Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc bảo tồn và phát triển đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 64)

2.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới đạo đức con ngƣời Việt Nam

2.3.1. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc bảo tồn và phát triển đạo

đạo đức của người Việt Nam

Đạo Phật lấy con người làm trung tâm, luôn thấy được nỗi khổ của chúng sinh và mong muốn chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương cứu nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm vượt qua mọi cám dỗ để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, có thể nói, những chuẩn mực trong giá trị đạo đức của Phật giáo mang tính triết lý nhân văn sâu sắc. Ngoài việc góp phần giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống, đạo Phật còn đóng vai trò hình thành và phát triển những yếu tố lành mạnh trong lối sống của mỗi con người. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo khổ, thiếu thốn mà khuyến khích con người thực hiện một cuộc sống đúng (chính mệnh). Ghi nhớ lời Phật dậy, đa số tăng ni ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp và ăn uống đạm bạc. Có nhiều chùa còn tận dụng những

khoảng đất trống trồng rau xanh góp phần tự túc lương thực, thực phẩm. Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng cho tín đồ Phật giáo noi theo, đồng thời còn tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người. Có thể nói, đây là điểm tương đồng với lối sống và tính cách của người Việt Nam, những cư dân lúa nước vốn cần cù, một nắng hai sương, biết tiết kiệm, dành dụm để khi gặp thiên tai mất mùa còn có cái để tồn tại. Tính cách đó của con người Việt Nam được phương pháp thực hành sống đúng, sống có ý nghĩa của Phật giáo bổ sung, làm cho nó được duy trì lâu bền. Vì thế, khi hoạn nạn ập đến, con người Việt Nam ngoài bản lĩnh kiên cường chống đỡ, còn có nền tảng tinh thần chịu đựng mà Phật giáo trang bị cho nó.

Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch, cổ xuý hành vi công ích cứu tế, giúp người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa bệnh với phương châm:

" Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người"

Đạo Phật là tôn giáo luôn trân trọng sinh mệnh của con người. Lý luận giải thoát của Phật giáo, như trên đã đề cập, đã khắc phục sự phân biệt đẳng cấp của BàLaMôn giáo để không chỉ cứu cho một người, mà tất cả chúng sinh đau khổ. Hình ảnh nhà tu hành Phật giáo trong bộ y phục “nhà chùa” cầm chiếc bát đi “khất thực” luôn gợi nhớ, liên tưởng cho mọi người về tinh thần bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó, bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhà Phật bằng tất cả mọi biện pháp, từ lý luận sâu sắc trong “Tam tạng kinh” đến việc thực hành đạo pháp, đều hướng tới những hành vi hướng thiện thiết thực của con người. Từ đó chúng ta có thể chia sẻ quan điểm với TS. Đặng Thị Lan cho rằng, "Đạo Phật là đạo của lòng từ bi, hỷ xả, sẵn sàng xoá đi những oán ghét, phục thù. Điều này rất phù hợp với bản chất nhân đạo của người Việt" [36, tr.172].

Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những khó khăn của con người, chung sức xây dựng hoà bình, thịnh vượng, công bằng cho đời sống xã hội, mà còn hướng mọi người tới việc lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Điểm sáng trong đạo đức Phật giáo mà người dân Việt ta tiếp thu được là chủ nghĩa nhân đạo lớn lao, tình thương vô hạn đối với con người. Điều này đã hun đúc, củng cố thêm truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc. Người Việt Nam vốn rất trọng đạo lý tình người, truyền thống "thương người như thể thương thân" không chỉ có sức sống lâu dài trong lịch sử mà ngày nay, truyền thống ấy còn được thắp sáng bởi những hoạt động từ thiện xã hội, ủng hộ người nghèo, đồng bào lũ lụt. Trong các lần hoạn nạn do thiên tai gây ra, hình ảnh các tăng ni, phật tử cưu mang những thân phận bé nhỏ bị bỏ rơi, dấn thân vào các phong trào "cứu khổ cứu nạn" mà các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin, đều phản ánh đúng thực tế, đồng thời thể hiện một cách đúng đắn thuyết từ bi của đạo Phật.

Một vài con số về hoạt động từ thiện - xã hội trong cả nước thời gian qua cho thấy sự nỗ lực to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể đã "xây dựng một mạng lưới chữa và hốt thuốc miễn phí cho người nghèo, Phật giáo đã có được 25 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chẩn trị Y học dân tộc, khám và phát thuốc trị giá 23 tỷ đồng" [3, tr.12]. GS. Vũ Khiêu trong công trình "Bàn về văn hoá Việt Nam" đã viết: "Có thể nói, chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hoà quyện với giáo lý nhà Phật và đã tạo nên chủ nghĩa nhân đạo tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan Việt Nam".

Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân không ngừng được nâng cao, tạo điều kiện cho nhiều người đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Ngoài cầu nguỵên Phật ban phúc, phù hộ, người dân còn quan tâm hơn tới

việc nghe giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tu tập đức hạnh. Các buổi nghe giảng giáo lý ngày càng thu hút nhiều người và thông qua các buổi nghe giảng, mọi người có thể tìm hiểu thêm ở các nhà thuyết pháp những điều mình chưa hiểu. Các buổi giảng trang bị cho họ những hiểu biết về giá trị đạo đức thể hiện trong ngũ giới, thập thiện, lục độ, lấy Đức Phật làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó trong đời sống, giúp ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Đạo Phật ngay từ khi vào Việt Nam đã tiếp xúc với những tín ngưỡng truyền thống, tức những yếu tố bản địa, đồng thời dễ dàng kết hợp chặt chẽ với các yếu tố đó. Khi vào nước ta, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam chấp nhận và phát triển tương đối rộng rãi, từ cái ngoại lai trở thành cái bản địa, từ cái xa lạ trở thành cái thân thuộc với dân tộc. Phật giáo đã góp phần làm cho đạo đức, tâm lý lối sống và phong tục tập quán.v.v. của dân tộc ta thêm phong phú, đồng thời vẫn duy trì được bản sắc riêng của văn hoá Việt Nam. Từ hệ thống chùa chiền cho chúng ta nhận thấy rõ nét sự kết hợp độc đáo trong tín ngưỡng của người dân, đó là cách kiến trúc phổ biến của chùa với cấu trúc "Tiền Phật hậu thánh", tức là đưa các vị thần, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Hầu như không chùa nào không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, vong hồn đã khuất và "chính trong hàng chục ngàn ngôi chùa tháp ấy, văn hoá Phật giáo đã có điều kiện lan toả, đi vào đời sống tinh thần, vào cách ăn, nếp nghĩ, vào trong lối sống, tập tục của người Việt Nam" [39, tr.62].

Khi xưa thường có quan niệm cho rằng, "Trẻ vui nhà, già vui chùa". Nhưng thời gian gần đây đã khác, số lượng người đi chùa không hẳn chỉ là những bậc lão niên mà đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, trước cửa nhà Phật từ người già đến trẻ nhỏ, thanh niên, nam nữ, thương gia, trí thức đều kính cẩn, thành tâm. Họ đi chùa không đơn giản chỉ vì sự cúng lậy, khẩn

cầu mà để noi theo gương lành của Phật, cải đổi tự thân để học hỏi giáo lý, tu sửa tâm tính để xoa dịu phần nào vết thương lòng của cá nhân họ. Con người đến với chùa Phật để cầu mong được Phật che chở, được cứu vớt và gửi gắm những ước nguyện của mình vào đấng tuyệt đối mà họ tin tưởng.

Khi ta vào chùa lễ Phật, nhìn lên bức chân dung của Phật với cặp mắt trìu mến, nhân từ, vẻ mặt từ bi của Ngài, chúng ta cảm thấy dường như lúc nào Ngài cũng sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ một sinh linh đau khổ nào. Từ đó, tự nhiên ở trong tâm chúng ta có một cảm giác thật thanh thản, bình yên. Sự bình yên ấy được lan toả từ chính công hạnh vị tha, đức độ hỷ xả vô biên của Ngài. Đa số người Việt Nam đến với Phật nhưng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa thâm sâu của giáo lý Phật giáo mà chủ yếu với tâm lý đơn giản rằng: "Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành". Họ hy vọng rằng với sự thành tâm khấn vái của mình, Đức Phật, cụ thể hơn là Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ thấu hiểu để phù hộ, cứu giúp cho họ có một cuộc sống may mắn, hạnh phúc hơn.

Sau những ngày vất vả vật lộn, đua chen với đời, đầu óc quay cuồng bởi những bận rộn, tính toán thường ngày, con người muốn tìm đến một nơi nào đó thật thanh tịnh, tránh xa hẳn những ồn ào, vội vã của cái chợ đời đầy sóng gió để tìm lại chính mình, nơi đó có lẽ là chùa Phật. Chính không khí ở chùa đã ru êm, xoa dịu tâm hồn con người, bởi vì đây là cả một khoảng trời thanh tịnh. Cổng chùa rêu xanh phủ kín dù nắng táp mưa sa, ngôi chùa đứng lặng im trong không gian tĩnh mịch. Phần lớn các chùa đều nằm ở trên núi cao hay những nơi xa hẻo lánh, xa trung tâm những khu dân cư đông đúc. Ở đó, tiếng chuông ngân nga nhịp nhàng hoà theo gió. Nhà nho tiêu biểu của nước ta thế kỷ XVI đã nói lên tâm trạng của mình khi viếng thăm cảnh chùa Phổ Minh như sau:

“Bi văn ác lạc hoà yên bích

Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại Thức đắc vô hình thắng hữu hình”

(Văn bia mờ nhạt hoà trong làn khói biếc,

Mắt Phật lạnh lùng soi thấu đêm thanh.

Pháp giới phải ngang với tầm rộng lớn của trời

Thế mới biết vô hình vẫn thắng hữu hình) [35, tr.233].

Chùa vừa là không gian văn hoá gắn bó với cuộc sống thường nhật của con người, vừa là nơi linh thiêng làm cho tâm lý con người bớt đi sự thô bạo, sân, si trong các hành vi ứng xử với mọi người cũng như với tự nhiên. Do đó Trạng Trình mới khẳng định những gì không thể quan sát được bằng mắt thường, con người phải thận trọng hơn để tránh sự quở trách của sức mạnh “vô hình”. Ý nghĩa răn đe, cảnh báo đó bao giờ cũng có ý nghĩa nhất định.

Cứ vào ngày rằm, mồng một hay ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, người dân lại tụ hội về các chùa thành kính thắp nhang, dù công việc có bận mải đến đâu nhưng dường như không ai bảo ai, họ đều gác lại một bên để dành những khoảnh khắc thâm trầm, yên tĩnh, lắng lặng lòng hướng về tổ tiên ông bà: "Hàng ngàn lượt người đã "vân tập" về tham dự ngày đại lễ phật Đản, Vu Lan tại các ngôi chùa lớn như Quán Sứ (Hà Nội), Thiên Mụ (Huế), Vĩnh Nghiêm (Thành phố Hồ Chí Minh). Qua những buổi lễ hội ấy, các phật tử càng cảm thấy gắn bó hơn với quê hương, tôn kính nhiều hơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Một lần tham dự lễ hội lại là một lần những tăng ni, phật tử cảm thấy gắn bó hơn với cộng đồng mình, với những người đồng đạo, đó là tiền đề có thể mở rộng tình thương, hướng đến những người ngoại đạo và nhân loại quanh mình" [39, tr.63]. Chính thuyết Tứ ân, đặc biệt là ân tổ quốc của Phật giáo đã hoà quyện với tín ngưỡng Phật hoàng làm cho tinh thần yêu nước và nhân từ của Phật giáo giúp cho Việt Nam chiến thắng biết bao thế lực thù địch hùng mạnh. Sức sống mãnh liệt của đạo Phật ngày nay cũng đang ngày càng lan

toả, thấm sâu vào người dân Việt Nam, không ngừng được củng cố và phát triển những truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc. Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã đưa ra nhận xét: "Văn hoá Phật giáo là nét văn hoá đặc trưng trong dòng chảy văn hoá dân tộc Việt ta. Ở nơi nào văn hoá các tôn giáo trở thành văn hoá đặc trưng thì đó chính là văn hoá dân tộc. Tôn vinh văn hoá Phật giáo là tôn vinh văn hoá dân tộc" [Trích theo 39, tr.75].

Một câu hỏi đặt ra là tại sao gần đây số lượng du khách thập phương đi tham quan, vãng cảnh chùa ngày càng đông? Ví dụ về số du khách đến hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh): năm 2007 là 90 vạn người; năm 2008 là 1.3 triệu người. Riêng năm nay, chỉ tính đến ngày 5/3/2010 đã có tới 44 vạn người đến thủ phủ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử6

. Ở tỉnh Quảng Ninh kế hoạch đúc tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang được triển khai và tượng được xây dựng trên khu vực An Kỳ Sinh trên đỉnh non thiêng Yên Tử với chi phí dự tính gần 70 tỷ đồng. Việc xây dựng tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, thể hiện được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, văn hoá cảnh quan đồng thời nhằm tôn vinh Phật hoàng Trần Nhân Tông và nâng cao giá trị toàn bộ di tích thắng cảnh Yên Tử. Điều đó chứng tỏ chính sách của Nhà nước ta về đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của con người Việt Nam đang được chú trọng như bất kỳ nhu cầu nào khác trong cuộc sống của nhân dân.

Đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều sinh hoạt khác của người dân ta, thí dụ mỗi khi gia đình có người qua đời họ thường mời các thầy sư về nhà làm lễ cầu siêu cho vong hồn đã mất. Thực ra "Việc tụng kinh cầu nguyện không phải các vị sư đủ sức cứu vớt những kẻ ấy mà dùng sức mạnh tinh thần

chuyên chú để soi thấu tâm tư của họ bằng những tia, cửa thanh tịnh an lành, khiến họ thức tỉnh chuyển tâm hồn đen tối thành sáng suốt, ác độc thành lương thiện. Thế là cứu độ họ thoát khỏi khổ đau" [81, tr.151]. Nhiều gia đình có con nhỏ khó nuôi thường hay "bán vào chùa" để nuôi cho mát mẻ. Những việc làm này ngày nay diễn ra khá phổ biến và nhiều người cũng băn khoăn không biết làm thế có được không? Thượng toạ Thích Tâm Quán trong chương trình "Thắp sáng niềm tin" do chùa Diên Quang thực hiện đã trả lời về vấn đề này như sau: việc "bán con" là để cho gia đình phật tử đó được kết duyên với Phật mà thôi. Cũng có hiện tượng những người già không có con cháu nối dõi cũng xin vào chùa "công quả" cho đến ngày qua đời. Gia đình nào có người qua đời trong 49 ngày đầu trước bữa ăn thường lấy một bát cơm và đôi đũa cúng mời người đã khuất. Những việc này chứng tỏ dân ta quan niệm "chết không phải là hết", tình sâu nghĩa nặng lúc sống cũng như lúc chết con người vẫn luôn nhớ đến nhau. Vào ngày rằm, mùng một nhiều gia đình không phải là phật tử cũng có tục ăn chay: "tục ăn chay cũng đã được áp dụng ngay cả với những người không theo đạo vào các ngày sóc, vọng, tại chợ, nhiều hàng quán không bán thức ăn mặn. Số lượng cá, thịt cung cấp ít đi, có sạp nghỉ bán cá vào những ngày chay" [39, tr.67]. Vào ngày 23/12 (âm lịch) là ngày "ông táo lên trời", rất nhiều người đi chợ mua cá chép về thắp hương rồi mang phóng sinh. Điều đó cũng gần gũi với “Giới sát” (cấm sát sinh) của Phật giáo và trở thành tập quán, phong tục hiện hữu trong lối sống của người Việt Nam, giúp con người có tư tưởng hành thiện, làm lành lánh dữ. Có thể nói, đạo Phật ngay từ khi mới du nhập vào nước ta đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức con người Việt Nam, cụ thể được trình bày rất rõ trong “Lý hoặc luận” của Mâu Bác; “Sáu bức thư” và “Bảy đoạn văn” ghi chép sự đối thoại của các nhà sư với người trong đạo cũng như ngoài đạo. Những giáo lý, tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)