Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 58 - 62)

Chƣơng 3 : Những con đƣờng tiếp cận việc làm

3.1. Nơi sinh viên tìm hiểu các thông tin về việc làm

Hàng năm, có hàng trăm nghìn thí sinh đi thi đại học. Cổng trường đại học hẹp nhưng số lượng người muốn vào lại rất lớn. Lý do gì khiến cho việc học đại học lại được người dân coi trọng như vậy? Lý do đầu tiên thuộc về truyền thống hiếu học như các trang sách sử thường nhắc đến. Tuy nhiên, về mặt xã hội học mọi người tin tưởng rằng, đại học là con đường dẫn con người đến tương lai. Học đại học, tiếp thu kiến thức, có một tấm bằng để sau này ra trường có thể xin một việc làm. Có rất nhiều cách thức khác nhau để có thể có một việc làm tốt. Có rất nhiều sinh viên đã sử dụng ngay khoảng thời gian đang ngồi trên ghế nhà trường để tìm hiểu những thông tin về việc làm để có thể có những lựa chọn tốt nhất khi đi xin việc.

82.3% sinh viên khi được hỏi cho rằng họ có tìm hiểu thông tin về việc làm. Điều này cho thấy họ rất quan tâm đến quá trình xin việc sau này. Khi mới bắt đầu vào trường, không phải sinh viên nào cũng có những hiểu biết cặn kẽ về những việc làm liên quan đến ngành học của mình. Chính vì vậy, trong khi đi học, tiếp xúc thêm với nhiều mối quan hệ xã hội với một quá trình xã hội hóa mới họ đã có sự bổ sung lỗ hổng về thông tin này. Khi đã vào học, đặc biệt khi đã trải qua được một vài năm học, sinh viên đã có động lực hơn khi tìm hiểu về việc làm. Sinh viên đi học là để tìm việc làm, vì vậy cho dù việc họ vào học vì bất kỳ lý do gì giờ đây đều không quan trọng nữa, quan trọng hơn lúc này là phải tìm hiểu về những việc làm liên quan đến ngành học để có thể có sự định hướng cho công việc trong tương lai. Hơn thế nữa, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet, sự quan tâm của gia đình và nhà trường, luôn quan tâm, cung cấp những thông

tin về việc làm cho sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình tiếp cận với việc làm sau khi tốt nghiệp.

Vậy, sinh viên tiếp cận thông tin về việc làm thông qua những nguồn nào? 1.1 15.2 24.6 38.2 18.8 5.8 23.6 32.5 14.7 81.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Internet Sách Báo viết và tạp chí

Tivi Radio Gia đình Bạn bè Thấy cô Sinh hoạt đoàn thể

Khác

Biểu đồ 3.1 : Các con đường tiếp cận thông tin về việc làm (đơn vị: %)

Internet là lựa chọn số một của sinh viên khi muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc làm. Với một cú nhấp chuột, họ có thể có được rất nhiều những thông tin liên quan đến việc làm như tuyển dụng, những kỹ năng khi làm việc hay khi đi xin việc… Bên cạnh những ưu thế do dễ tiếp cận, khối lượng thông tin nhiều, chúng ta cũng nhận thấy rằng, những thông tin trên Internet không có tính hệ thống, đòi hỏi phải có sự phân tích, chắt lọc… Vì vậy, sinh viên nếu muốn sử dụng một cách hiệu quả nhất phương tiện Internet cũng cần phải có những kỹ năng liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, chưa có bất kì chương trình đào tạo nào giúp sinh viên lựa chọn tốt thông tin đa dạng và đa chiều về việc làm trên internet.

Hội chợ việc làm thì mỗi năm nhà trường chỉ tổ chức một lần nhưng bất cứ lúc nào mình cũng có thể tìm hiểu thông tin trên internet cả”

(Nam, năm thứ 2, miền núi, Trường Đại học Dân lập Phương Đông) “Rảnh rỗi em cũng lên mạng tìm hiểu thông tin xem sau này mình có thể làm ngành gì. Xem có khóa học nào không có thể đăng ký để nâng cao kỹ năng của mình. Em cũng hay đọc được các mẩu tin ở trên báo. Trong quá trình đi học thì các thầy cô cũng hay chia sẻ kinh nghiệm hay bạn bè có thông tin gì thì cũng nói cho nhau nghe”

(Nữ, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Ngoài Internet, sinh viên cũng hay nhận được thông tin liên quan thông qua các nguồn khác như bạn bè, báo viết, tivi, tạp chí và các thầy cô… Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin việc làm cho sinh viên. Tuy gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hướng việc làm và nguồn thông tin định hướng từ gia đình luôn được sinh viên đánh giá cao nhưng đây lại không phải là nơi cung cấp nhiều thông tin về việc làm cho họ.

Các môi trường xã hội hóa đều đóng góp vai trò quan trọng giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với các thông tin về việc làm. Ngày nay, bên cạnh các môi trường xã hội hóa truyền thống như gia đình, nhà trường, bạn bè… thì sự phát triển và mang tính cập nhật cao của thông tin đại chúng đã giúp môi trường này ngày càng có sự tác động mạnh mẽ đến những định hướng của sinh viên.

Không phải sinh viên nào cũng có nhu cầu tìm hiểu về việc làm. Nhiều sinh viên cho rằng lúc này đây tìm hiểu thông tin về việc làm là chưa cần thiết.

24.4 12.2 22 9.8 40 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Không có nhu cầu tìm hiểu Không thích tìm hiểu Không có thời gian tìm hiểu Không có nguồn thông tin để tìm hiểu Đợi ra trường tìm hiểu Khác

Biểu đồ 3.2: Lý do sinh viên không tìm hiểu về việc làm (đơn vị: %)

Phần lớn những sinh viên không tìm hiểu thông tin về việc làm vì họ cho rằng đến khi nào ra trường rồi tìm hiểu sau cũng chưa muộn: hiện tại họ chưa có nhu cầu tìm hiểu. Một số ít hơn cho rằng, họ không có thời gian hoặc không có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin. Cá biệt, có những trường hợp nói rằng bố mẹ đã lựa chọn, tìm hiểu và sẽ xin việc cho họ.

“Để đến gần ra trường tìm hiểu cũng chưa muộn. Em mới học năm thứ 2. Sau này ra trường tất yếu có nhu cầu tìm hiểu thôi”

(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Với những bất cập của thị trường lao động hiện nay, đặc biệt là thị trường lao động dành cho trí thức, mối quan tâm của toàn thể xã hội đặc biệt là của ngành giáo dục dành cho học sinh - sinh viên ngày càng lớn. Tuy nhiên, chính bản thân nhiều sinh viên lại không nhận thức được hoặc nhận thức một cách không đầy đủ về vấn đề này. Trong khi gia đình, nhà trường… đang tìm mọi cách giúp họ thì họ lại thờ ơ với chính tương lai của mình.

Có rất nhiều các nguồn khác nhau mà từ đó sinh viên có thể sử dụng để tìm hiểu thông tin về việc làm. Đây cũng chính là những con đường tiếp cận giúp sinh viên tiến gần hơn đến những công việc trong tương lai không xa của mình. Có thể nói rằng, việc sinh viên có sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả những con đường này cũng có sự ảnh hưởng không phải là nhỏ đến những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi tìm việc của họ sau này. Vậy, hiện nay, sinh viên đang sử dụng các con đường tiếp cận này như thế nào? Chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời trong những phần kết quả nghiên cứu tiếp sau đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)