Ngƣời trí thức và bản lĩnh vƣơn lên chống trả số phận, khẳng định tài năng nhân cách :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 71 - 78)

Nếu nhƣ nỗi đau thân phận làm cho bức tranh về ngƣời trí thức trở nên u ám thì bản lĩnh vƣơn lên chống trả số phận làm cho bức tranh trở nên tƣơi sáng và đầy hy vọng. Nhân vật trí thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng hầu hết là những con ngƣời rơi vào bi kịch tinh thần nhƣng không buông xuôi đầu hàng số phận, trong hoàn cảnh bi đát nhất, họ vẫn biết vƣơn lên chống lại cái xấu, cái dung tục tầm thƣờng để khẳng định nhân cách của mình. Đó cũng là tƣ tƣởng của Ma Văn Kháng muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình : dù đời có là mụ dì ghẻ độc ác đày đọa ta thì ta cũng cứ phải dùng nhân cách của ta để chống lại nó [18, tr.183].

Tuy rất đau lòng vì chuyện của Cừ và chuyện của Lý, nhƣng ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) vẫn gắng gƣợng vƣơn lên, điều chỉnh bản thân, cân bằng tâm lý để không gục ngã. Hơn nữa ông còn cố gắng, kiên trì gây dựng những điều tốt đẹp cho tƣơng lai bằng việc kiên trì dạy dỗ hai đứa con của Cừ. Đến khi từ giã cõi đời, ông vẫn hƣớng các con đến việc bảo lƣu những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: Ba mong các con hãy yêu thương nhau, lấy cái chính ngăn cái tà, theo gương ông cha gìn giữ và bồi bổ tinh hoa, truyền thống dân tộc, phục vụ nhân dân và tổ quốc[17, tr.306].

Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) cũng là một nhân vật bi kịch nhƣng cách ứng xử của anh bao giờ cũng để lại ấn tƣợng tốt đẹp về ngƣời trí thức chân chính. Trong suốt mấy chục năm dạy học, lúc nào Tự cũng là một thầy giáo nhiệt huyết với nghề, hết lòng yêu trẻ. Cho dù luôn gặp phải những điều trớ trêu: bị lãnh đạo địa phƣơng trả thù vì dám đấu tranh đòi lại công bằng cho học sinh, bị cấp trên tƣớc đoạt mọi thứ vì ghen ghét đố kỵ chuyên môn, phải chịu đựng một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thậm chí anh còn bị vợ phản bội nhƣng không lúc nào Tự nhạt phai lòng nhiệt huyết với nghề, lúc nào cũng vẫn giữ đƣợc phẩm cách tốt đẹp. Trong khi nhiều đồng nghiệp

đặt vai trò kiếm tiền lên trên nhân cách ngƣời thầy thì Tự vẫn nghĩ tới việc bồi đắp lý tƣởng cao đẹp cho những tâm hồn ngây thơ trong sáng. Ở cơ quan anh không đồng nhất quan điểm sống với Dƣơng, Cẩm, hay Thảnh, Thuật nhƣng anh không bao giờ muốn những con ngƣời này xúc phạm đến nhau. Dù cuộc đời có đổi thay đen bạc nhƣng anh không vì thế mà làm trái lƣơng tâm, anh chấp nhận làm một cuốn sách hay để lầm chỗ nhƣ lời nhận xét của Thuật. Cuộc chia tay với mái trƣờng cũng thể hiện thái độ sống dứt khoát của anh trƣớc sự can thiệp thô bạo của quyền lực.

Khiêm trong Ngược dòng nước lũ cũng có nhiều nét tƣơng đồng với Tự. Trong mối quan hệ với mọi ngƣời ở cơ quan, Khiêm bao giờ cũng cƣ xử ở trên thế thƣợng phong, bao dung cho tất cả và giúp đỡ cho tất cả. Không phải Khiêm, gà mờ nhƣ cách nói của Hoan mà vì anh tin và muốn khích lệ để nhân lên phần tốt đẹp của con ngƣời. Trong khi nhiều nhà văn uốn cong cây bút vì trào lƣu và lợi nhuận thì Khiêm vẫn có những chính kiến riêng của mình. Anh quan niệm văn không phải là chính trị kinh tế học được hình ảnh hóa và cũng không phải là cỗ đại xa ... có sức chở ba chục tấn hay chiếc xe bò bánh gỗ chở lổng chổng trên nó mấy thứ hàng tư tưởng rẻ tiền hay đắt giá. Văn chính là nó, ở chỗ nó chỉ có mỗi một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống. Chi phối nó chỉ có một sức mạnh duy nhất là đời sống [24, tr.160] và nhà văn phải viết văn như cầm hòn đá ném đi [24, ttr.165] có nghĩa là phải viết thật tự nhiên và nhƣ một tất yếu. Do đó mỗi trang viết ra sẽ làm cho người đọc sung sướng hoặc phát điên lên , hoặc đau đớn quặn thắt đến từng khúc ruột, hoặc ngơ ngẩn như một kẻ mắc bệnh trầm cảm; con người nhờ văn chương nhận ra mình ở những tầm kích chưa từng thấy [24, tr.160]. Đến khi trở thành nạn nhân của thói đố kỵ phản trắc và thủ đoạn tranh chấp quyền lực, Khiêm bị chấn động tinh thần nhƣng sau đó anh đã biết vƣợt lên để hƣớng tới cuộc sống mới, để khẳng định mình, để nâng đỡ những con ngƣời cần đƣợc nâng đỡ và tiếp tục thực hiện xứ mệnh của ngƣời cầm bút.

Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta thấy bên cạnh những ngƣời kiên trì đến cùng để bảo vệ giá trị tốt đẹp của cuộc sống, phẩm giá của bản thân nhƣ ông Bằng, Tự, Khiêm, ngƣời đọc còn rất ấn tƣợng với những nhân vật trí thức có tƣ tƣởng phản tƣ về đời sống, trong số đó lại có những ngƣời dám thẳng thắn bày tỏ quan niệm sống và dám đứng lên nhận trách nhiệm lớn.

Luận (Mùa lá rụng trong vườn) là ngƣời theo xu hƣớng truy nguyên đến cùng căn rễ của những gì xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Với sự việc thằng Cừ hƣ hỏng, Luận không giải thích đơn giản theo quán tính quen thuộc nhƣ Đông: nó nhiễm độc tư tưởng tư sản hưởng lạc, nó đánh mất lý tưởng[17, tr.35], mà theo anh, thằng Cừ hƣ hỏng xuất phát từ chỗ nhận thức đạo đức sai lầm coi tất cả chuẩn mực đạo đức là giả trá, vô bổ, vô lý, coi tất cả các quan hệ nền tảng thiêng liêng với tổ quốc, gia đình, bố mẹ, anh chị em là vô nghĩa.[17, tr.38- 39]. Trong khi trò chuyện với ông Bằng, Luận cũng đã trình bày những nhận thức của mình về vấn đề gia đình trong lịch sử và đƣa ra những nhận định khá lý thú đáng phải suy nghĩ: hình như có thời người ta có ảo tưởng là có thể bỏ qua các quan hệ gia đình, cho rằng nó không quan trọng và đã xong xuôi cả rồi, vì các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em... hình như chẳng còn gì phải bàn bạc nữa [17, tr.62]; Cái khuynh hướng củng cố gia đình, gia tộc... thể hiện một phản ứng , chống lại cái vô đạo lý lúc này đang có nguy cơ trở thành một năng lượng tàn phá... Gia đình , hình như đó mới là nơi con người cố thủ để bảo vệ phẩm giá mình... Gia đình phải là nơi không có sự chi phối của đồng tiền, ở đó con người sống với nhau bằng những tình cảm thật sự [17, tr.63]. Từ những nhận thức sâu sắc về cuộc sống, Luận ứng xử nhƣ người đương thời thực sự [17, tr.159], anh dám đứng ra đảm đƣơng gánh vác trách nhiệm đối với vợ con Cừ. Anh tự nguyện bán cả bộ áo vét để lấy tiền lo cho em dâu và cháu khi khi Cừ cố tình bỏ rơi vợ con. Anh tổ chức công việc trong gia đình trong những lúc mọi ngƣời cảm thấy bối

rối nhất. Anh khác với Đông, nếu nhƣ Đông chỉ biết kêu ca thì Luận là một con ngƣời hành động. Khi những sự việc đau thƣơng trong gia đình liên tiếp đổ ập xuống, cái chết của thằng Cừ, cái chết của ông Bằng, sự hƣ hỏng của Lý, chính Luận là ngƣời đứng ra giữ thăng bằng cho gia đình....

Không bàn về vấn đề đạo đức gia đình nhƣ Luận, mỗi lời bàn của Toàn (Một mình một ngựa) lại là một kiến giải độc đáo về vấn đề chính trị. Theo anh toàn bộ tiến trình cách mạng là để giải phóng sức lao động, sức sáng tạo của mỗi con người [26, tr.173], cái tôi là hạt nhân cơ bản trong toàn bộ cấu trúc đời sống chứ không phải là tập thể. Trên cơ sở nhận thức đó, anh liên hệ đến thực tế nƣớc ta: vì quá đề cao chủ nghĩa tập thể dẫn đến bóp nghẹt cái tôi cá nhân. Từ thực tế đề cao thái quá chủ nghĩa tập thể mà phát sinh hiện tượng: chỉ những kẻ ở trên tập thể... mới được quyền có cái tôi [26, tr.174]và đó là nguyên nhân dẫn tới sự hƣ hỏng của một bộ phận lãnh đạo. Anh còn mƣợn câu nói của Ăng-ghen để thể hiện thái độ của mình đối với việc dùng ngƣời: Chỉ cần các lãnh tụ của phong trào giai cấp công nhân tỏ ra có ý muốn sử dụng bọn vô sản lưu manh du thủ du thực làm cận vệ quân cho mình thì họ đã... có tội với phong trào rồi [26, tr.172]. Anh khái quát quy luật của cách mạng: cách mạng không chỉ là nơi nẩy sinh anh hùng mà còn là mảnh đất màu mỡ để đẻ ra, nuôi dưỡng các thực thể hốn mang các quái trạng cặn [26, tr.174]. Ở đây, Toàn đã đứng trên tƣ tƣởng nghiêm túc phê phán để nhìn lại vấn đề của cách mạng. Điều đáng tiếc là có nhận thức sâu sắc về cách mạng nhƣng Toàn không có xu hƣớng làm chính trị, với anh làm chính trị chỉ là công việc tạm thời vì sự phân công của tổ chức, anh vẫn hƣớng về nghề dạy học, nghề mà anh đã dồn tất cả tâm huyết của mình.

Ông Quyết Định (Một mình một ngựa) là một trong số ít các nhân vật giữ cƣơng vị lãnh đạo để lại ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng ngƣời đọc. Tuy là lãnh đạo, nhƣng ông không giống nhƣ phần đông các nhân vật lãnh đạo vừa ngu dốt, vừa nhỏ nhen, vừa quan liêu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Ở

ông toát lên vẻ thông tuệ của một ngƣời lãnh đạo có tƣ tƣởng tiến bộ. Suy nghĩ của ông, cách làm của ông không phải là rập khuôn theo lối mòn, theo nguyên tắc mà luôn có sự nhìn lại cái cũ và hƣớng đến cái mới. Ông không dị ứng với những tƣ tƣởng khác lạ thậm chí trái ngƣợc so với những cái hiện có. Trƣớc làn sóng phản đối sự tồn tại của hình thức hợp tác xã ở hội nghị Mƣờng Thông, ông nhận thức rõ rằng hợp tác xã là phong trào đẻ non, yêu cầu giải tán hợp tác xã là yêu cầu giải phóng sức sáng tạo cá nhân. Cũng chính vì lý do đó mà sau khi dẹp yên đƣợc làn sóng, ông đã lặn lội đến từng thôn xã trong tỉnh để tìm lối thoát cho các hợp tác xã và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả tốt đẹp. Trƣớc những ý kiến của Toàn về các vấn đề của cách mạng, ông suy nghĩ rất nhiều và tìm thấy sự đúng đắn của nó. Tuy nhiên điểm yếu e ngại đấu tranh của ông đã khiến ông có tƣ tƣởng thoái lui chứ không kiên quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý.

Đại diện cho lớp trí thức trẻ mới lên, ngƣời học trò giấu tên trong Đám cưới không có giấy giá thú dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý. Tuy chỉ xuất hiện qua những lá thƣ, nhƣng nhân vật này đã tạo nên đƣợc những ấn tƣợng đặc biệt về một con ngƣời có chiều sâu suy lý. Trong những bức thƣ gửi cho Tự- ngƣời thầy giáo cũ của mình- anh đã bộc lộ một cách khá đầy đủ những suy nghĩ của bản thân với lịch sử với quá khứ qua việc nhắc lại những kỷ niệm cũ: sự lố bịch của bí thƣ thị ủy Lại và nỗi tủi nhục của những ngƣời thầy trong ngày khai giảng đầu tiên của trƣờng cấp ba và trong quá trình công tác, sự nhiệt huyết của những ngƣời thầy và công cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong học đƣờng, việc bí thƣ Lại dùng quyền lực để bắt Tự ra chiến trƣờng với mục đích trả thù... Tất cả những điều đó làm nên tấn bi hài kịch xã hội. Tấn bi hài kịch này đƣợc tạo nên so sự ấu trĩ của cách mạng khi đƣa những kẻ bất tài, vô học lên làm lãnh đạo. Bí thƣ thị ủy Lại xuất thân là một đồ tể ngu dốt, hợm hĩnh và vô văn hóa. Chỉ vì có thành tích đón Việt Minh vào giải phóng thị xã mà sau hai năm đã trở thành Bí thƣ Thị ủy, một

ngõ ngách đời sống [18, tr.102] ở thị xã này. Khi sự ngu dốt lên ngôi, đó là lúc tri thức bị coi thƣờng và trí thức bị xỉ nhục. Cùng với những kỷ niệm là nỗi xót xa của ngƣời học trò khi phải chứng kiến cuộc chiến giữa một bên là cái dốt nát, phản đạo đức với một bên là tri thức, đạo đức mà chiến thắng lại thuộc về cái dốt nát cái phản đạo đức vì nó đƣợc sự bảo trợ của quyền lực.

Với ngƣời học trò này, việc bới lại đống tro tàn quá khứ không phải là một sự hoài niệm thông thƣờng mà qua những kỷ niệm, anh chuyển vận những ý tưởng có độ sâu cần thiết cho bản thiết kế tương lai [18, tr.209].Với anh, ngƣời trí thức ngày nay không chỉ cần là ngƣời bất hợp tác với cái xấu để bảo toàn phẩm giá, biết hy sinh bản thân để giúp đỡ ngƣời khác nhƣ những ngƣời thầy của anh mà còn là ngƣời dám khẳng định năng lực của bản thân, dám đứng lên nhận trách nhiệm lớn. Điều đó đƣợc thể hiện qua hành động cụ thể: anh đứng lên tranh cử chức trƣởng tàu, thuyết phục để mọi ngƣời tin rằng

Chỉ huy con tàu nếu không có được một người có một năng lực toàn diện thì dứt khoát phải là một con người duy lý [18, tr.361]. Điều đócó nghĩa là: cách giải quyết công việc phải dựa trên các tri thức khoa học (chứ không phải dựa trên niềm tin). Anh là hình ảnh tiêu biểu của một ngƣời trí thức dám xông pha nơi đầu sóng ngọn gió đƣơng đầu với những khó khăn thử thách để đứng ra gánh vác sứ mệnh lịch sử.

Tiểu kết:

Với bi kịch lạc thời vỡ mộng, bi kịch hôn nhân gia đình, bi kịch tha hóa nhân cách và bản lĩnh vƣơn lên chống lại số phận khẳng định tài năng và nhân cách, chúng ta có thể phác thảo một cách khái quát nhất về bức chân dung tinh thần của nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Có thể khẳng định rằng, nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng hầu hết là những con ngƣời có tài năng, có đạo đức, có lý tƣởng sống cao đẹp, có khả năng cống hiến nhiều cho đất nƣớc cho xã hội nhƣng lại phải chịu nỗi đau thân phận do sự đối xử bất công của xã hội. Tuy nhiên, là những con

ngƣời có tri thức, nắm đƣợc quy luật của cuộc sống, hiểu đƣợc giá trị của bản thân, số ngƣời bị tha hóa do hoàn cảnh không nhiều, phần đa trong số họ là ngƣời có bản lĩnh để chống lại sự chà đạp, chống lại sự ảnh hƣởng của lối sống dung tục hóa, giữ gìn phẩm cách, phát huy tài năng của mình để đóng góp cho xã hội.

Từ chân dung tinh thần của ngƣời trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta nghĩ đến những yêu cầu mới đặt ra cho ngƣời trí thức trong cuộc sống hiện nay. Ngƣời trí thức ngày nay không chỉ cần là những ngƣời có tri thức khoa học, có nền tảng đạo đức vững chắc, có nhận thức chính trị đúng đắn mà còn phải là những ngƣời có bản lĩnh vững vàng trƣớc những tác động tiêu cực của xã hội, dám đứng lên đấu tranh đến cùng với những cái tiêu cực, dám đứng ra gánh vác trách nhiệm lớn để thực hiện sứ mệnh mở đƣờng cho lịch sử tiến lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)