ngừng, sau khi nhà Đinh mất, nhà Lê thay thế, đứng trước nạn ngoại xâm, bất kể tăng hay tục nhưng đã là người Việt Nam thì đều mang trong lòng một ý chí sắt đá cứu nước, cứu đời. Các tăng ni, từ các vị tăng thống trở xuống, đều thực sự nhập thế, tham gia chính sự và đã có đóng góp được lịch sử ghi nhận vào sự nghiệp chung của dân tộc. Đỗ Thuận là một trong những nhà sư có công lớn với triều đại nhà Tiền Lê khi ông đóng vai trò là người chèo đò đưa Lý Giác sang sứ Việt Nam. Cách đối đáp, ứng khẩu nhanh nhậy, tài tình của pháp sư Đỗ Thuận đã mang lại nhiều vinh dự tự hào cho đất nước chúng ta và cũng từ đó "người Trung Hoa đã có phần thầm kính người Việt Nam. Những cuộc ngoại giao nổi bật này đều do các vị thiền sư chủ động" [81, tr.17-18]. Ngoài nhà sư Đỗ Thuận,

Khuông Việt Thái Sư còn nhiều các nhà sư khác như Vạn Hạnh, Pháp Thuận đều được các triều đại trọng dụng và nổi tiếng trong các hoạt động chính trị, vì thế, không chỉ ảnh hưởng về mặt đời sống tâm linh, Phật giáo còn được đặc biệt đề cao trên lĩnh vực chính trị và giáo dục.

Đến thời Lý, nhiều vua nhà Lý là những tín đồ của Phật giáo, thậm chí có những ông vua rời bỏ ngai vàng đi tu như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông. Riêng Lý Thánh Tông là người lập ra thiền phái Thảo Đường thời Lý, điều đó tạo đà cho tinh thần nhập thế của Phật giáo phát triển ở Việt Nam ngày một mạnh hơn. Vào thời bấy giờ, từ các vị tăng thống trở xuống, các nhà tu hành Phật giáo đều tích cực nhập thế, khi cần thì cởi cà sa, mặc chiến bào để bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, từ hoàng đế, hoàng tộc đến các đại thần và quan lại các cấp đều tôn sùng Phật giáo. Chính tinh thần nhập thế của Đạo Phật đã thúc đẩy các vị cao tăng Phật giáo đảm trách vai trò cố vấn cho vận mệnh quốc gia, tham gia triều chính, họ đau với nỗi đau của dân tộc bị ngoại bang ức hiếp. Thiền sư Vạn Hạnh có công rất lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn lên làm vị minh quân với những chính sách thiết thực, ảnh hưởng bởi tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật có lợi cho dân chúng: "Nhờ tinh thần giáo dục Phật giáo và niềm tin về tiềm năng chuyển hoá (Phật tính), các ngục hình đã được huỷ bỏ hoặc giảm đi, thay vào đó là chính sách giáo dục đạo đức. Ông đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa, làm vai trò "mái chùa che chở hồn dân tộc" [40, tr.293]. Qua thời gian, Phật giáo đã tạo được thế đứng vững vàng trong lòng dân tộc. Tinh thần nhập thế của dân tộc khiến các vua quan cho đến mọi tầng lớp sĩ phu, công nông đều hăng hái phấn đấu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Còn Phật giáo thì lại chủ trương xuất thế với lý tưởng giải phóng con người khỏi kiếp này, nó giáo dục con người hãy tu nhân tích đức để được hưởng hạnh phúc ở kiếp sau. Một thực tế là những ông vua giầu lòng yêu nước, thương dân lại là những người rất gắn bó, tôn sùng đạo Phật. Vì lẽ đó

phải có một sự tương đồng trong sự khác biệt giữa tinh thần nhập thế của các ông vua, các thế lực cầm quyền với tinh thần xuất thế của đạo Phật. Để thích nghi với thực tế đó, Phật giáo một mặt vừa cố gắng xây dựng giáo phái cho mình, mặt khác lại toàn tâm dốc lòng thành và đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy có những nét đặc sắc riêng của mình, nhưng đạo Phật vẫn luôn hoà cùng dân tộc, cùng có mục tiêu là hướng tới hạnh phúc đích thực, lâu dài cho con người. Đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng đến nhân cách con người thời đại Lý, Trần đặc biệt là giai cấp phong kiến cầm quyền. Sự có mặt của Phật giáo chẳng những giúp cho vua chúa một đường lối chính trị sáng suốt, mà còn hướng dẫn dân tộc tiến cao trên con đường văn minh đạo đức. Những vị thiền sư trong thời ấy, chẳng những thâm đạt về đạo lý giải thoát (xuất thế) mà còn thấu hiểu cách tổ chức xã hội, đem lại an lạc thực tế cho dân tộc (nhập thế). Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông đã hiểu rất sâu sắc thiền học, nổi tiếng từ bi bác ái đều hết lòng vì sự nghiệp quốc thái dân an. “Nhờ ảnh hưởng của Phật giáo nên thời Lý có nhiều vị vua nhân từ rất mực, nhưng không kém vẻ hào hùng. Vì thế quốc gia hưng thịnh, dân chúng an vui, có thể nói là thời huỳnh kim ở Việt Nam vậy" [81, tr.25]. Chính những tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của các bậc quân vương cho đến các tầng lớp nhân dân. Đạo đức Phật giáo đã khiến các vua quan trong triều đình luôn luôn phải trau dồi đạo đức, phải biết học hỏi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đúng như Nguyễn Đăng Thục nhận xét: "Suốt thời Lý, đạo Phật được vua quan coi trọng, tăng già nhiều kẻ giỏi giang cho nên ảnh hưởng của Phật giáo ăn sâu vào tất cả các ngành, hoạt động của con người trong nước về phương diện tinh thần cũng như vật chất" [Trích theo 36, tr.152]. Các vua nhà Lý đã sống một đời đạo hạnh, yêu nước thương dân sâu sắc, thể hiện đức hiếu sinh và triết lý từ bi của nhà Phật, càng thổi phồng lên ngọn lửa yêu nước, thương người. Từ đó giúp con người vượt qua

khỏi những cám dỗ, tham, sân, si, mê đắm đời thường, chế ngự cái ác. Thời kỳ nhà Lý có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của Phật giáo. Nếu như Nho giáo lấy đạo đức làm cứu cánh cho đường lối trị nước, còn gọi là đức trị mà sự biểu hiện cơ bản nhất là những người cầm quyền phải biết noi gương, phải biết “làm sáng đức sáng” (Đại Học), thì các ông vua thời Lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)