Chƣơng 3 : Những con đƣờng tiếp cận việc làm
3.4. Thông qua bạn bè
Bạn bè có thể là những người có cùng hay không cùng định hướng việc làm với ta nhưng là những người ta tiếp xúc hàng ngày. Vậy bạn bè có giúp gì sinh viên khi tiếp cận việc làm hay không?
31.2 19.5 48.9 21.6 0.4 0 10 20 30 40 50 60 Cung cấp thông tin về nghề Cung cấp thông tin về doanh nghiệp Chia sẻ kinh nghiệm Không giúp gì Khác
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua bạn bè (đơn vị: %)
Số liệu điều tra cho thấy, thông qua con đường bạn bè, điều mà sinh viên nhận được nhiều nhất đó chính là những kinh nghiệm trong khi định hướng cũng như tìm việc làm. Bạn bè thường là những người đồng trang lứa, cũng đang trong thời kỳ tìm việc làm và có thể là những kinh nghiệm thực tế sống động nhất. Bên cạnh đó, bạn bè cũng giúp ích cho sinh viên khi mà có thể chia sẻ những thông tin về nghề nghiệp hay về doanh nghiệp.
“Bạn bè có ích nhất là có thể chia sẻ những kinh nghiệm tìm việc như kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hay chọn việc làm…”
(Nữ, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Bên cạnh đó, việc điều tra cũng chỉ ra rằng, bạn bè cũng góp phần trong việc giúp sinh viên tìm hiểu thêm các thông tin về nghề hay doanh nghiệp… Ngoài ra, cũng có một số lượng không nhỏ sinh viên đã không có được sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình tiếp cận việc làm. Mặc dù vậy, chúng ta
vẫn không thể phủ nhận được rằng, bạn bè có một vai trò không thể phủ nhận trong các con đường tiếp cận việc làm của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nữ sinh viên có xu hướng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè hơn là nam sinh viên.
Bảng 3.5: Tiếp cận việc làm thông qua bạn bè phân theo giới tính (đơn vị: %)
Tiếp cận việc làm thông qua bạn bè Giới tính
Nam Nữ
Cung cấp thông tin về nghề 23.7 35.1
Cung cấp thông tin về doanh nghiệp 15.8 21.4
Chia sẻ kinh nghiệm 44.7 50.6
Không giúp gì 25 20.1
Khác 1.3 0
Mặc dù cả nam và nữ đều nhận được những thông tin hữu ích từ bạn bè nhưng tỷ lệ nữ nhận được sự chia sẻ thông tin về những vấn đề liên quan đến việc làm trong tất cả các phương án mà nghiên cứu đã nêu đều cao hơn nam giới. Tương ứng với điều đó chỉ có 20.1% nữ giới cho rằng họ không nhận được sự giúp đỡ gì từ bạn bè trong khi tỷ lệ này ở nam là 25%. Điều gì có thể lý giải được cho rằng vấn đề này? Liệu có phải nữ giới là những người giỏi “buôn chuyện” hơn nam giới hay nữ có sự quan tâm hơn nam trong vấn đề việc làm. Đáng tiếc rằng trong nghiên cứu này chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
Một lần nữa, vai trò quan trọng của môi trường xã hội hóa lại được chứng minh. Bạn bè là một môi trường xã hội hóa quan trọng, là nơi giúp sinh viên chia sẻ sở thích, quan điểm trong cuộc sống… Hơn nữa, những bạn bè chung trường, chung lớp… là những người có những nét tương đồng về nghề
nghiệp, là kho kinh nghiệm quý báu về những trải nghiệm thực tế mà sinh viên có thể sử dụng và đúc rút kinh nghiệm.
3.5. Thông qua nhà trƣờng
Vấn đề giáo dục hướng nghiệp không chỉ quan trọng đối với học sinh phổ thông mà đối với sinh viên cũng quan trọng không kém. Các trường đại học hiện nay đã ngày càng có nhiều các hoạt động khác nhau như tổ chức hội chợ việc làm, tọa đàm về việc làm… nhằm giúp sinh viên có những thông tin cần thiết trong việc định hướng nghề. Vậy sinh viên đánh giá như thế nào về vai trò này của nhà trường?
33.3 39.8 20.8 3.5 2.6 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Rất không quan trọng
Biểu đồ 3.6: Vai trò của nhà trường trong việc định hướng việc làm cho sinh viên (đơn vị: %)
Thông qua biểu đồ trên chúng ta thấy rằng, sinh viên cho rằng nhà trường có vai trò quan trọng trong việc định hướng việc làm cho sinh viên với con số là 60.6%. Ngoài ra, 33.3% đánh giá vai trò này của nhà trường ở mức độ bình thường và chỉ có 6.1% sinh viên không đánh giá cao vai trò của nhà trường trong lĩnh vực này. Điều này là phù hợp với kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã trình bày ở trên khi mà sau khi vào trường phần lớn sinh viên mới có định hướng về việc làm và mức độ hiểu biết về việc làm của họ cũng gia tăng.
Sinh viên đánh giá cao vai trò định hướng việc làm của nhà trường và sinh viên cũng đã nhìn thấy được hiệu quả của các hoạt động của nhà trường trong lĩnh vực này. Theo điều tra của chúng tôi, khi được hỏi chỉ có 70.1% sinh viên nói rằng nhà trường có giúp họ định hướng việc làm. Trong đó, con số này đối với sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 64.1% và đối với sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông là 76.1%.
“Nhà trường có vai trò quan trọng trong định hướng việc làm cho sinh viên. Bố mẹ nhiều khi không cùng nghề nên cũng không hiểu nhiều. Bản thân em cũng không hiểu nhiều lắm”
(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Bên cạnh gia đình, bạn bè, nhà trường là môi trường xã hội hóa không kém phần quan trọng. Đặc biệt đây còn là môi trường xã hội hóa cung cấp những thông tin mang tính “chính quy”, là nền tảng quan trọng giúp sinh viên có sự hiểu biết liên quan đến kiến thức, văn hóa, kinh nghiệm… làm nền tảng quan trọng trong quá trình tìm và xin việc.
38.5 25.4 21.9 57.4 27.2 1.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Tổ chức hội chợ việc làm
Mời các doanh nghiệp tuyển dụng đến nói chuyện Tổ chức tọa đàm Các thấy cô giáo chia sẻ kinh nghiệm Mời các cựu sinh viên đến chia sẻ kinh nghiệm Khác
Biểu đồ 3.7:
Những hoạt động giúp sinh viên tiếp cận việc làm của nhà trường (đơn vị: %)
Trong các hoạt động của nhà trường nhằm giúp sinh viên tiếp cận với việc làm thì việc chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô đóng một vai trò quan trọng và là hoạt động mà sinh viên cho rằng đã diễn ra nhiều nhất. Các hoạt động khác mà nhà trường hay tổ chức theo sự trả lời của sinh viên bao gồm: tổ chức hội chợ việc làm, chia sẻ kinh nghiệm của các cựu sinh viên… Điều này đã chứng thực điều mà chúng tôi đã đề cập đến từ đầu đến nay, vấn đề hướng nghiệp cho sinh viên hiện nay luôn nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt là trong môi trường giáo dục.
Các hoạt động do nhà trường tổ chức là rất đa dạng nhưng dường như không nhận được sự quan tâm thích đáng từ sinh viên.
20.1 65.7 10.7 3.6 Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Biểu đồ 3.8: Mức độ tham gia vào các hoạt động của nhà trường (đơn vị: %)
Có đến 65.7% sinh viên trả lời rằng mức độ tham gia của họ vào các hoạt động của nhà trường liên quan đến việc làm là thỉnh thoảng. Con số sinh viên tham gia ở mức độ thường xuyên là không nhiều với 10.7% và 20.1% ở mức độ không thường xuyên. Trong khi nhà trường có sự quan tâm lớn đến vấn đề hướng nghiệp cho sinh viên thì dường như sinh viên lại thờ ơ với vấn đề này.
Điều này dường như là vô lý khi mà con số điều tra ngay sau đây cho thấy rằng sinh viên đánh giá tương đối cao sự hữu ích của các hoạt động này.
21.4
56 3
19.6
Rất hữu ích Tương đối hữu ích Không hữu ích Chỉ mang tính hình thức
Biểu đồ 3.9:
Đánh giá về các hoạt động giúp sinh viên tiếp cận việc làm của nhà trường (đơn vị: %)
Phần lớn sinh viên cho rằng các hoạt động của nhà trường là hữu ích, chỉ một số ít đánh giá thấp. Nhà trường đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình giúp sinh viên định hướng việc làm, đây là một vai trò không thể chối cãi. Với sinh viên, họ đánh giá cao những hoạt động của nhà trường trong quá trình thực hiện vai trò này. Tuy nhiên, từ nhận thức đi đến hành động không phải là một quá trình dễ dàng. Tác giả nhận thấy một vấn đề rằng, sinh viên đánh giá cao vai trò giúp sinh viên tiếp cận việc làm của nhà trường, đánh giá cao sự hữu ích của các hoạt động do nhà trường đề ra nhưng họ lại ít khi quan tâm cũng như tham gia các hoạt động này. Điều này có lẽ là do nhu cầu và động cơ của họ vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, họ vẫn đang là sinh viên và còn một khoảng thời gian nữa họ mới phải quan tâm đến vấn đề việc làm.
Để giải quyết vấn đề hướng nghiệp cho sinh viên, vai trò của nhà trường là quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng tại những môi trường
giáo dục thuộc địa bàn nghiên cứu đều có sự quan tâm đến vấn đề này với rất nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú và đa dạng. Hiệu quả của những hoạt động này phần nào cũng đã được chứng minh khi phần kết quả nghiên cứu phía trên của chúng tôi đã cho thấy rằng mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của sinh viên đã có sự gia tăng rõ rệt sau khi vào trường. Sinh viên cũng nhận thức được sự hữu ích của các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường nhưng lại không tham gia.
Theo thiển ý của chúng tôi liệu rằng nhà trường trước khi giúp sinh viên hướng nghiệp nên chăng giúp sinh viên thấy sự sự hữu ích của quá trình hướng nghiệp. Nếu không, vấn đề hướng nghiệp liệu có hiệu quả không khi mà chính những đối tượng của quá trình ấy lại thờ ơ với tương lai của chính mình.
3.6. Các kênh thông tin đại chúng
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các kênh thông tin đóng góp một vai trò quan trọng. Những thông tin từ các phương tiện này giúp cho sinh viên có những định hướng và quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Những thông tin từ gia đình mang tính chủ quan với vốn kiến thức không phải là lớn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với những sinh viên theo học những ngành nghề mà những thành viên còn lại trong gia đình không có kinh nghiệm. Những hoạt động của nhà trường không phải diễn ra mọi lúc mọi nơi mà có thời điểm và theo đợt. Những thông tin từ bạn bè chỉ dựa trên những kinh nghiệm thực tế vốn không phải là nhiều. Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, báo, đài… nổi lên như một kênh thông tin đa dạng, phong phú, mọi lúc mọi nơi, sinh viên có thể tiếp cận bất kỳ khi nào có nhu cầu (đặc biệt là Internet)
39.4 16.5 45.9 32 6.5 0.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thông tin về nghề Thông tin về doanh nghiệp Thông tin tuyển dụng Kinh nghiệm tìm việc Không giúp gì Khác
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua các kênh thông tin đại chúng (đơn vị: %)
Chủ yếu sinh viên sử dụng các kênh thông tin đại chúng để tiếp cận với các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Cũng có một số lượng không nhỏ sinh viên sử dụng thông tin đại chúng để tiếp cận gần hơn với việc làm thông qua việc tìm hiểu thêm các thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay về doanh nghiệp. Chỉ có 6.5% sinh viên cho rằng các thông tin đại chúng không giúp gì cho họ trong việc tiếp cận việc làm.
“Thật sự khi vào trường là do em chọn theo bạn rủ nên cũng không biết nhiều, sau này vào rồi, học cũng hiểu một ít rồi cũng hay lên mạng tìm hiểu xem ngành nghề của mình giờ liệu có khó kiếm việc không, có thể làm những gì…”
Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay luôn sử dụng Internet, tivi, báo viết… làm nơi đăng tải thông tin. Ngoài ra, thông qua các phương tiện này sinh viên còn có thể tìm hiểu các thông tin về nghề, những kinh nghiệm tìm việc cũng được chia sẻ không ít trên truyền thông đại chúng…
Xã hội ngày nay là xã hội thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử, sinh viên không khó để có thể tiếp cận và tìm kiếm thông tin. Bên cạnh ưu điểm, hạn chế của môi trường xã hội hóa này là thông tin mang tính tràn lan, không có hệ thống… Để sinh viên có thể sử dụng hiệu quả cách tiếp cận này, vai trò định hướng của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.
3.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các con đƣờng tiếp cận việc làm
Sinh viên sử dụng nhiều cách thức, nhiều con đường khác nhau để có thể tiếp cận việc làm. Nhưng con đường nào được sinh viên tin tưởng nhất, coi trọng nhất. Để đánh giá vấn đề này, tác giả đã sử dung thang đo với mức độ từ 1 đến 6, trong đó 1 là mức độ quan trọng nhất.
Bảng 3.6:
Đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn tiếp cận việc làm (đơn vị: %)
Các con đường Các mức độ quyết định
1 2 3 4 5 6 Tự bản thân 80.1 14.7 2.6 0 0.4 22 Gia đình 16 54.5 18.2 6.5 3 1.7 Bạn bè 1.7 10.4 35.5 29.9 14.7 7.8 Nhà trường 0 5.2 16 40.7 23.8 14.3 Các tổ chức xã hội 1.7 2.6 6.1 8.7 40.7 40.3
Truyền thông đại
Sinh viên đánh giá cao vai trò của bản thân và gia đình trong những nỗ lực cố gắng trên con đường tìm kiếm việc làm. Bạn bè và nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là nơi cung cấp nhiều thông tin nhưng không được đánh giá cao.
“Quan trọng nhất là tự năng lực của bản thân, bản thân có năng lực thì sẽ có được việc làm tốt. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, nếu bố mẹ có quan hệ tốt thì mình cũng dễ xin việc hơn”
(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Phần trên của nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc nữ giới tiếp cận việc làm, giờ đây chúng tôi cũng thấy rằng nữ giới đánh giá cao vai trò của gia đình hơn là nam giới. Có 17.5% nữ giới đánh giá gia đình ở mức 1, đối với nam giới là 11.8%.
Nữ giới nhận được nhiều thông tin về việc làm từ bạn bè hơn là nam giới nhưng chỉ có 0.6% nữ đánh giá con đường tiếp cận này ở mức 1 trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam là 3.9%.
Nam giới cũng đánh giá cao vai trò của nhà trường hơn nữ giới với 7.9% nam đánh giá nhà trường ở mức 2, đối với nữ là 3.9%. Ngoài ra, chỉ có 6.6% nam đánh giá nhà trường ở mức 6, trong khi đối với nữ là 18.2%.
Mỗi con đường khác nhau trong quá trình sinh viên tiếp cận việc làm cũng mang trong mình những ưu điểm và nhược điểm riêng, điều quan trọng là sinh viên phải nhận thức được điều đó và sử dụng một cách hiệu quả để có thể tăng ưu, giảm nhược. Cho dù sử dụng bất kỳ con đường nào thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là một việc làm ưng ý mà thôi.
Sinh viên sau khi ra trường vấn đề quan tâm đầu tiên và hàng đầu là tìm việc làm. Có rất nhiều cách thức khác nhau để sinh viên có thể tiếp cận với việc làm như từ sự nỗ lực của bản thân, thông qua gia đình, nhà trường, bạn bè hay các phương tiện thông tin đại chúng… Việc lựa chọn cách tiếp cận nào
là phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của mỗi sinh viên. Mạng xã hội đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài nghiên cứu “Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã