Bi kịch tha hóa nhân các h:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 63 - 71)

Hầu hết các nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là những con ngƣời có tài năng có nhân cách nhƣng lại phải mang trong tâm hồn nhiều vết thƣơng do xã hội mang lại. Trong số đó, có những ngƣời kiên trì đến cùng việc bảo vệ nhân phẩm, sẵn sàng chấp nhận thất bại, chứ kiên quyết không chịu bán rẻ lƣơng tâm, không adua theo thói thƣờng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có bản lĩnh để chống lại cái xấu cái ác, chống lại những cám dỗ tầm thƣờng của cuộc sống đến cùng. Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có những con ngƣời bị tha hóa. Nguyên nhân dẫn đến tha hóa có thể xuất phát từ thói ích kỷ, do vỡ mộng, do bị chèn ép quá mức. Đó là trƣờng hợp của hai cha con Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú và Hoan trong Ngược dòng nước lũ.

Cha Thuật là một nhà cách mạng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Khi đang công tác ở Việt Bắc, ông đã phát hiện ra chất thần đồng ở Thuật khi Thuật chƣa đầy bốn tuổi. Sự kỳ vọng vào con đã khiến cha của Thuật trở nên

mê muội, ông quyết định một mình chịu tiếng là phản bội kháng chiến, đưa con trở vào vùng quân đội Pháp tạm chiếm, để nó có điều kiện tiếp thu một nền học vấn tiên tiến, để nuôi dưỡng một thiên tài làm vinh quang cho đất nước mai hậu [18, tr.241]. Cũng vì cực đoan mà ông ta không đủ sức để định hƣớng cho Thuật, ông giáo dục Thuật một cách lệch lạc, ông đối lập khoa học với đạo đức, lòng nhân đạo và thiên tài, ông chăm bón chí phục thù cho Thuật: Con ơi, rồi con sẽ là một Anhxtanh đảo lộn cả khoa học tự nhiên và thế giới. Tất cả những kẻ thù của con, những kẻ đã cản ngăn sự phát triển của con sẽ phải quỳ gối dưới chân con [18, tr.242] (Thuật không đƣợc đi học nƣớc ngoài vì cha phản bội kháng chiến). Ông kích động những thói xấu nhƣ ích kỷ, kiêu căng, tự phụ và tàn bạo, điều tệ hại hơn cả là ông đã làm Thuật

mê muội không hiểu thực tế môi trường, không biết tôn sùng các giá trị thiêng liêng [18, tr 242], không biết rằng để có đất nƣớc nhƣ ngày hôm nay đã bao ngƣời phải đổ máu. Thấy con là một thiên tài, ông ngỡ mình cũng là một thiên tài. Đến gần cuối đời lập ngôn không xong, trước tác không nổi, nhà văn hóa này đã xử sự một cách vô văn hóa là phá bĩnh đời mình... Bẩy mươi tuổi, ông tung mình vào những cuộc chơi: không theo được chí làm trai của Nguyễn Công Trứ thì tranh thủ nối gót thi nhân... ở sự hưởng lạc [18, tr.243-244]. Ông ngang nhiên đến sống với một mụ nạ dòng buôn sách và sẵn sàng bán cả quyển sách Thuật mƣợn cho ông đọc để lấy tiền uống rƣợu. Xuất phát từ chỗ thiếu một nhận thức chính trị nghiêm túc, nhận thức cuộc sống thì lệch lạc sai lầm mà cha Thuật trở nên vỡ mộng rồi tha hóa, trở thành kẻ trụy lạc.

Tiếp nhận nền giáo dục của cha từ nhỏ, Thuật cũng trở thành một ngƣời phát triển lệch lạc.

Ngay từ nhỏ, Thuật đã tỏ ra là một thần đồng. Năm tuổi chú bé đã nổi tiếng vì trí nhớ thần đồng. Đọc hết số truyện mà cha mẹ và thư viện cơ quan có. Kể lầu lầu từ đầu chí cuối các tích truyện Tây du, Tam Quốc, Đông Chu liệt quốc và cả Thủy Hử... Kịch Sếchpia, thơ Lamáctin chú cũng vanh vách. Hỏi đố chú đi từ A đến B mất ba giờ, tức là bao nhiêu giây. Chú đáp gần như

không cần suy nghĩ: 10.800 giây... Tám tuổi chú đã nổi danh là thần đồng trác việt khắp vùng. Giải được phương trình bậc 1. Đọc thuộc lòng cả tập thơ

Gió lay của thi hào Shelley trong nguyên bản Anh ngữ [18, tr.240]. Ngay cả khi không đƣợc ra nƣớc ngoài học đại học thì tài năng toán học của Thuật vẫn bất chấp môi trƣờng mà phát triển. Ngay năm học đầu đại học, Thuật đã nổi lên là một thiên tử toán học. Tốt nghiệp ra trƣờng làm một thầy giáo, Thuật vẫn thể hiện đƣợc sự xuất sắc vƣợt trội của mình. Dự giờ Thuật, Tự nhận ra năng khiếu toán học đặc sắc của người thầy giáo trẻ này. Mạch lạc, chặt chẽ và phóng đạt, thông thoáng lạ lùng...Lần đầu tiên, Tự nhận ra vẻ đẹp kỳ lạ của toán học... [18, tr.229]. Học trò của Thuật năm nào cũng giật giải quán quân cấp thành phố một lần nữa minh chứng cho năng lực của anh. Không chỉ giỏi các môn khoa học tự nhiên, với các môn khoa học xã hội anh cũng có những kiến giải độc đáo. Anh giỏi cả tiếng Pháp, nắm vững tiếng Anh tiếng Nga, đọc đƣợc cả văn bia câu đối cổ, viết chữ nôm đẹp không kém ông đồ chuyên viết thuê câu đối và là cầu thủ xuất sắc của môn bóng đá, bóng chuyền. Ngay cả môn tử vi sau một thời gian nghiên cứu cũng đƣợc mệnh danh là thầy Quỷ Cốc, ngƣời đến nhờ giải lá số đông không kém học trò đến xin học thêm. Có thể nói về mặt năng lực ít ngƣời có thể đạt đƣợc nhƣ Thuật.

Có tài năng, Thuật ôm hoài bão lớn lao muốn vƣơn cao vƣơn xa trên con đƣờng khoa học nhƣng Thuật lại vỡ mộng. Hai lần thi nghiên cứu sinh thì hai lần Thuật không đƣợc toại nguyện vì lý lịch có vết. Mặc cảm tài năng bị vùi dập, bức bối khi chứng kiến kẻ bất tài ngu dốt hoành hành ngang ngƣợc, Thuật trở nên phá phách. Anh đã lao vào kiếm tiền bằng đủ mọi cách. Dạy thêm, Thuật thẳng băng tuyên bố không có động cơ nào khác ngoài tiền, mỗi

cua phải thu về một chỉ vàng bất chấp trƣợt giá nhƣ thế nào. Ngoài ra, Thuật còn kinh doanh chó giống, kiếm tiền từ việc con chó đực của Thuật truyền giống cho con chó cái của khách hàng. Đến Trƣờng, Thuật ăn mặc nhƣ một thằng du côn: quần bò bợt gối, đôi giày đá bóng sứt xát. Trong quan hệ với học trò, Thuật cƣ xử theo kiểu cá mè một lứa, với lãnh đạo Thuật khinh bỉ ra

mặt, với đồng nghiệp Thuật châm chọc không tiếc lời. Bọn học trò hƣ đã đạt cho Thuật biệt danh là Thuật chó.

Cho dù bị tha hóa, nhƣng xét một cách công bằng thì bản chất của Thuật vốn không phải là xấu. Thuật là một ngƣời có hoài bão lớn, muốn đƣợc cống hiến tài năng cho khoa học. Thế nhƣng sự bất cập trong chính sách đối xử với nhân tài một thời (nặng về lý lịch) đã đẩy Thuật đến tâm trạng tuyệt vọng khi không thể thực hiện đƣợc hoài bão của mình. Thuật cũng không phải là ngƣời chỉ biết có tiền bạc cho dù đã có lần Thuật tuyên bố không có động cơ gì ngoài tiền. Thuật kiếm tiền là để khẳng định mình và ngạo đời. Cho dù kiêu ngạo, cho dù phá phách nhƣng Thuật vẫn biết trọng tài năng và nhân cách cao thƣợng, trong lòng Thuật vẫn mang một nỗi đau đời, điều đó thể hiện ở những lời nói hết sức chân thành của Thuật đối với Tự: Tự ơi, mặt ông nhật nguyệt định vị chiếu sáng. Ông lớn chứ không tầm thường như tất cả chúng mình. Ông tầm cỡ quốc gia quốc tế, bậc chính nhân quân tử. Ông là quốc sĩ... ông không danh vị mà mọi người xúm đến [18, tr.51-52], cách đây mười năm khi đến thăm một giờ dạy của ông, mình đã nói gì ông còn nhớ không ? Tự ơi người thay đổi kiến trúc tâm hồn tôi .... Cho đến nay lời nói đó đối với mình vẫn đúng. Hình ảnh ông ám ảnh mình. Ông là một nhân vật lớn của một bi kịch lớn. Bi kịch của một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ. Ông đẹp và cao cả trong buồn đau. Mình mến mộ ông, tôn quý ông. Nhưng nói thật mình không thể theo chân ông được. Trí thức Việt Nam hèn đi rồi... Mình cũng hèn. Hèn vì không thoát ra khỏi được dục vọng. Nhưng Tự ơi, Tự có thấy không, hàng ngày chúng ta lên lớp; chúng ta làm một việc cao cả, nhưng lại hết sức vô lý. Trong một lớp học, có ba trình độ: giỏi, trung bình, kém. Chúng ta lấy trung bình và kém làm đối tượng để từ đó đề ra nội dung và phương pháp giảng dạy. Chúng ta nghĩ rằng như thế là hợp lý, là nhân đạo. Nhưng mà như thế thì bao giờ mới đến cái thời mà mọi người sống, làm việc, học hành không ai ngăn cản ai, không ai bị ngăn cản ? Không ai bị gây sức ép kể cả sức ép về tâm lý [18,

tr.248-249]. Cuối cùng, một kết thúc bi thảm đã đến với Thuật: Thuật phải sống trong bệnh viện với căn bệnh tinh thần quái ác. Nhƣng trong mỗi câu nói của Thuật, nỗi đau thân phận vẫn cứ hiện hình. Đó là nỗi đau của một con ngƣời không đủ khả năng chống trả những mũi tên của số phận hoặc chí ít cũng biết tự làm lành vết thƣơng cho mình. Sự tha hóa của Thuật có hai nguyên nhân cơ bản: nguyên nhân từ sự tác động của hoàn cảnh xã hội, mặt khác là do Thuật thiếu một nền tảng đạo đức vững chắc, thiếu bản lĩnh trƣớc những trở ngại do cuộc đời mang lại.

Cũng là nhân vật bi kịch Hoan trong Ngược dòng nước lũ lại bị tha hóa do những nguyên nhân khác.

Hoan vốn là con gái của một chủ tịch huyện, thông minh, xinh đẹp, ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trƣờng đã làm choáng váng đàn ông ở mọi lứa tuổi, trở thành trung tâm thu hút mãnh liệt ở cả hai bên nam và nữ. Đã có nhiều lời tán tỉnh, tâng nịnh và nhiều lời hứa hẹn với Hoan trong đó có thầy giáo dạy văn. Nhƣng tai họa gia đình bỗng nhiên ập đến, cha Hoan lúc đó đang làm chủ tịch huyện và cả ông nội (đã chết) bị tố cáo là đảng viên Quốc dân đảng ngày trƣớc vì thế trở thành đối tƣợng của cải cách ruộng đất. Cha Hoan bị bắt, uất ức quá đã tự tử trong ngục. Sợ liên lụy, những kẻ trƣớc kia bám riết lấy Hoan dần tránh xa Hoan, thầy giáo dạy văn cũng viết thƣ xin lỗi Hoan vì thầy không thể vì lý lịch của Hoan mà hỏng con đƣờng sự nghiệp. Hoan quyết tâm đi đến một nơi không ai biết Hoan là ai để kiến lập một cuộc đời mới. Nhƣng cuộc sống của hồng nhan không mấy khi phẳng lặng. Cô lại tiếp tục gây nên một vùng sống ồn ào quanh cô vì chính sắc đẹp trời phú. Điều đó khiến cô luôn gặp phải những rắc rối không nên có sau khi tốt nghiệp đại học ra đi làm. Giống nhƣ một con nhím xù lông tự vệ, cô trở nên ghê gớm, đáo để. Cuộc đời đã dạy cô rằng: không thể sống quá hiền lành.

Sau nhiều lần chuyển công tác, Hoan về làm việc ở một cơ quan văn hóa thuộc tổng cục kinh tế T. Về đây, tƣởng nhƣ tìm đƣợc bến đỗ bình yên

nhƣng cuộc sống không phải khi nào cũng chiều theo ý nguyện. Về cơ quan văn hóa này Hoan một lần nữa nổi bật trƣớc những ngƣời đồng nghiệp ở cơ quan cả ở sắc đẹp, trình độ học vấn. Với cá tính mạnh mẽ, với ý thức về giá trị bản thân, với sự cay nghiệt của một ngƣời từng chịu nhiều uất ức, Hoan không cƣ xử nhƣ những phụ nữ thƣờng tình, cô luôn tỏ thái độ ra mặt đối với những gì mà cô cảm thấy chƣớng tai gai mắt. Hoan hay châm chọc những ngƣời xung quanh, cô dƣ thừa chữ nghĩa để diễn tả bản chất sự việc đến mức tinh quái. Theo cô, toàn cơ quan trình độ bình quân chưa hết lớp 7, ai cũng bị cô định danh định tính theo những đặc điểm riêng: Quanh là cóc cụ mắt lé,

Liệu là em trai của kẻ xỏ nhầm giày, Phù là ông Thiên Lôi, Khoái là thằng cha lem lém như ngựa ăn bánh rán, Hợi là cái quái thai ngâm dấm... Dƣờng nhƣ cô chỉ khâm phục một mình Khiêm, nhƣng cô cũng chê Khiêm là cả tin, gà mờ trong việc đánh giá con người, vì Khiêm thƣờng cƣ xử với mọi ngƣời ở thế thƣợng phong, độ lƣợng và bao dung với tất cả.

Tình bạn rồi tình yêu của Hoan với Khiêm đến thật tự nhiên, nó bắt đầu từ sự đồng cảm của hai con ngƣời cô đơn - cái cô đơn của những ngƣời có năng lực phẩm chất vƣợt trội hơn ngƣời. Hoan yêu Khiêm bằng một tình cảm đôn hậu chân thành. Hoan đã tự nguyện hiến dâng cả tâm hồn và thể xác cho Khiêm với một niềm hạnh phúc hòa hợp trọn vẹn. Nhƣng tình cảm đó của Hoan đã bị một số kẻ xấu lợi dụng lấy làm cớ trong một âm mƣu hạ bệ Khiêm. Hoan đã rời bỏ cơ quan sau sự kiện bị Thoa đến đánh ghen, xỉ nhục và khắc một vết dao lam trên mặt. Sau những sự kiện gây hụt hẫng về tinh thần: cái thai, minh chứng cho tình yêu của Hoan với Khiêm bị sẩy, cộng với những trớ trêu gặp phải từ khi bƣớc chân ra khỏi cơ quan, cô quyết tâm trả thù bằng mọi giá. Và việc đầu tiên là phải kiếm thật nhiều tiền.

Đau đớn khiến Hoan trở nên liều lĩnh và mù quáng. Cô đã tham gia một đƣờng dây buôn thuốc phiện do Vảng dẫn dắt. Với sự thông minh nhạy bén sẵn có, Hoan bắt nhịp với nghề này rất nhanh và chiếm đƣợc cảm tình đặc biệt của những kẻ trong đƣờng dây mà cô từng tiếp xúc. Cô đã trở thành một

thành viên xuất sắc cho dù động cơ của cô khác với tất cả bọn họ. Nhƣ một sự ƣu ái của định mệnh, trong một lần chuyên chở thuốc phiện, Hoan đã đọc đƣợc hai truyện ngắn của Khiêm đăng trên tờ Thời đại Ngày nay, đó là

Tình yêu của mèo mẹ tên Lít Vườn nhà bác Tuệ, sự kiện này đã làm thay đổi bƣớc ngoặt tƣ tƣởng của cô. Hai truyện ngắn nhƣ một ám hiệu riêng không chỉ cho Hoan biết hiện Khiêm đang ở đâu mà còn nhƣ một thông điệp về cách xử thế Khiêm gửi tới Hoan. Đồng thời với việc nhận ra đó là dấu lông ngỗng Mỵ Châu rắc cho Trọng Thủy tìm đường , cô đã tìm thấy dấu lông ngỗng chỉ lối cho tư tưởng của mình. Mắt cô nhƣ đƣợc bóc đi một tấm màn:

thoắt cái, bằng con thuyền văn có lá buồm tình, nàng đã qua được con sông mê đến bến bờ tỉnh ngộ [24, tr.425]. Hoan quyết định bỏ lại hai làn có 19 cân thuốc phiện và Dứt khoát từ bỏ quãng đời vừa qua. Nhƣng khi cô chƣa kịp xuống xe thì công an tới bắt. Trong thời gian bị tạm giam, tiếp xúc với những nữ phạm nhân, Hoan cũng nhận ra rất nhiều điều: Hoan cũng bị xẻ mặt, bị ruồng bỏ, bị lừa dối, bị xỉ nhục, bị đẩy đến trạng thái phấn khích, điên rồ. Hoan cũng là sự tha hóa của hoàn cảnh mang tính bi kịch, bị đẩy đến chân tường. Hoan cũng là sản phẩm, là nạn nhân của những biến loạn. Hoan đã gào thét. Hoan đã phá bĩnh và trả thù. Nàng ước có thật nhiều tiền để thực hiện những dự định ngông ngạo, để trêu ngươi, để xỉ nhục lại bọn đã hạ nhục mình. Nàng sẽ làm cho chúng như những con vật hèn mạt phải bò rạp trước đồng tiền của nàng. Nàng cũng có ý định thật độc địa là ném cả cân thuốc phiện vào nhà lão Phô Tổng cục trưởng và bọn tay sai của nó, để chí ít cũng bôi nhọ thanh danh những tên khốn kiếp ấy...[24, tr.434] bởi trong tƣ tƣởng của Hoan hiền hậu với bọn vô lương là ngu ngốc. Ác với ác là thiện. Nhƣng Hoan khác với họ là Hoan làm tất cả những việc đó với sự áy náy khôn nguôi:

trong phiêu lưu và liều lĩnh, Hoan đã day dứt, Hoan đã đắn đo. Hoan có ý thức về việc làm trái pháp luật, đạo lý của mình. Hoan chống lại chính mình và cuối cùng, trước khi bị bắt vào đây, Hoan đã dứt khoát từ bỏ con đường lầm lạc trong chốc lát [24, tr.435]. Việc Hoan đƣợc tại ngoại do không đủ

bằng chứng kết tội là một cơ hội may mắn cho Hoan làm lại cuộc đời. Bi kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)