2.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới đạo đức con ngƣời Việt Nam
2.3.2. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi của
con người Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường
Cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ đang biến đổi nhanh chóng từng ngày. Loài người đang tiến vào kỷ nguyên của thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Chính sự phát triển ấy đã mang lại cho con người một cuộc sống ngày càng cao với những tiện nghi vật chất vô cùng phong phú. Tuy nhiên, đời sống vật chất của con người ngày càng tăng lên thì lại tỉ lệ nghịch với đời sống tình cảm, đời sống tâm linh của con người, dẫn đến hàng loạt những vấn đề nảy sinh như môi trường, bệnh tật, ma tuý, tham nhũng, đạo đức xuống cấp trầm trọng. Con người nghiễm nhiên tự đặt mình vào tâm trạng bất an, khủng hoảng, lo toan cho địa vị, công danh và sự giàu có cho bản thân để tiến kịp với mọi người trong xã hội.
Xã hội ngày càng tiến bộ, sự đòi hỏi của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên mọi lĩnh vực càng khiến con người trở nên nhanh nhạy với công nghệ, song ngược lại khó tránh khỏi sự cứng nhắc, máy móc trong ứng xử xã hội và
dần xa lạ với chính mình. Do cơ chế kinh tế thị trường, ai cũng mải mê bươn chải, sống quay cuồng theo guồng quay của cuộc sống chung, có lúc còn không biết cả người thân của mình đang sống ra sao. Quá nhiều những căn bệnh phát sinh từ thực tế đó như stress, trầm cảm, cô đơn, v.v. Họ luôn có cảm giác bất an, dao động và mất thăng bằng. Với tâm lý như vậy rất dễ dẫn nhiều người đến với ma tuý, các bệnh viện tâm thần và có khi đi đến tự sát. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển … Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn khác gia tăng" [20, tr.46]. Đây là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng buộc chúng ta phải có cách giải quyết một cách thoả đáng.
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới hơn hai mươi năm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế thị trường đã làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam ta có nhiều khởi sắc với rất nhiều thành tựu đáng khích lệ. Bên cạnh đó cũng phát sinh ngày càng nhiều tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta. Cơ chế thị trường tạo điều kiện, cơ hội cho nhiều người giầu lên một cách nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng mở lối khiến cho nhiều người bị sa ngã. Đồng tiền có sức công phá cực kỳ ghê gớm, mặc dù bản thân đồng tiền không có tội. Tất cả đều xuất phát từ chính con người (làm ra tiền và cách sử dụng đồng tiền). Trong thời buổi kinh tế thị trường dường như mọi thứ đều có thể đặt lên bàn cân để cân, đo, đong, đếm theo triết lý "có tiền mua tiên cũng được", do đó người ta dùng tiền để mua cả tình yêu, thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ham muốn cao sang ngự trị trong mỗi người và để đạt được ham muốn
con người đã trở thành chúng sinh tàn bạo nhất trên thế giới này. Về thực chất, không thể nói kinh tế thị trường trực tiếp tạo ra sự biến chất về đạo đức con người, nhưng nó lại tác động mạnh mẽ đến đời sống riêng tư, suy nghĩ và tình cảm của mỗi người. Và con người tuy đã đạt được thành công ở một mức độ nào đó nhưng đã phải trả một giá rất đắt. Đó chính là sự hy sinh cả an lạc nội tâm để đổi lấy tiện nghi vật chất và uy quyền. Đây mới chính là cái mất mát lớn nhất của con người mà không phải ai cũng kịp nhận ra. Để kiếm được nhiều tiền có những người dùng mọi thủ đoạn như gian lận thương mại, buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma tuý, cho vay nặng lãi,v.v. Thực tế đã có rất nhiều vụ án kinh tế lớn xảy ra. Ai cũng đua chen trên dòng đời bất chấp hậu quả ra sao miễn là mang lại cho mình lợi nhuận tối đa, dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trước xã hội, cộng đồng. Với quan niệm sai lệch "cha chung không ai khóc", một số kẻ đã lạm dụng tài nguyên của xã hội khai thác đến cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Không ai trong chúng ta có thể nghĩ rằng, một công ty VEDAN có thương hiệu nổi tiếng như thế mà bất chấp tất cả vì lợi nhuận của mình có thể huỷ hoại môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải như vậy. Sự xuống cấp về đạo đức đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của các ngành, các cấp. Nếu chúng ta chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến việc xây dựng một nền đạo đức mới, hoàn thiện nhân cách con người thì sự phát triển sẽ trở nên lệch lạc, không bền vững.
Một vấn nạn không nhỏ gây rất nhiều bức xúc trong xã hội ta hiện nay đó là tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, mất dân chủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ bốn nguy cơ làm cho đất nước ta tụt hậu trong đó có tệ nạn tham nhũng. Đây là những vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng, đe doạ sự tồn vong của chế độ ta. Các tệ nạn xã hội được dịp bung ra như lừa đảo, trộm cắp, nghiện ngập, buôn bán ma tuý, giết người, cướp của. Chưa bao
giờ trật tự xã hội lại bị đảo lộn đến như vậy. Giờ đây ngay tại nhà mình, giữa thanh thiên bạch nhật cũng có quá nhiều mối đe doạ đáng sợ. Một xã hội không có trộm cướp, bóc lột nhau mới có thể gọi là một xã hội lành mạnh, văn minh. Trái lại một xã hội dù có khoa học tiến bộ, cuộc sống vật chất tiện nghi đến đâu đi nữa mà con người ở đó sống dựa trên mưu mô, xảo quyệt, lừa gạt và cướp bóc nhau để làm giầu bất chính thì xã hội đó trên thực tế vẫn là xã hội dã man, mọi rợ.
Cuộc sống vận động, biến đổi không ngừng, tri thức con người Việt Nam ta hiện nay cũng ngày một nâng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống vật chất. Tuy nhiên, tri thức và vật chất không phải là phương thuốc màu nhiệm làm cho người ta có một cách sống hài hoà hơn trong xã hội. Trật tự xã hội Việt Nam ta hiện nay do thiếu vắng cơ sở đạo đức nên thực sự bấp bênh và không có sự ổn định mà nguyên nhân chủ yếu là các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đang bị mai một.
Sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự thành bại, may rủi không thể lường hết được thì những giá trị, những lời khuyên của đạo đức Phật giáo vẫn có nhiều mặt tích cực có tác dụng cân bằng tâm lý cho con người, dù đó chỉ là “một sự đền bù hư ảo". Từ thực tế đó quan niệm nhân sinh của Phật giáo, đạo đức Phật giáo rõ ràng là có tác động nhất định trong việc điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. Sự tác động ấy trước hết là đối với cộng đồng tín đồ Phật giáo và dần tác động lan toả đến các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội.
Thuyết "nhân quả" đóng vai trò quan trọng trong giáo lý nhà Phật, từ xưa đến nay, thuyết này cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của người dân Việt Nam, từ đứa trẻ nhỏ cũng biết đến câu "gieo gió thì gặt bão", hay khi chứng kiến cảnh một người chịu hậu quả do những việc làm tội lỗi của mình gây ra, những người xung quanh thường thốt lên: "Nhân nào quả ấy", "chạy
đâu cho thoát khỏi nắng". Những câu cửa miệng này thực ra chứa đựng một sức mạnh vô cùng to lớn từ trong tiềm thức của mỗi người. Một khi con người đã thấu hiểu được luật nhân quả thì sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình: "Trong mọi hành động của chúng ta, bao giờ cũng nên nghĩ đến quả mà trồng nhân. Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi thì thế nào cũng gặt nhiều tai hoạ, gây tạo cho mình những điều phiền phức có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nổi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày. Chứ những người sáng suốt, làm việc có kế hoạch, khôn ngoan thì bao giờ cũng nhằm cái đích, rồi mới đi tới, hình dung rõ ràng cái quả rồi mới trồng nhân" [30, tr.28]. Thuyết nhân quả có tác dụng điều chỉnh ý thức đạo đức và hành vi đạo đức cho con người, bồi dưỡng cho con người tình thương yêu, sống vị tha, làm điều thiện, tránh điều ác. Khi con người thấu suốt lý nhân quả của nhà Phật và tâm niệm rằng, "chết chưa phải là hết, sự kết thúc của một sinh mạng này là sự kế tiếp một sinh mạng khác. Như vậy sẽ hạn chế được lối sống buông thả, ích kỷ, đề cao cái "tôi" dẫn đến tham lam, tàn bạo, bất chấp công bằng, đạo lý và lẽ phải để thoả mãn dục vọng cá nhân" [36, tr.96]. Hiện nay nhiều người bất chấp luật pháp, bỏ qua những luân lý đạo đức mà làm những việc bất chính với hi vọng làm giàu nhanh chóng, họ không biết rằng, ngoài quan niệm trong “Minh tâm bảo giám” của Nho gia cho rằng, lưới trời lồng lộng, luật pháp nghiêm minh không thể thoát, còn có lời khuyên của Phật về mối quan hệ nhân quả: “nhân nào thì quả nấy”. Thuyết nhân quả, theo chúng tôi, trở thành lời răn đe hữu hiệu đối với những hành vi thiếu suy nghĩ, bồng bột, kể cả những hành vi bất thiện, thâm độc. Có người thắc mắc: Tại sao có những người ăn ở độc ác mà vẫn ngang nhiên sống? Những người hiền lành mà sao lại chết một cách thê thảm? Theo quan điểm của nhà Phật cho rằng, thuyết nhân quả vẫn hoàn toàn đúng khi chúng ta suy ngẫm về Lục đạo mà Phật giáo cảnh báo. Đó là sáu con
đường của con người ở thế giới bên kia: cõi Thiên, cõi Người, Atuna, Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh. Người sống tốt, hành động đúng ở đời này, kiếp này không hưởng thì kiếp sau sẽ hưởng, đó cũng như là "của để dành" mà thôi. Bởi vì "muốn chết lành, chúng ta phải sống tốt. Nếu sống tốt thì chúng ta có thể chết lành, không hối tiếc. Chúng ta ra đi bình an, hài lòng rằng mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm được, rằng trong đời mình đã chia sẻ sự cảm thông và hạnh phúc, rằng mình đã sống theo những nguyên tắc của mình dựa trên tình yêu thương của tâm từ" [1, tr.12]. Hạnh phúc hay khổ đau là do việc làm của chính bản thân mình tạo ra, không phải cứ làm nhiều việc tội lỗi, buôn lậu ma tuý, gian lận thương mại rồi lại quỳ gối "cầu Phật phù hộ độ trì" thì đó chỉ là điều phi lý. Trong nhiều tài liệu của Phật giáo chúng ta luôn bắt gặp chủ trương hướng thiện của Phật, Ngài chỉ có thể ban phước cho những ai ăn ở hiền lành, lương thiện. Cuộc đời của mỗi người là do nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mỗi người tự xây dựng đời mình thì hãy tự tin ở chính mình, tin vào những việc làm thiện, làm đúng ngay đời hiện tại mình đang sống, bởi vì lòng tin ấy là một sức mạnh vô cùng quí báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hi sinh, hăng hái làm điều tốt, vì những hành động tốt đẹp ấy, họ biết sẽ là những cái nhân quí báu đem lại những kết quả đẹp đẽ. Trong cuộc sống hiện nay chúng ta thấy rất nhiều người dù sống trong cảnh giàu sang mà vẫn trống trải, cô đơn. Do ảnh hưởng của lối sống “hiện đại” lệch lạc, một số người đã tìm đến những cuộc vui thể xác, kết quả cũng không hết buồn mà càng buồn hơn, càng bế tắc rồi dần dần không ăn, không ngủ được dẫn đến trầm cảm, stress. Nếu như họ kịp thời thức tỉnh, không hành hạ bản thân bởi những cuộc mua vui chớp nhoáng mà tìm hiểu kỹ Tam học (Giới - Định - Tuệ) của nhà Phật, tích cực "sống vui, sống khoẻ, sống có ích", tham gia những hoạt động xã hội giúp ích cho đời thì chắc chắn tâm hồn sẽ thanh tịnh, cuộc sống sẽ "an vui" đúng nghĩa và sự "an vui" đó mới lâu
bền. Những việc làm hữu ích không chỉ tích phước cho mỗi người ở đời này, kiếp này mà còn cho cả đời sau, kiếp sau. Chính vì thế nên dân gian ta có câu: "Cha mẹ ăn ở hiền lành để đức cho con" hay "đời cha ăn mặn đời con khát nước". Điều đó có tác dụng làm cho những người muốn làm điều gì đó xấu xa, ác độc cũng phải tự vấn lương tâm, nhìn lại bản thân mình và trong nhiều trường hợp họ đã kịp tỉnh ngộ mà dừng tay, tránh làm những việc gây hại cho người khác. Điều đó không những phù hợp với đạo đức truyền thống của người Việt Nam mà còn phù hợp với những quy luật xã hội của thời đại. Đâu đó ngày nay còn có những hiện tượng lừa thầy phản bạn hòng chuộc lợi cho bản thân. Họ bất chấp luật pháp, bất chấp luân thường đạo lý chỉ vì mưu cầu lợi ích cá nhân mà họ cam tâm thực hiện những thủ đoạn độc ác dẫn đến khuynh gia bại sản cho người khác. Những hiện tượng lừa đảo đang xảy ra như cơm bữa hàng ngày như vay tiền với lãi suất hấp dẫn rồi "cao chạy xa bay" để lại những hậu quả đau đớn không kể xiết cho người khác. Gậy ông lại đập lưng ông, lòng tham của người cho vay nặng lãi đã giết chết chính họ, còn kẻ lừa đảo đi vay cũng phải chịu những hình phạt thích đáng của luật pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân và tập thể tự do phát triển, làm ăn kinh tế. Cạnh tranh trong lành mạnh để cùng nhau phát triển nâng cao đời sống con người là một mục tiêu lớn của công cuộc hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là tính chất nhân bản của nền kinh tế nước ta - một nền kinh tế xuất phát từ con người và vì con người.
Tóm lại, học thuyết về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi vừa là hệ quả của giáo lý duyên khởi, vừa là một thực tế khẳng định sự sống, khẳng định trách nhiệm của con người về hành động có ý thức của chính mình. Điểm đáng quý của giáo dục Phật giáo là khích lệ con người sống có đạo đức thiện lành để
được một cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại và tương lai. Con người sống có ý thức và luôn có trách nhiệm về mình, nỗ lực xây dựng cuộc sống lành mạnh cũng như vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, con người sẽ không ngồi đó mà than thân trách phận hay đổ lỗi cho người khác về việc làm do chính bản thân mình gây ra. Đây là một đóng góp tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam ta hiện nay. Chính vì cái vòng luẩn quẩn của nghiệp nhân quả đó cho nên trong mỗi hành động, việc làm của mình, con người đều phải cân nhắc, thận trọng để mang lại một kết quả tốt đẹp không chỉ ở đời này, kiếp này mà còn cho cả đời sau, kiếp sau. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, cuộc sống hối hả và gấp gáp,