Thể hiện con ngƣời là một công việc quan trọng của ngƣời sáng tác văn học. Công việc này hội tụ năng lực cảm nhận và thể hiện cuộc sống, là minh chứng cho sự trƣởng thành của nhà văn qua mỗi thời kỳ sáng tác. Vì vậy, nghiên cứu về sự chuyển biến của một tác giả văn học hay một nền văn học, sẽ là chƣa đầy đủ nếu chƣa tìm hiểu sự chuyển biến trong cái nhìn và cách thể hiện con ngƣời trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, mỗi cách thể hiện nhân vật đều thể hiện rất rõ cái nhìn của nhà văn về con ngƣời và ngƣợc lại mỗi cách nhìn về con ngƣời lại yêu cầu nhà văn phải có một cách thể hiện khác nhau. Qua việc tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy :
Trong bốn tiểu thuyết đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải,
Võ sĩ lên đài, Mưa mùa hạ, cách nhìn về con ngƣời của nhà văn có phần giản đơn. Trong Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải, những ngƣời cách mạng bao giờ cũng hiên ngang bất khuất, có tâm hồn trong sáng, là nơi hội tụ của niềm tin đƣợc mọi ngƣời yêu mến (Lê Chính, Tâm...); những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị bao giờ cũng gian ác tham lam và ngoan cố (La Văn Đờ, Hoàng Văn Chao, Nông Vĩnh Yêng, Châu Quán Lồ, A Linh...); bọn quốc dân đảng thì tham lam xảo quyệt và háo sắc ( Lộc, Vũ Khanh...) còn nhân dân Mèo không chỉ có những con ngƣời thẳng thắn bộc trực tốt bụng (Pao) mà còn có những kẻ đầu óc mê muội đến mức trở nên độc ác và liều lĩnh (Lử)... Nhân vật có sự chuyển biến về tính cách kiểu nhƣ nhân vật Nguyễn Khắc rất ít gặp. Võ sĩ lên đài kể câu chuyện về một gia đình võ sĩ yêu nƣớc. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm này đều gây đƣợc những ấn tƣợng mạnh mẽ đối với ngƣời đọc. Ông Phạm Xuân Thân một thời là võ sỹ nổi tiếng nhƣng rất khiêm nhƣờng, con trai ông thứ hai của ông là Phạm Xuân Nhân là một ngƣời bộc trực, thẳng thắn, mạnh mẽ và đầy bản lĩnh, con trai thứ ba của ông là Phạm Xuân Cƣờng thì thông minh hoạt bát và rất khôn ngoan, bạn Nhân là Tùng thì thông minh sắc sảo nhƣng rất quyết liệt, ông giáo Tiết hách dịch và
ngu dốt còn Đờ Lanay thì khốn nạn đểu giả... Các nhân vật ở đây đều là những ngƣời có tính cách thống nhất đã đƣợc định hình ngay từ đầu. Đọc
Mưa mùa hạ, chúng tôi thấy cách miêu tả nhân vật cũng không có gì khác biệt: Trọng và Nam là ngƣời chính trực, say mê khoa học, Hƣng hách dịch cửa quyền, Thƣởng thì vô học hợm hĩnh, ông giáo Cần hiền hòa và uyên bác...
Sự đơn nhất trong tính cách nhân vật phần nào cho thấy cách nhìn con ngƣời của nhà văn còn có phần giản đơn sơ lƣợc. Hầu nhƣ các nhân vật đƣợc chú ý nhất của ông đƣợc nhìn ở khía cạnh con ngƣời của công việc của phận sự chứ không đƣợc quan tâm ở khía cạnh con ngƣời cá nhân, con ngƣời đời tƣ. Nhân vật ở đây nhất định phải đứng về một thái cực, hoặc là ta hoặc là địch, hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực, hoặc là tốt hoặc là xấu, hoặc là thiện hoặc là ác theo cách đánh giá con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1945- 1975. Tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi nhận thấy, mỗi nhân vật dƣờng nhƣ là một cách đánh giá, một minh họa cho một ý đồ nào đó của nhà văn, cũng chính vì thế mà nó không phức tạp nhƣ các nhân vật ở giai đoạn sau. Khi miêu tả nhân vật trong các tiểu thuyết này, nhà văn chú ý khai thác hành động để làm nổi bật tính cách chứ không đi sâu miêu tả nội tâm. Đời sống nội tâm nếu đƣợc miêu tả cũng chỉ là khoảnh khắc suy nghĩ thoáng qua chứ không có chiều sâu suy lý.
Từ Mùa lá rụng trong vườn trở đi, cái nhìn về con ngƣời của nhà văn có sự thay đổi lớn. Bên cạnh những nhân vật có tính cách đơn nhất và ổn định, tiểu thuyết của ông đã xuất hiện những nhân vật có tính cách phức tạp và có đời sống nội tâm hết sức phong phú. Có lẽ chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Ma Văn Kháng giai đoạn sau này.
Khi nói đến nhân vật có tính cách phức tạp trong các tiểu thuyết từ Mùa lá rụng trong vườn trở đi phải kể đến nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong vườn, Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú, Hoan trong Ngược dòng
nước lũ. Các nhân vật này là điểm hội tụ đan xen cả cái tốt và cái xấu cái nên và không nên, cái đáng khen và đáng trách. Nhân vật Lý là một tính cách đa dạng. Trong gia đình, Lý vừa là một con ngƣời đảm đang biết hi sinh nhƣng đồng thời cũng là một ngƣời rất vô trách nhiệm và ích kỷ. Trong cơ quan, Lý thật sắc sảo thông minh và quyết đoán trong giải quyết công việc chung nhƣng cũng thật ngờ nghệch và lúng túng trƣớc sức cám dỗ của đồng tiền. Thuật ban đầu là một con ngƣời có tƣ chất, có tâm hồn đẹp, là một con ngƣời đầy triển vọng. Nhƣng về sau Thuật dần dần đánh mất mình. Với lãnh đạo, Thuật thƣờng xuyên xỏ xiên, với đồng nghiệp, Thuật luôn châm chọc quậy phá, với học trò, Thuật không có trách nhiệm, tình thƣơng. Hoan là một phụ nữ thông minh sắc sảo, hiểu biết và có một tâm hồn đẹp nhƣng lại trở thành một gái giang hồ buôn bán thuốc phiện. Khi nói về các nhân vật này, bao giờ nhà văn cũng chú ý tới sự tác động của môi trƣờng hoàn cảnh xung quanh tới sự vận động của tính cách.
Các nhân vật có đời sống nội tâm phong phú trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng hầu hết là các nhân vật trí thức. Ma Văn Kháng không viết về các triết gia, các trí thức lớn có những tƣ tƣởng lớn làm đổi thay cả nhận thức thời đại mà chủ yếu viết về những ngƣời lao động trí óc nhƣ nhà văn, nhà giáo, nhà báo, một cán bộ nghỉ hƣu... Họ là những ngƣời vừa có tài vừa có tâm và rất giàu lòng tự trọng. Họ luôn là ngƣời xuất sắc trong công việc và luôn mẫu mực trong đời sống hàng ngày. Mang phẩm chất của ngƣời trí thức, họ hay suy tƣ về những vấn đề mang tính quy luật hay tính chân lý của đời sống. Họ luôn khát khao hƣớng tới cái chân, thiện, mỹ trong đời. Cũng vì có tài và có tâm, họ luôn giữ phong thái khoan hòa ngay thẳng, không chịu luồn cúi trƣớc quyền lực, không chịu bán lƣơng tâm vì đồng tiền, không chịu buông xuôi chấp nhận thói đời đen bạc và cũng vì thế nhiều khi họ rơi vào trạng thái cô đơn. Đó là nhân vật ông Bằng và Luận trong Mùa lá rụng trong vườn, là Kha và Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú, là Khiêm và Hoan trong Ngược dòng nước lũ, ông Quyết Định và Toàn trong Một mình một ngựa...
Để có những nhân vật có tính cách phức tạp và đời sống nội tâm phong phú nhƣ ở trên đã nói, Ma Văn Kháng đã khai thác nhân vật trên nhiều khía cạnh cả con ngƣời công dân cả con ngƣời đời tƣ, cả trên phƣơng diện công việc lẫn phƣơng diện đời sống. Qua cách khai thác của nhà văn, chúng ta thấy cái nhìn con ngƣời của ông gần gũi hơn, toàn diện hơn, chân thực hơn. Sự chuyển biến trong cách nhìn về con ngƣời ở đây nằm trong sự chuyển biến chung của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: các nhà văn ngày càng quan tâm đến những vấn đề phức tạp của đời thƣờng, quan tâm đến những khía cạnh của cuộc sống mà trƣớc đây văn học còn né tránh.
Tiểu kết:
Trong hành trình khám phá cuộc sống mới, Ma Văn kháng đã phát hiện ra rất nhiều phức tạp uẩn khúc trong đời sống và con ngƣời, đặc biệt là ngƣời trí thức Tài cao phận thấp chí khí uất (Tản Đà). Cũng chính vì thế, tiểu thuyết của ông thời kỳ đổi mới dành nhiều trang viết đầy tâm huyết cho đối tƣợng này. Chính sự quan tâm đặc biệt đến đời sống của ngƣời trí thức đã tạo nên một sắc diện mới đầy ấn tƣợng cho tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong dòng văn học đƣơng đại.