Ngƣời trí thức và nỗi đau thân phận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 39 - 58)

Trong số các thể loại văn học thì tiểu thuyết ra đời khá muộn. Đây là thể loại sinh sau đẻ muộn nhƣng lại chứa đựng trong nó sự phức tạp đa sắc màu. Trong quá trình vận động phát triển nó đã thu nhận vào mình rất nhiều sắc thái thẩm mỹ của các thể loại khác trong đó có bi kịch. Cuốn Lý luận văn học (xuất bản năm 2008 do GS Hà Minh Đức chủ biên) đã trình bày rất rõ về phƣơng diện này: Trong khi các thể loại khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo âm hưởng chủ đạo cho tác phẩm: bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp cái lý tưởng... thì ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình lựa chọn màu sắc thẩm mĩ khi tiếp nhận hiện thực. Nội dung của các tác phẩm tiểu thuyết là sự pha trộn , chuyển hóa lẫn nhau giữa các sắc thái thẩm mỹ: cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu... Đây là một phẩm chất thẩm mỹ đặc biệt mà trong văn học, ngoài tiểu thuyết thể loại khác khó có thể có được và cũng chính vì vậy tiểu thuyết có khả năng phơi bày đến tận cùng sự phức tạp

muôn màu của cuộc sống (Lý Hoài Thu) [11, tr.249- 250]. Tính chất bi kịch của tiểu thuyết đƣợc tạo ra nhờ số phận của một hoặc một số nhân vật, trong đó có nhân vật chính, khi trong tiểu thuyết có sự đấu tranh giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác mà kết thúc thất bại lại thuộc về cái cái cao cả, cái tốt đẹp.

Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì sự đậm nhạt của các sắc thái thẩm mỹ ấy ở các tác phẩm và các tác giả cũng khác nhau. Nếu nhƣ ở giai đoạn văn học 1945- 1975 sắc thái chủ yếu của tiểu thuyết là âm hƣởng hùng ca, tráng ca, âm hƣởng của bi ca hầu nhƣ không có thì đến văn học giai đoạn sau chiến tranh âm hƣởng bi ca lại xuất hiện nhiều trong tác phẩm của các tác giả khác nhau trong đó có Ma Văn Kháng. Sở dĩ lúc này âm hƣởng bi ca xuất hiện là do sự tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan. Về phía khách quan, do chính sách cởi trói cho văn nghệ của Đảng, do yêu cầu phải nhìn và phản ánh một cách khách quan toàn diện sự muôn màu của cuộc sống của văn học, về phía chủ quan, do nhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân, thể hiện cuộc sống một cách chân thực của nhà văn. Mỗi nhà văn thể hiện cái nhìn bi quan ở một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà mình cảm nhận sâu sắc nhất. Nếu nhƣ Nguyễn Huy Thiệp thể hiện nỗi buồn trƣớc cách ứng xử của con ngƣời, Bảo Ninh thể hiện nỗi buồn khi nhìn lại chiến tranh thì Ma Văn Kháng thể hiện nỗi buồn trƣớc thân phận ngƣời trí thức.

Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, nhân vật trí thức thƣờng là những nhà văn nhà báo nhà giáo, rất ít khi gặp những nhân vật này ở cƣơng vị lãnh đạo. Nhƣng dù ở cƣơng vị nào thì các nhân vật này vẫn chung nhau ở một đặc điểm: họ là những con ngƣời mang yếu tố bi kịch. Bi kịch của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đƣợc quy về ba dạng cơ bản:

bi kịch lạc thời vỡ mộng, bi kịch hôn nhân gia đình, bi kịch bị tha hóa nhân cách.

2.1.1. Bi kịch lạc thời vỡ mộng:

Điểm qua các nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy họ là những con ngƣời có lý tƣởng sống cao đẹp nhƣng đều bị rơi vào tình trạng vỡ mộng bởi lý tƣởng không thành.

Ông Bằng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn là một cán bộ bƣu điện, nhà giáo, nhà báo đã nghỉ hƣu, tiêu biểu cho lớp trí thức cũ sống hết mình với đạo đức truyền thống. Ông luôn coi trọng và nỗ lực hết mình trong việc xây dựng một gia đình nề nếp theo quan niệm xƣa. Thời còn trẻ, cuộc sống rất khó khăn phải tranh thủ làm thêm để kiếm sống nhƣng gia đình ông vẫn giữ đƣợc những quy tắc sống chuẩn mực. Dù bận đến mấy, trong gia đình này, ngày hai bữa cơm sum họp là bắt buộc. Trong bữa ăn, ông bà dạy con đến những điều nhỏ nhất, từ việc phải mời trƣớc bữa ăn và vô phép cơm trƣớc khi đứng dậy đến việc phải cầm bát cầm đũa ra sao phải gắp thức ăn thế nào, phải nói với mẹ ra sao khi nhờ mẹ xới cơm tiếp... Sau này khi các con ông đã trƣởng thành, đã có vợ thì các cô con dâu khi đứng trƣớc bố chồng vẫn giữ thái độ cung kính khép nép. Thái độ này có thể là lạc lõng trƣớc thời cuộc nhƣng lại là quen thuộc ở gia đình ông. Ông Bằng có năm ngƣời con thì có tới bốn ngƣời làm ông đƣợc tự hào, anh cả Tƣờng là liệt sĩ, anh Đông thứ hai là trung tá, anh Luận thứ ba là nhà báo, Cần là con út hiện đang học ở nƣớc ngoài. Chỉ có Cừ, đứa con thứ tƣ làm ông phải đau lòng vì đã đi chệch ra khỏi quỹ đạo của gia đình.

Đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, gia đình ông Bằng rơi vào tình trạng chao đảo. Tƣ tƣởng sống gấp, sống hƣởng thụ đã làm hƣ hỏng Cừ, biến Cừ thành một kẻ thiếu lƣơng tâm và trách nhiệm, chiếm dụng tiền của cơ quan, bỏ rơi vợ con, chạy trốn ra nƣớc ngoài cùng một bà góa giàu có để thỏa chí ăn chơi. Đồng tiền len vào trong các mối quan hệ gia đình bƣớc đầu làm rạn nứt tình cảm anh chị em của những đứa con ông Bằng. Sự cám dỗ của lối sống thực

dụng đã biến Lý, đứa con dâu đảm đang của ông Bằng thành một ngƣời phụ nữ hƣ hỏng không có cách nào cứu vãn đƣợc. Điều đó đã gây nên một chấn động tinh thần ghê gớm trong lòng ông. Nhƣng vốn là kín đáo, ông không để lộ nỗi lòng mình. Ông khỏa lấp nỗi cô đơn bằng cách tham gia sinh hoạt với các cụ trong tổ hƣu, lấy câu thơ lời văn làm nơi gửi gắm nỗi lòng, lấy âm nhạc để thăng bằng tâm lý. Có lúc nói chuyện với Luận, ông đã bộc lộ quan điểm xử thế của mình qua câu nói của ngƣời xƣa : Tố nhân bất khả hữu khinh ngạo thái. Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt (Con ngƣời không nên có thái độ khinh ngạo nhƣng không thể không có cốt cách khinh ngạo). Dƣờng nhƣ ông muốn nói với Luận rằng ông có cái cốt cách cứng rắn ẩn ở bên trong, đừng tưởng ông chao đảo thối chí trước các sự kiện đau lòng của gia đình. Ông là cây trúc quân tử, gió bão không thể lay đổ, không thể gãy [17, tr.57]. Nhƣng cuối cùng, sức chịu đựng của tuổi già có hạn, lá thƣ tạ lỗi trƣớc khi tự vẫn của thằng Cừ khiến ông không thể gắng gƣợng đƣợc nữa, ông đã gục ngã hoàn toàn. Trong bản di chúc để lại cho con cháu, ông vẫn đau đáu một điều Ba mong các con yêu thương nhau, lấy cái chính ngăn cái tà, theo gương cha ông gìn giữ và bồi bổ tinh hoa, truyền thống của dân tộc, phục vụ nhân dân và tổ quốc [17, tr.306]. Ông Bằng giống nhƣ đại diện cuối cùng của gia đình truyền thống khi xã hội đang vào mùa “thay lá”. Nề nếp cũ bị phá vỡ mà một nề nếp mới chƣa đƣợc định hình rõ rệt. Bi kịch của ông Bằng là bi kịch của ngƣời trí thức chân chính không đủ sức ngăn giữ những tác động xấu của nền kinh tế thị trƣờng đến nền đạo đức truyền thống.

Nếu nhƣ ông Bằng là một con ngƣời trí thức cũ trở nên lạc thời trƣớc một thời đại mới thì hầu hết các nhân vật còn lại đều là những con ngƣời lạc thời giữa thời đại của mình.

Trong tác phẩm viết về ngành giáo dục : Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng dành rất nhiều tâm huyết cho nhân vật Tự, một con ngƣời “lạc thời” giữa xã hội mà đồng tiền và quyền lực đang có sức mạnh làm tha hóa nhân tâm. Trong khi hiệu trƣởng Cẩm và bí thƣ Dƣơng đang sốt sắng lo

củng cố địa vị để ngoi cao hơn nữa, Thảnh và Thuật lao vào cơn lốc kiếm tiền, Trình và vợ chồng Quỳnh đang tìm cách thu lợi bằng mọi thủ đoạn thì anh mải mê săn tìm cái đẹp của văn chƣơng nghệ thuật. Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người ta đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang thì anh say sưa mầy mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ, nghịch lý, nát óc ngẫm nghĩ để giải mã cái bí ẩn của câu thơ, lời văn... [18, tr.7]. Trong khi ngƣời ta tích trữ vàng bạc của cải thì Tự tích trữ toàn sách, một số do cha ông để lại, một số do Tự dành dụm những đồng lƣơng ít ỏi mua về. Trong khi Thuật, giáo viên dạy toán cùng trƣờng tuyên bố dạy thêm một cua năm mươi giờ, bất kể giá cả trượt lên trượt xuống chỉ biết thu về đúng một chỉ [18, tr.148] thì Tự từ chối việc nhận tiền thù lao khi dạy ôn thi cho học sinh. Trong khi ngƣời đời tìm cách xu nịnh làm hài lòng lãnh đạo thì anh đứng lên kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong học đƣờng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh cho dù việc làm đó trái ý lãnh đạo. Đồng thời với việc trở thành hình mẫu lý tƣởng trong lòng học trò thì anh cũng trở thành cái gai trong mắt của nhiều lãnh đạo. Ngôi trƣờng đầu tiên anh đến dạy học lƣu lại không ít những kỷ niệm buồn của đời anh. Vì bênh vực những học trò không thuộc thành phần cơ bản của xã hội, anh đã bị ghi tên vào sổ đen và bị đẩy vào chiến trƣờng cho dù mấy lần đi khám tuyển sức khỏe đều thuộc loại B2. Còn tại ngôi trƣờng trung học số 5, nơi anh trở lại nghề thầy sau khi chiến tranh kết thúc, một lần nữa tài năng và nhân cách của anh lại đƣợc học trò tin yêu, đồng nghiệp cảm phục. Học sinh nhìn anh với ánh mắt tự hào, đồng nghiệp nhìn anh với ánh mắt ngƣỡng mộ. Trong một lần đi dự giờ văn của Tự, Thuật đã phải thốt lên: Tự ơi, người thay đổi cấu trúc tâm hồn tôi, có thể là như thế lắm nếu như ngay từ ngày còn trẻ tôi được học văn ở anh [18, tr.229]. Cũng chính vì thế mà anh trở thành nạn nhân của thói đố kỵ hèn hạ. Hiệu trƣởng Cẩm khi trƣớc là tổ trƣởng chuyên môn vì đố kỵ với tài năng của anh mà dùng quyền tổ trƣởng tƣớc đoạt của anh mọi thứ. Hắn buộc anh thôi làm chủ nhiệm, thôi việc dạy mẫu cho sinh viên

kiến tập, giải tán lớp bồi dƣỡng học trò giỏi, mất chức tổng biên tập báo tƣờng của công đoàn, miễn nhiệm vai trò tổ phó chuyên môn và tổ trƣởng công đoàn, chỉ đƣợc đề nghị giáo viên dạy giỏi toàn thành phố có một năm rồi bị lờ tịt đi, giấy giới thiệu cảm tình Đảng từ đơn vị bộ đội chuyển về cũng bị lờ tịt... Sau này khi anh bắt gặp Cẩm đang vi phạm quy chế thi, hắn đã tráo trở đổi trắng thay đen vu tội đó cho anh và ông Thống. Bí thƣ Dƣơng, một kẻ hẹp hòi, máy móc cũng nhân danh Đảng để xoi mói chuyện đời tƣ của anh, bí mật điều tra anh, lợi dụng những chuyện anh bị vu oan trƣớc kia để ngăn trở con đƣờng đến với lý tƣởng chính trị của anh, cố ý đẩy anh ra khỏi nghề nghiệp mà anh đã dụng công, tâm huyết.

Bi kịch của Tự trƣớc hết là bi kịch của một ngƣời trí thức có lý tƣởng, có tài năng , có nhân cách nhƣng sinh ra lầm thời. Bi kịch này là một tất yếu khi xã hội vẫn còn những kẻ bất tài và thất đức còn ngồi trên ghế lãnh đạo. Nhƣ lời nói chua chát của Thuật về cuộc đời Tự: Tự là một chính nhân quân tử chứ không tầm thƣờng nhƣ đại đa số mọi ngƣời xung quanh, nhƣng anh là một cuốn sách hay để lầm chỗ, cuộc đời anh là một đám cƣới không thành (Đám cƣới ở đây là cuộc gặp gỡ của thi nhân và lý tƣởng).

Trong Đám cưới không có giấy giá thú, ngoài Tự, nhân vật ông Thống cũng gợi lên ở ngƣời đọc cảm giác xót xa về thân phận bất hạnh của ngƣời trí thức. Ông là con dòng cháu giống một dòng họ danh sĩ, toàn các bậc đại khoa đất Nam Hà khi trước ...Ông đã được học hết Thiên Tự văn, Hiếu Kinh, Minh Đạo gia huấn. Học vấn trọn vẹn, ý chí hơn người, ông lại là người gặp thời và lập kỳ công hiếm có. Chính ông là người trai trẻ cầm mã tấu dẫn đầu đoàn nông dân xã mình lên cướp chính quyền huyện lỵ quê nhà rồi sau đó nhập vai vị Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời xã khi cách mạng tháng Tám bùng nổ và thành công trên toàn cõi đất nước [18, tr. 174-175]. Sau đó vì nghe lời cha, ông đã từ chức chủ tịch xã để bƣớc lên bục giảng làm thầy. Nhƣng ông đã bị bắt ngay khi đang đứng trên bục giảng bởi chính mấy gã thợ cày vắt mũi chƣa sạch mới leo lên ghế chính quyền xã. Gia đình ông từ trƣớc

đến nay vẫn giữ nếp nghèo mà thanh sạch nay bị quy kết là địa chủ cƣờng hào. Ông cụ thân sinh ra ông Thống uất ức quá mà thắt cổ tự vẫn chứ nhất định không chịu nhận là địa chủ cường hào ngồi mát ăn bát vàng, bóc lột sức lao động của hai bà vợ và mấy đứa con [18, tr.179]. Ông Thống bị xỉ nhục là

địa chủ cường hào ác bá như vậy mà chui vào nghề thầy, là có mục đích làm vấy bẩn các tâm hồn trong ngọc trắng ngà của chế độ mới. Tội ấy là tội lớn nhất. Tội thứ hai là say xưa đề cao cổ văn cổ văn, đạo đức phong kiến lỗi thời phục vụ giai cấp bóc lột [18, tr.179]. Sau đó có sửa sai nhƣng lòng tự trọng của kẻ sĩ khiến ông không thể trở lại quan hệ bình thƣờng với những kẻ đã lăng nhục mình nên ông đã bỏ quê lên vùng núi dạy học. Ngoài năm mƣơi, vào tuổi tri thiên mệnh, ông tìm đƣờng trở lại quê hƣơng. Do vô tình gặp hiệu trƣởng Cẩm mà về trƣờng trung học số 5 làm thủ trống kiêm văn thƣ, tạp vụ với điều kiện không đƣợc đòi tăng lƣơng, không đƣợc đòi cấp nhà ở và không đƣợc đòi vào Đảng. Khi tâm sự với Tự, ông đã chua chát mà nói rằng cuộc đời nó có là mẹ hiền như người ta nói đâu. Nếu nó có là một người mẹ thì là một người mẹ bất học bất trí lý, một người mẹ ghẻ [18, tr.181]. Trong con mắt của Tự, ông Thống cũng là sản phẩm của những cuộc chấn thương [18, tr.181]. Tại trƣờng trung học số 5, ông một lần nữa lại trở thành nạn nhân của thói tráo trở. Khi ông vô tình phát hiện hiệu trƣởng Cẩm vi phạm quy chế thi, mở tủ niêm phong, lén lút chữa điểm thi để nâng cao thành tích của đơn vị, ông lại bị Cẩm giở trò khốn nạn quay ngƣợc vu tội cho ông bỏ nhiệm sở để tủ đựng bài thi bị lục lọi và đòi lập biên bản ông. Trong cơn uất ức, căn bệnh cao huyết áp kịch phát, ông gục ngã, bị cấm khẩu và phải đƣa vào bệnh viện điều trị. Còn Cẩm cũng vì thế mà thoát tội, hơn nữa lại còn đƣợc cấp trên đánh giá cao. Thân phận đắng cay của ông Thống là thân phận của ngƣời trí thức ngay thẳng trung thực khi gặp phải sự bủa vây của quyền lực và thói tráo trở của con ngƣời.

Trong Đám cưới không có giấy giá thú, để làm nổi bật thân phận cay đắng của ngƣời trí thức, Ma Văn Kháng cũng dành những trang viết cho

ngƣời trí thức dành cả cuộc đời để làm việc nghĩa mà cuối đời vẫn bị phủ nhận phải mang theo nỗi uất hận xuống mồ, đó là cha của Tự: ông Đặng Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)