CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VÀ CHÂN DUNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 33 - 39)

TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

Từ thời trung đại, ngƣời trí thức đã trở thành nhân vật trung tâm của đời sống. Ngƣời trí thức là biểu tƣợng cho đỉnh cao của tƣ duy, đỉnh cao của tri thức, là nhân vật không thể thiếu trong xã hội văn minh. Trong Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba, Thân Nhân Trung có nhắc đến vai trò vị trí của ngƣời hiền tài cũng là vai trò vị trí của ngƣời trí thức trong xã hội phong kiến: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên [2, tr.31]. Trong

Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm thay lời Quang Trung viết vào năm 1788- 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà (các trí thức của triều đại Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn cũng mở đầu bằng việc xác định vai trò quan trọng của ngƣời trí thức: Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy

[3, tr. 68].

Từ đời sống đi vào văn học, nhân vật trí thức đã từng trở thành đối tƣợng phản ánh của văn học ngay từ những thời kỳ đầu tiên văn học viết ra đời. Trong thời kỳ trung đại, bóng dáng của những nhân vật này chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca. Đó là hình ảnh của vị thiền sƣ thấu hiểu quy luật cuộc đời mà an nhiên tự tại trƣớc những biến đổi của cuộc đời trong Cáo tật thị chúng của Không Lộ Thiền sƣ; đó là hình ảnh ngƣời quân tử thẳng ngay chính trực trong ba bài thơ có chung nhan đề Tùng của Nguyễn Trãi; đó là hình ảnh của một nhà nho ẩn dật chọn cách sống lánh đục về trong để di dƣỡng tinh thần trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm; đó là hình ảnh của một ngƣời nghệ sĩ với sự đồng cảm sâu sắc với những con ngƣời tài hoa

bạc mệnh và khát vọng trở thành bất tử trong Độc tiểu Thanh ký của Nguyễn Du... Do đặc trƣng của thể loại thơ, hình ảnh ngƣời trí thức không đƣợc thể hiện một cách đầy đủ toàn diện mà chỉ thể hiện qua tâm trạng, chí khí, khát vọng. Nhân vật trí thức cũng từng xuất hiện trong văn xuôi trung đại, cụ thể là trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ), trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác nhƣng chủ yếu vẫn chỉ là mƣợn thái độ của ngƣời trí thức để thể hiện thái độ đánh giá trƣớc cuộc đời.

Bƣớc sang đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đƣợc đổi mới một cách toàn diện sâu sắc. Đến năm 1945 có thể khẳng định rằng chúng ta đã hoàn thành công cuộc hiện đại hóa văn học, văn học Việt Nam chuyển từ phạm trù của văn học trung đại sang văn học hiện đại. Tiểu thuyết Việt Nam cũng đƣợc đổi mới toàn diện sâu sắc trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật. Nhân vật trí thức vẫn tiếp tục xuất hiện trong văn chƣơng lãng mạn của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, trong trào lƣu văn học hiện thực phê phán nhƣng đã mang một sắc diện mới và khả năng thể hiện mới.

Trong văn chƣơng Tự Lực Văn Đoàn, các nhân vật trí thức đều mang dáng dấp của những trí thức Tây học. Đó là Loan và Dũng trong Đoạn tuyệt

của Nhất Linh, Lộc và Huy trong Nửa chừng xuân của Khái Hƣng... Họ là những ngƣời không chịu gò mình vào khuôn phép của những ràng buộc nho giáo, họ có những tác động đến những ngƣời cùng trang lứa để tạo nên một trào lƣu phá bỏ lễ giáo phong kiến đến với cuộc sống tự do, đặc biệt tự do trong tình yêu. Các nhân vật này đã mang đến một luồng gió mới, tạo ra những con sóng mới khuấy động cả một vùng sống vốn tù đọng lâu ngày, hòng phá bỏ tƣ tƣởng nô lệ cho lễ giáo vốn là thâm căn cố đế trong con ngƣời. Họ khích lệ cái tôi cá nhân trỗi dậy, khích lệ những con ngƣời vốn từ trƣớc đến nay chỉ biết chấp nhận, biết chịu đựng phải biết đứng lên đòi hỏi quyền sống cho mình. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Lộc mang tình yêu đến với Mai với tƣ tƣởng tự do nhƣ thế. Vì yêu Mai say đắm, Lộc đã vƣợt ra khỏi vòng lễ giáo để cƣới Mai làm vợ. Còn ở Đoạn tuyệt, Loan là một cô gái đƣợc

học hành theo lối giáo dục mới, cô có tƣ tƣởng tự do và có một tình yêu đẹp với Dũng. Nhƣng vì mẹ, cô đã dằn lòng chấp nhận lấy Thân, một thanh niên có đầu óc cổ hủ. Cô đã cố gắng nhủ lòng để sống hòa hợp với Thân mong có đƣợc hạnh phúc. Nhƣng sự hòa hợp không thể có đƣợc khi hai con ngƣời ở hai hệ tƣ tƣởng khác nhau. Hơn nữa mẹ chồng cô lại là một ngƣời quá cổ hủ và hà khắc. Bà ta xét nét Loan, đối xử tệ với Loan, đổ lỗi cho Loan khi đứa con trai của cô chết, cƣới vợ lẽ cho Thân khi biết Loan không có khả năng sinh con.Từ đó Loan không chỉ chịu áp chế từ phía mẹ chồng, chồng mà còn phải chịu áp chế cả từ phía vợ lẽ của chồng. Trong một lần bị chồng đánh, Loan đã cầm lấy con dao với mục đích tự vệ và chẳng may cô vấp và ngã, Thân ngã theo Loan và ngã vào con dao Loan đang cầm trên tay mà chết. Loan đã bỏ nhà chồng để đến với cuộc sống tự do sau khi tòa tuyên cho cô trắng án.

Thế nhƣng, đến phần kết thúc của các tác phẩm, cái mới hầu hết lại đầu hàng cái cũ. Lộc ban đầu vƣợt qua lễ giáo để đến với tình yêu nhƣng sau đó lại chấp nhận cuộc hôn nhân do mẹ sắp đặt để Mai phải chịu đau khổ. Chỉ với cuộc đời Loan là có mong manh hy vọng có đƣợc cuộc sống hạnh phúc vì trong thƣ gửi vợ chồng ngƣời bạn, Dũng đã có ý xa xôi thể hiện ý muốn gắn bó cuộc đời với Loan. Dũng, ngƣời yêu của Loan trong Đoạn tuyệt cũng là một con ngƣời có tƣ tƣởng tự do, nhƣng tự do đối với Dũng là đến với cuộc sống không bị một ràng buộc nào, cuộc sống mà ở đó Dũng hoàn toàn đƣợc sống vì lý tƣởng của mình. Trong thực tế, Dũng đã hy sinh mọi thứ vì lý tƣởng nhƣng xem ra lý tƣởng đó có một cái gì đó rất mơ hồ.

Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn là những con ngƣời mang tâm tƣ khát vọng của của lớp thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Dƣới sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây, họ đang từng bƣớc thay đổi cách nghĩ, ngày càng ý thức rõ hơn về cái tôi cá nhân, đang đấu tranh với sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến để đòi hỏi quyền sống cho mình. Tuy nhiên, chất trí thức ở các nhân vật này chƣa bộc lộ ra một cách rõ

nét, đời sống nội tâm còn khá đơn giản, thƣờng là để minh họa cho tƣ tƣởng của nhà văn.

Trong văn học hiện thực phê phán, nhân vật trí thức xuất hiện với nhiều sắc diện khác nhau.Tìm hiểu về các nhân vật trí thức trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng ta thấy họ hầu hết là những ngƣời bị mất phƣơng hƣớng. Trong

Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tú Anh là tiêu biểu cho lớp trí thức Tây học căm ghét cái xấu nhƣng không có cách nào chống lại cái xấu. Trong Vỡ đê, Phú có tƣ tƣởng đem ánh sáng tri thức soi sáng cho những ngƣời dân u tối của xứ mình, anh căm ghét bất công và đã từng cùng ngƣời dân biểu tình nổi dậy nhƣng lại tin tƣởng một cách mù quáng vào lòng tốt của giai cấp bóc lột... Sự mất phƣơng hƣớng của nhân vật trí thức trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng cho thấy sự bi quan của nhà văn trƣớc cuộc sống. Tìm hiểu về nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao, một đặc điểm chung nhất dễ nhận thấy là tất cả họ đều là những con ngƣời có tài có tâm, có lý tƣởng sống cao đẹp nhƣng lại bị miếng cơm manh áo ghì sát đất. Điền trong Trăng sáng, Hộ trong

Đời thừa, Thứ trong Sống mòn là những minh chứng cụ thể. Khi khai thác nhân vật trí thức, Nam Cao luôn chú ý đến mối quan hệ giữa lý tƣởng và cuộc đời, giữa khát vọng và khả năng thực hiện. Với nhãn quan của một nhà văn hiện thực, ông luôn nhìn thấy hoàn cảnh kinh tế khó khăn là một rào cản lớn trên hành trình thực hiện ƣớc mơ của ngƣời trí thức. Tuy nhiên không phải vì những rào cản đó mà con ngƣời ta mất đi khả năng ƣớc mơ khát vọng hƣớng tới cái cao cả. Trong khó khăn, họ vẫn không nguôi mơ ƣớc những điều vƣợt lên trên sự ràng buộc của miếng cơm manh áo để thực hiện những dự định lớn lao. Những đấu tranh tƣ tƣởng, những giằng xé nội tâm của nhân vật trí thức phản ánh một thực tế của trí thức Việt Nam thời kỳ trƣớc cách mạng: luôn trăn trở đi tìm cách ứng xử phù hợp và lẽ sống cho mình. Với cách khai thác trên, Nam Cao đã đặt ra một vấn đề khiến mọi ngƣời phải suy nghĩ, đó là vấn đề thân phận của ngƣời trí thức trong công cuộc mƣu sinh. Có thể khẳng

định, đến Nam Cao, nhân vật trí thức mới đƣợc thể hiện một cách rõ nét và đậm chất trí thức.

Sang giai đoạn văn học 1945-1975, công - nông - binh trở thành nhân vật trung tâm của văn học. Tuy vậy, ngƣời trí thức vẫn tiếp tục đƣợc quan tâm, đƣợc thể hiện nhƣng dƣới một góc độ đặc biệt mang dấu ấn lịch sử, đó là vai trò trách nhiệm và cách ứng xử khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm. Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, một truyện ngắn mang tầm vóc của một tiểu thuyết đã nói về quá trình phân hóa của giới trí thức. Một bộ phận trí thức sẵn sàng xếp bút nghiên hăng hái tham gia cách mạng tiêu biểu là Độ, một bộ phận khác đứng ngoài cuộc chiến tiêu biểu là Hoàng. Do hai cách ứng xử khác nhau, hai cách tiếp cận cuộc đời khác nhau mà hai bộ phận trí thức có cách nhìn đời nhìn ngƣời khác nhau và sinh ra hai tâm trạng khác nhau, một tin tƣởng một bi quan, một tích cực một tiêu cực. Sau Nam Cao, một số tác giả khác cũng có những tác phẩm hay viết về ngƣời trí thức trong kháng chiến, tiêu biểu nhƣ Xung kích, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. Ngƣời trí thức trong các tác phẩm này đƣợc thể hiện chủ yếu theo các xu hƣớng: quá trình vận động đi đến với cách mạng (Hội và Tƣ trong Vỡ bờ), mƣu trí và chiến đấu dũng cảm quên mình vì tổ quốc (Kha và Lý trong Xung kích, Tuấn trong Vùng mỏ, Thiêm trong Mẫn và tôi), ngƣời trí thức cách mạng đậm chất lý tƣởng có sức tỏa sáng thu hút lòng ngƣời (Khắc trong Vỡ bờ), ngƣời trí thức tha hóa (họa sĩ Tùng trong Vỡ bờ). Bên cạnh đó cũng có những nhân vật trí thức trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng đƣợc quan tâm thể hiện, tiêu biểu nhƣ nhân vật Hảo trong Vùng trời của Hữu Mai. Đây là nhân vật tiêu biểu cho giới trí thức trẻ đƣợc học tập rèn luyện dƣới mái trƣờng xã hội chủ nghĩa , bằng trí tuệ và lòng yêu nƣớc của mình đã có những đóng góp khá quan trọng cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Có thể nói các nhân vật trí thức xuất hiện trong văn học 1945 -1975 bao giờ cũng đƣợc thể nhiện nhằm một mục đích ngợi ca hay phê phán xét trên tƣ cách một công dân

trong mối quan hệ với đất nƣớc. Chính vì vậy mà các nhân vật này thƣờng chỉ đƣợc khai thác trên một bình diện, chất trí thức cũng không đƣợc dụng công khai thác. Đây cũng là đặc điểm chung của kiểu nhân vật trí thức trong giai đoạn văn học này.

Chiến tranh kết thúc, ngƣời Việt Nam bƣớc vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, đây là lúc chúng ta có điều kiện quan tâm đến cuộc sống cá nhân của mỗi con ngƣời. Nhân vật văn học cũng không chỉ đƣợc khai thác ở khía cạnh công dân, trên phƣơng diện của một anh hùng nữa mà bƣớc ra khỏi ánh hào quang của chiến công để trở về làm một con ngƣời đời thƣờng. Nhân vật trí thức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lúc này, các nhà văn không chỉ miêu tả họ trên phƣơng diện lý tƣởng, sự nghiệp nữa mà còn thể hiện họ trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những ngƣời xung quanh... Họ cũng không đƣợc nhìn nhận nhƣ những con ngƣời lý tƣởng nhƣ trƣớc nữa mà đƣợc nhìn nhận nhƣ những con ngƣời đời thƣờng với rất nhiều những biểu hiện phức tạp xen lẫn tốt - xấu, cao thƣợng - thấp hèn, vị tha - vị kỷ, trung thực - giả dối, ý thức - vô thức... tất cả đều nhằm mục đích thể hiện sự phức tạp muôn màu của cuộc sống và con ngƣời mới.

Nhân vật trí thức lúc này đƣợc các nhà văn lựa chọn rất nhiều vì đây là loại nhân vật có khả năng tƣ duy và biện luận, nhân vật có khả năng cao nhất trong việc thể hiện những suy tƣ trăn trở đồng thời bộc lộ cái tôi của nhà văn rõ nhất. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Hữu Mai, Dƣơng Thu Hƣơng, Phạm Thị Hoài... đều có những tác phẩm đầy ấn tƣợng viết về nhân vật trí thức. Tuy nhiên do mỗi ngƣời có một mục đích khác nhau cách thể hiện nhân vật trí thức cũng khác nhau mà các nhân vật trí thức hiện ra trong sáng tác của họ cũng khác nhau. Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Xuân Khánh mƣợn việc khai thác cuộc đời các trí thức thời phong kiến để thể hiện thái độ đối với xã hội hiện tại. Nguyễn Khải qua việc khai thác các nhân vật trí thức để nói về sự trăn trở tìm đƣờng của ngƣời trí thức trong xã hội mới. Dƣơng Thu Hƣơng thì mƣợn việc

khai thác nhân vật trí thức để thể hiện nỗi hoài nghi về nhận thức và cách ứng xử của con ngƣời. Ma Văn Kháng qua việc thể hiện các nhân vật để khái quát về thân phận ngƣời trí thức trong xã hội hiện đại...

Mỗi nhà văn có một cách thể hiện khác nhau nhƣng quả thực chỉ ở Ma Văn Kháng vấn đề thân phận phận ngƣời trí thức mới đƣợc nói tới một cách ráo riết. Trong hầu hết các tác phẩm của ông, nhân vật trí thức đều là những con ngƣời tài hoa nhƣng cuộc đời lại gặp nhiều bi kịch. Những bi kịch đó đƣợc tạo nên không phải bởi quy luật nghiệt ngã do hóa công nhƣ cách nói của Nguyễn Du Chữ tài liền với chữ tai một vần mà có căn nguyên từ xã hội và từ chính những đặc điểm riêng biệt của lớp ngƣời này. Tuy vậy, tác phẩm cũng không khiến ngƣời đọc bi quan bởi hầu hết các nhân vật này không chết chìm trong sự dập vùi của số phận mà luôn có những hành động chống trả số phận khẳng định bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)