.Những câu không đƣợc đánh dấu trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kết vị học tiếng việt của nguyễn đăng liêm 60 22 01002 (Trang 94 - 95)

Ở chương 3, loại tiểu cú tiếng Việt đã nêu rõ những kết vị hạt nhân chẳng hạn như cách tác nhân và cách đối tượng có thể bỏ qua trong khi những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn hoặc phi ngôn ngữ được phép bỏ qua. Như vậy, khi một kết vị cấp độ tiểu cú vắng mặt thì câu chứa tiểu cú nên được hiểu ở trong phạm vi văn cảnh rộng hơn. Bên cạnh đó, cái gì đã thừa nhận mà biết đến ở một nơi nào khác mà không nhất thiết phải nhắc lại. Cho nên, câu tiếng Việt thường phụ thuộc vào văn cảnh. Nguyễn Đăng Liêm khi nghiên cứu về câu trong tiếng Việt cũng đưa ra dẫn chứng về cách hiểu khác nhau thông qua văn cảnh ngôn ngữ lớn hơn hoặc phi ngôn ngữ:

Ông ấy về tôi về +Ngữ điệu đi xuống [+IndepDeclCl] [+IndepDeclCl]

[+Câu trần thuật phụ thuộc] Câu này có nghĩa:

Nếu anh ấy về nhà, tôi sẽ về nhà. Khi nào anh ấy về nhà, tôi sẽ về nhà.

Bất kỳ lúc nào anh ấy về nhà thì tơi về nhà. Do anh ấy đang về nhà nên tôi cũng đang về nhà. Tôi sẽ không về nhà trừ khi anh ấy về nhà.

Hơn nữa, tiếng Việt hay sắp xếp cấu trúc câu với lần lượt tiểu cú phụ thuộc hơn là cấu trúc phức tạp với tiểu cú hình chop trong phạm vi tiểu cú. Chẳng hạn ở ví dụ dưới đây, 2 sự kiện đi theo sẽ sắp xếp theo thứ tự thời gian hơn là trật tự logic ( ví dụ tình huống chỉ thời gian phụ thuộc hơn là tiểu cú chi phối):

Ông ấy về thì ông ấy gặp tôi. +Ngữ điệu đi xuống. (When) he returned home then he met me.

Hai sự tình “quay về nhà” và “gặp tơi” chỉ rõ trật tự chỉ thời gian hơn là trật tự logic chỉ thời gian hoặc chủ cảnh của sự tình thứ 1 và quan hệ chi phối của sự tình thứ 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kết vị học tiếng việt của nguyễn đăng liêm 60 22 01002 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)