.Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kết vị học tiếng việt của nguyễn đăng liêm 60 22 01002 (Trang 96 - 97)

4.1.2 .Lớp câu

4.1.2.4 .Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu có đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như ở dưới đây:

Nó khơng nhất thiết đứng trước bất kỳ câu nào.

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu [+Tiểu cú trần thuật độc lập + Mạo từ nghi vấn +ngữ điệu đi lên]

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu bao gồm tiểu cú trần thuật độc lập bắt buộc, mạo từ nghi vấn tùy ý và ngữ điệu đi lên bắt buộc. Ví dụ:

Ơng khơng đi à. +Ngữ điệu đi lên. You did not go , did you?

[+Tiểu cú trần thuật độc lập] [+Mạo từ nghi vấn]

Lớp câu nghi vấn có ngữ điệu trong tiếng Việt sử dụng thường xuyên hơn là đối chiếu trong tiếng Anh. Đặc biệt, câu hỏi phủ định như ở ví dụ trên, do câu hỏi phủ định thơng thường là phi cú pháp, chỉ có cách tạo ra nó là sử dụng ngữ điệu nghi vấn đi lên:

* Ơng khơng đi không? * You did not go, did you not?

Tuy nhiên, trong lớp câu này cũng đặc biệt lưu ý:

(1) Sử dụng mạo từ nghi vấn như là “à, hả, kia, đó, sao, chớ” khơng thể dịch

đúng sang tiếng Anh.

(2) Câu trả lời để phủ định phát ngôn nghi vấn có ngữ điệu: cách trả lời phủ

định lại câu hỏi trong tiếng Việt là ngược lại trong tiếng Anh. Ví dụ: Câu hỏi:

Ông không đi à. +Ngữ điệu đi lên You did not go, did you?

Trả lời:

Không, tôi đi. No, I went.

Từ phủ định “không” không thường xuyên là câu trả lời phủ định, nhưng nó có nghĩa phủ định lại giả thuyết trong câu hỏi là không đúng. Trái ngược lại, nếu giả quyết phủ định trong câu hỏi là đúng thì câu trả lời sẽ là:

Trả lời:

Dạ, tôi không đi. Yes, I did not go.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kết vị học tiếng việt của nguyễn đăng liêm 60 22 01002 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)