Những khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 25 - 29)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận nghiên cứu

1.4. Những khái niệm công cụ

1.4.1. Khái niệm nghề

Khái niệm “nghề” được hiểu theo hai nghĩa:

(1) Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công của xã hội như nghề giáo, nghề nông.

(2) Thành thạo trong một công việc nào đó. Ví dụ: chuyền bóng rất nghề [20, tr. 1192].

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm về nghề theo nghĩa thứ nhất. Tức là, nghề mà chúng tôi đề cập đến ở đây là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Như vậy, nghề bao hàm cơ bản các yếu tố sau: yếu tố luật, tức là hoạt động mang lại thu nhập được pháp luật của Nhà nước bảo vệ, yếu tố kiến thức nền tảng thường gắn với đào tạo, yếu tố kĩ năng, yếu tố năng lực và yếu tố nhiệm vụ.

1.4.2. Khái niệm sinh viên

Sinh viên hiểu theo nghĩa chung nhất là những người đang học ở bậc đại học [20, tr. 1448]. Họ là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học, trung học chuyên nghiệp đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc biệt, thường có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi và xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Nhìn từ góc độ xã hội học, sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:

 Mang tính phân tầng xã hội, có khả năng di động xã hội nhanh, do được tiếp cận với những giá trị mới, năng động nên họ thuận lợi trong cơ hội chiếm lĩnh những vị trí cao trong xã hội sau khi học.

 Mang tính đặc thù về độ tuổi và phẩm chất xã hội, thường có quá trình xã hội hóa riêng biệt so với các nhóm xã hội khác. Có địa vị, vị trí, vai trò xã hội xác định

 Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, dễ dàng tiếp thu những giá trị xã hội mới

 Có tính tích cực xã hội, tính độc lập, tự lập và có nhu cầu khẳng định bản thân khá cao [9, tr. 25].

1.4.3. Khái niệm tốt nghiệp

Khái niệm tốt nghiệp ở đây được dùng để chỉ sinh viên đã hoàn thành cấp học đại học. Ở các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Dân lập Phương Đông bằng cử nhân là cấp học được thừa nhận khi sinh viên được xác nhận là “tốt nghiệp đại học”.

Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề sinh viên sẽ có những định hướng và tiếp cận gì về nghề nghiệp sau khi họ hoàn thành khóa học tại trường đại học.

1.4.4. Khái niệm định hướng

Định hướng là xác định phương hướng, là việc chủ thể hành động đưa ra một hướng đi với hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng, tài chính của từng đối tượng. Mục đích cuối cùng của định hướng là có được một hướng đi phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của chủ thể [1, tr. 24].

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan tâm đến việc những sinh viên dựa trên cơ sở những điều kiện của bản thân như năng lực của bản thân, sở thích, các mối quan hệ, sự hiểu biết, tài chính… đã chọn ra cho mình một hướng đi như thế nào để có thể tìm được công việc tối ưu nhất đối với bản thân.

1.4.5. Khái niệm con đường tiếp cận

Về khái niệm này, chúng tôi muốn nêu bật hai hàm ý cơ bản như sau: (1) Con đường tiếp cận thể hiện một lôgic hành động, lôgic xã hội hay

hành trình xã hội đi từ chỗ tìm kiếm cơ hội, chuẩn bị tâm thế cho đến việc quyết định chọn nghề trong tương lai. Đây là những nền tảng cơ bản cho phép biết được các khuynh hướng chọn nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp;

(2) Con đường tiếp cận biểu hiện những mô thức hay hình thức tìm kiếm thông tin, tăng cường kiến thức và cách thức tìm kiếm việc làm của nhóm xã hội này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)