Khái niệm giá trị đạo đức và giá trị đạo đức của ngƣời Việt Nam 36

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 42)

2.1. Khái niệm giá trị đạo đức và giá trị đạo đức của ngƣời Việt Nam Nam

2.1.1. Khái niệm giá trị đạo đức

Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội, do đó hiện có rất nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Thứ nhất, đạo đức được xem là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Thứ hai, đạo đức còn được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó phản ánh hành vi của con người, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và tập quán, thói quen của một cộng đồng người nhất định mà các hành vi đó được xem là thiện hay bất thiện. Nói đến đạo đức là nói đến lương tâm con người sau đó là đến chức năng điều chỉnh các hành vi của con người trong sự đối xử với người khác và với tự nhiên. Chính vì vậy, đạo đức gắn liền với văn hoá, tôn giáo và chủ nghĩa nhân văn.

Nói một cách cụ thể, đạo đức "là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội" [24, tr.81]. Tuy nhiên, cần phải phân biệt chức năng điều chỉnh và đánh giá của đạo đức về cách ứng xử của con người so với các hình thái ý thức xã hội khác, chẳng hạn

Ý thức đạo đức được hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt, phản ánh tồn tại của con người trong quá trình đó thông qua sự đánh giá, dư luận xã hội về các hành vi của con người. Nhờ sự đánh giá dư luận xã hội mà dần hình thành nên những qui tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho một cộng đồng người và rộng hơn, là của toàn nhân loại để điều chỉnh các hành vi của con người. Ý thức đạo đức vì thế được hình thành một cách tự giác, mức độ áp đặt của nó chỉ là tương đối và mang tính cục bộ hơn ý thức pháp luật trong chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Pháp luật là tổng hoà các qui định, các nguyên tắc thành văn được thiết định bởi một thể chế chính trị nhất định, đồng thời bắt buộc mọi người sống trong thể chế đó phải tuân thủ một cách vô điều kiện nhằm duy trì sự ổn định xã hội. Nhờ chức năng điều chỉnh của đạo đức mà trong đời sống xã hội của con người hình thành nên giá trị đạo đức.

Giá trị hiểu theo nghĩa chung nhất là cái làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận. Tuy nhiên, cái có ích, có nghĩa của khách thể nào đó chưa hẳn là giá trị, chẳng hạn việc phát minh ra năng lượng hạt nhân đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực vật lý học, tạo niềm tin cho con người về khả năng sử dụng nguồn năng lượng mới thay cho các loại năng lượng như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt. Để nó có ích, con người cần phải tạo ra công nghệ sử dụng nó một cách chính xác, nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất năng lượng từ các lò phản ứng hạt nhân như ở các nhà máy điện nguyên tử. Điều đáng chú ý là dù thận trọng đến mấy, nếu năng lượng hạt nhân không được sử dụng một cách đúng đắn trong lĩnh vực quân sự, thì thảm hoạ của nó là không lường. Lịch sử chiến tranh thế giới đã chứng minh điều đó bằng thảm hoạ mà hai quả bom quân đội Mỹ ném xuống nước Nhật năm 1945. Nói tóm lại, sự phát minh ra năng lượng nguyên tử, suy cho cùng, nó chỉ ở tầm mức ý nghĩa

chứ không hoàn toàn mang tính giá trị. Nó chỉ trở thành giá trị khi được cộng đồng thế giới thừa nhận một cách phổ biến. Điều này khó thực hiện, đặc biệt trong điều kiện chiến tranh lạnh cũng như nỗ lực của một số nước có khả năng phát triển ngành này cảm thấy bị đe doạ trước sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc.

Giá trị đạo đức nhìn từ góc độ cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điểu chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người.

2.1.2. Giá trị đạo đức của người Việt Nam

Lịch sử xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao, đó cũng chính là sự lần lượt thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng không thể là những quy tắc, những chuẩn mực bất di bất dịch mà luôn biến đổi cùng với sự vận động của tồn tại xã hội qua các thời kì lịch sử khác nhau. Từ thời cổ đại, nhân loại đã thừa nhận một hệ giá trị chuẩn: chân, thiện, mỹ. Đến nay hệ thống giá trị đó vẫn được đề cao. Thời phong kiến, ở Việt Nam và một số nước đồng văn lấy Nho giáo làm trụ cột hệ tư tưởng, các giá trị chuẩn thường được đồng nhất với đạo đức của mẫu người lý tưởng, tốt tính, đó là mẫu người quân tử với những phẩm chất đạo đức như nhân, trí, dũng, liêm trực, v.v. Sau này, khi đề cập đến đạo đức người cán bộ cách mạng, Bác Hồ lại thường nêu các chuẩn mực đó là nhân, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính, trung với nước hiếu với dân.

Như vậy dù trong thời đại nào thì cái chân, cái thiện, lòng yêu dân, yêu nước là cốt lõi trong thước đo giá trị đạo đức của người Việt Nam. Ngày nay, dân tộc ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, từ đó các giá trị dân tộc truyền thống phải được điều chỉnh, biến đổi cho phù hợp với tinh thần thời đại, thừa nhận giá trị đạo đức toàn nhân loại, tiếp thu những giá

có sức sống mãnh liệt, trường tồn, cái tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc. Trong quá trình biến đổi đó, các giá trị truyền thống được gạn lọc, được kết hợp với các giá trị hiện đại tạo nên một hệ giá trị mới mang tinh thần của thời đại, theo nguyên tắc hoà nhập mà không bị hoà tan. Đặc biệt, "Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách là bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống mà hàng nghìn đời nay, con người Việt Nam tích luỹ, trao truyền theo thời gian, được cài đặt vào tâm thức của mình như những mẫu tượng triết lý sâu sắc, đồng thời kế thừa các giá trị đó trong quá trình điều chỉnh các chuẩn mực đạo đức cho phù hợp với cái phổ biến toàn nhân loại trong đạo đức được nảy sinh do cơ chế kinh tế thị trường" [86, tr.20].

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về hệ thống giá trị đạo đức. Tựu trung lại có thể phân chia một cách tương đối hai hệ thống giá trị đạo đức của người Việt Nam, đó là:

- Hệ thống giá trị truyền thống: Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là hệ thống giá trị yêu nước, cần cù, thương người, vì nghĩa, anh hùng, sáng tạo và lạc quan. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam.

- Hệ thống giá trị hiện đại: Hoà bình, tự do, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, môi trường trong sạch, năng động sáng tạo, tự lập, chấp nhận cạnh tranh thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, có tình yêu với gia đình, trách nhiệm với tổ quốc, có tinh thần hữu nghị hợp tác.

Có thể nói, đây là sự phân định mang tính tương đối, bởi trong cả hai hệ thống giá trị đạo đức Việt Nam có nhiều điểm chung. Và dù chúng ta đang sống ở thời đại nào đi nữa, thì những hệ giá trị nói trên luôn luôn cần được bảo tồn, phát huy và cần được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong xã hội.

Trong bối cảnh đổi mới của đất nước ta hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, coi trọng lợi ích cá nhân đã bị thiếu hụt trong hệ thống đạo đức truyền thống, đồng thời trở thành những vấn đề quan trọng đang tiếp tục được đặt ra cho quá trình xây dựng nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)