Các kênh thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 75 - 134)

Chƣơng 3 : Những con đƣờng tiếp cận việc làm

3.6. Các kênh thông tin đại chúng

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các kênh thông tin đóng góp một vai trò quan trọng. Những thông tin từ các phương tiện này giúp cho sinh viên có những định hướng và quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Những thông tin từ gia đình mang tính chủ quan với vốn kiến thức không phải là lớn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với những sinh viên theo học những ngành nghề mà những thành viên còn lại trong gia đình không có kinh nghiệm. Những hoạt động của nhà trường không phải diễn ra mọi lúc mọi nơi mà có thời điểm và theo đợt. Những thông tin từ bạn bè chỉ dựa trên những kinh nghiệm thực tế vốn không phải là nhiều. Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, báo, đài… nổi lên như một kênh thông tin đa dạng, phong phú, mọi lúc mọi nơi, sinh viên có thể tiếp cận bất kỳ khi nào có nhu cầu (đặc biệt là Internet)

39.4 16.5 45.9 32 6.5 0.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thông tin về nghề Thông tin về doanh nghiệp Thông tin tuyển dụng Kinh nghiệm tìm việc Không giúp gì Khác

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ sinh viên tiếp cận việc làm thông qua các kênh thông tin đại chúng (đơn vị: %)

Chủ yếu sinh viên sử dụng các kênh thông tin đại chúng để tiếp cận với các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Cũng có một số lượng không nhỏ sinh viên sử dụng thông tin đại chúng để tiếp cận gần hơn với việc làm thông qua việc tìm hiểu thêm các thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay về doanh nghiệp. Chỉ có 6.5% sinh viên cho rằng các thông tin đại chúng không giúp gì cho họ trong việc tiếp cận việc làm.

“Thật sự khi vào trường là do em chọn theo bạn rủ nên cũng không biết nhiều, sau này vào rồi, học cũng hiểu một ít rồi cũng hay lên mạng tìm hiểu xem ngành nghề của mình giờ liệu có khó kiếm việc không, có thể làm những gì…”

Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay luôn sử dụng Internet, tivi, báo viết… làm nơi đăng tải thông tin. Ngoài ra, thông qua các phương tiện này sinh viên còn có thể tìm hiểu các thông tin về nghề, những kinh nghiệm tìm việc cũng được chia sẻ không ít trên truyền thông đại chúng…

Xã hội ngày nay là xã hội thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử, sinh viên không khó để có thể tiếp cận và tìm kiếm thông tin. Bên cạnh ưu điểm, hạn chế của môi trường xã hội hóa này là thông tin mang tính tràn lan, không có hệ thống… Để sinh viên có thể sử dụng hiệu quả cách tiếp cận này, vai trò định hướng của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.

3.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các con đƣờng tiếp cận việc làm

Sinh viên sử dụng nhiều cách thức, nhiều con đường khác nhau để có thể tiếp cận việc làm. Nhưng con đường nào được sinh viên tin tưởng nhất, coi trọng nhất. Để đánh giá vấn đề này, tác giả đã sử dung thang đo với mức độ từ 1 đến 6, trong đó 1 là mức độ quan trọng nhất.

Bảng 3.6:

Đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn tiếp cận việc làm (đơn vị: %)

Các con đường Các mức độ quyết định

1 2 3 4 5 6 Tự bản thân 80.1 14.7 2.6 0 0.4 22 Gia đình 16 54.5 18.2 6.5 3 1.7 Bạn bè 1.7 10.4 35.5 29.9 14.7 7.8 Nhà trường 0 5.2 16 40.7 23.8 14.3 Các tổ chức xã hội 1.7 2.6 6.1 8.7 40.7 40.3

Truyền thông đại

Sinh viên đánh giá cao vai trò của bản thân và gia đình trong những nỗ lực cố gắng trên con đường tìm kiếm việc làm. Bạn bè và nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là nơi cung cấp nhiều thông tin nhưng không được đánh giá cao.

“Quan trọng nhất là tự năng lực của bản thân, bản thân có năng lực thì sẽ có được việc làm tốt. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, nếu bố mẹ có quan hệ tốt thì mình cũng dễ xin việc hơn”

(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Phần trên của nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc nữ giới tiếp cận việc làm, giờ đây chúng tôi cũng thấy rằng nữ giới đánh giá cao vai trò của gia đình hơn là nam giới. Có 17.5% nữ giới đánh giá gia đình ở mức 1, đối với nam giới là 11.8%.

Nữ giới nhận được nhiều thông tin về việc làm từ bạn bè hơn là nam giới nhưng chỉ có 0.6% nữ đánh giá con đường tiếp cận này ở mức 1 trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam là 3.9%.

Nam giới cũng đánh giá cao vai trò của nhà trường hơn nữ giới với 7.9% nam đánh giá nhà trường ở mức 2, đối với nữ là 3.9%. Ngoài ra, chỉ có 6.6% nam đánh giá nhà trường ở mức 6, trong khi đối với nữ là 18.2%.

Mỗi con đường khác nhau trong quá trình sinh viên tiếp cận việc làm cũng mang trong mình những ưu điểm và nhược điểm riêng, điều quan trọng là sinh viên phải nhận thức được điều đó và sử dụng một cách hiệu quả để có thể tăng ưu, giảm nhược. Cho dù sử dụng bất kỳ con đường nào thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là một việc làm ưng ý mà thôi.

Sinh viên sau khi ra trường vấn đề quan tâm đầu tiên và hàng đầu là tìm việc làm. Có rất nhiều cách thức khác nhau để sinh viên có thể tiếp cận với việc làm như từ sự nỗ lực của bản thân, thông qua gia đình, nhà trường, bạn bè hay các phương tiện thông tin đại chúng… Việc lựa chọn cách tiếp cận nào

là phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của mỗi sinh viên. Mạng xã hội đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Đề tài nghiên cứu “Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Dân lập Phương Đông)” tuy được thực hiện trên quy mô không phải là lớn song đã thu được những kết quả khả quan, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu ban đầu của tác giả.

Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết về xã hội hóa, lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết mạng xã hội làm cơ sở phương pháp luận, luận văn đã góp phần tạo nên một cái nhìn sâu sắc hơn về định hướng nghề và những con đường tiếp cận nghề của sinh viên.

Trong luận văn đã được trình bày ở trên, chúng tôi tập trung chú trọng đến hai vấn đề là định hướng nghề của sinh viên và những con đường tiếp cận nghề của sinh viên:

Định hướng nghề của sinh viên: Lý do chọn ngành học của sinh viên

rất đa dạng và phong phú, bên cạnh nguyên nhân sở thích là các nguyên nhân mang tính chủ quan khác như chọn giống bạn bè, tác động của bố mẹ… Điều này đã dẫn đến việc là nhiều sinh viên chưa có định hướng rõ ràng về việc làm khi thi vào trường đại học. Mức độ hiểu biết về việc làm của sinh viên có sự gia tăng sau khi vào trường.

Nghiên cứu cho thấy sinh viên sau khi ra trường có xu hướng tìm việc làm, chỉ có một số ít là tiếp tục học tập hay muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đối tượng có tác động nhiều nhất đối với quá trình định hướng việc làm của sinh viên là gia đình. Điều này đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng bậc nhất của môi trường xã hội hóa này.

Để hiểu rõ hơn về định hướng nghề của sinh viên, chúng tôi quan tâm đến những định hướng của sinh viên về địa điểm làm việc, khu vực kinh tế làm việc và môi trường làm việc.

Về địa điểm làm việc: Khi định hướng về vấn đề này có hai xu hướng được sinh viên lựa chọn: đối với những sinh viên có sự quan tâm đến địa điểm làm việc thì họ định hướng nhiều nhất đến thủ đô Hà Nội hoặc về lại địa phương. Đối với xu hướng thứ hai cho rằng có thể đi bất cứ đâu miễn là có việc làm. Định hướng này của sinh viên chịu sự tác động của khu vực sinh sống của gia đình và giới tính mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên.

Về khu vực kinh tế làm việc: Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế mở, bên cạnh nền kinh tế trong nước đã nhận được rất nhiều sự đầu tư của nước ngoài. Bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước truyền thống, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng nhận được nhiều sinh viên định hướng đến. Sinh viên thuộc thành phần gia đình viên chức, công nhân, buôn bán định hướng nhiều đến khu vực nhà nước. Sinh viên thuộc gia đình lao động tự do, nông dân tập trung vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Về môi trường làm việc: Môi trường làm việc có thu nhập cao và ổn định luôn là môi trường làm việc có sức hút lớn và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên định hướng nhiều đến môi trường này. Mỗi một khu vực kinh tế đều có những đặc điểm về ưu và khuyết điểm khác nhau, điều này tác động đến lựa chọn môi trường làm việc của sinh viên. Sinh viên định hướng làm việc ở khu vực kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội hướng đến môi trường ổn định, sinh viên định hướng đến khu vực doanh nghiệp tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài hướng đến môi trường thu nhập cao.

Những con đường tiếp cận việc làm của sinh viên: Sinh viên tiếp cận thông tin về việc làm nhiều nhất qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet. Đây cũng là một trong những con đường giúp sinh

viên tiếp cận việc làm. Ngoài ra còn có thông qua sự nỗ lực của bản thân, gia đình, bạn bè, nhà trường.

Sự nỗ lực của bản thân: Sinh viên có nhiều hoạt động nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của bản thân khi tham gia vào thị trường lao động, trong đó được lựa chọn nhiều nhất là con đường học thêm các chứng chỉ khác ngoài chuyên ngành và đi làm thêm. Yếu tố giới tính có sự tác động nhất định đến những hoạt động này của sinh viên. Sinh viên nữ có xu hướng chuyên tâm vào học tập để nâng cao thành tích, sinh viên nam quan tâm hơn đến các hoạt động tích lũy kinh nghiệm thực tế như đi làm thêm…

Thông qua gia đình: Gia đình giúp sinh viên tiếp cận việc làm thông qua cung cấp tài chính và tạo dựng các mối quan hệ. Trong đó, gia đình viên chức chủ yếu tạo mối quan hệ; gia đình nông dân, công nhân, buôn bán, dịch vụ cung cấp về mặt tài chính. Sinh viên từ gia đình có bố mẹ làm lao động tự do sẽ không nhận được nhiều sự giúp sức từ gia đình. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, sinh viên nữ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ gia đình nhiều hơn là nam giới thông qua tương quan về giới tính đến vấn đề này.

Thông qua bạn bè: Mạng xã hội trong đó có các mối quan hệ bạn bè giúp cung cấp nhiều thông tin và kinh nghiệm liên quan đến việc làm. Trong đó sinh viên nữ cho rằng họ có được nhiều lợi ích từ những mối quan hệ này nhiều hơn nam.

Thông qua nhà trường: Nhà trường có nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề hướng nghiệp cho sinh viên. Sinh viên đánh giá cao vai trò của nhà trường trong hoạt động hướng nghiệp và họ cũng cho rằng những hoạt động của nhà trường liên quan đến vấn đề này là mang lại lợi ích. Tuy vậy, mức độ hưởng ứng của họ đối với các hoạt động này còn yếu. Phải chăng, sinh viên đã không nhận thức được sự quan trọng của công tác hướng nghiệp?

Thông qua các kênh thông tin đại chúng: Cũng giống như bạn bè, các phương tiện truyền thông có vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin cho sinh viên. Những thông tin chủ yếu được sinh viên tiếp nhận từ con đường này bao gồm: thông tin tuyển dụng, thông tin về nghề, kinh nghiệm làm việc…

Trong các con đường tiếp cận việc làm, sinh viên đánh giá cao nhất vai trò của bản thân và gia đình. Sinh viên nữ đánh giá cao vai trò của gia đình, trong khi sinh viên nam đánh giá cao vai trò của bạn bè và nhà trường hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự lưu tâm nhất định đến sự khác biệt trong việc hướng nghiệp giữa sinh viên hai Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - đại diện cho khối các trường công lập và Trường Đại học Dân lập Phương Đông - đại diện cho khối các trường dân lập. Qua đó, chúng tôi thấy rằng, sinh viên hai trường có sự khác nhau về thời điểm định hướng việc làm. Tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có định việc làm trước khi vào trường cao hơn Trường Đại học Dân lập Phương Đông. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng không có sự khác biệt lớn nào khác giữa sinh viên hai trường. Hướng nghiệp thật sự là một vấn đề cấp bách đối với sinh viên hiện nay, không phân biệt sinh viên công lập hay dân lập.

Khuyến nghị

Vai trò định hướng đầu vào cho sinh viên đại học là rất quan trọng. Vấn đề này không chỉ dành cho các trường phổ thông, gia đình… mà bản thân các trường đại học cũng phải quan tâm, lưu ý vì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên trong trường. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với nhà trường: Sau khi sinh viên vào trường, nhà trường cần tạo

nhau liên quan đến ngành học. Từ đó, giúp sinh viên có những định hướng nghề chính xác. Những hoạt động này cần mang tính thực tế, thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Không chỉ đơn thuần là tổ chức các buổi tọa đàm hay hội chợ mà có thể tạo thêm các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, giúp sinh viên tìm hiểu thêm về các môi trường nghề nghiệp. Cung cấp cho sinh viên các kỹ năng mềm liên quan đến việc định hướng và tiếp cận nghề.

Các kênh thông tin đại chúng đóng góp một lượng lớn thông tin về việc làm cho sinh viên. Nhà trường cần giúp sinh viên có những kỹ năng tìm kiếm thông tin.

Bên cạnh việc cung cấp những thông tin mang tính hướng nghiệp, nhà trường cũng nên chăng có những hoạt động tuyên truyền giúp sinh viên năng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc định hướng nghề khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đối với gia đình: Gia đình cần phát huy hơn nữa vai trò định hướng

chọn ngành, chọn trường đại học cho con cái, việc lựa chọn này cần chú trọng nhiều hơn đến sự phù hợp về các đặc đặc điểm cá nhân như sở thích, năng lực, tính cách… Khi chọn ngành học, gia đình cũng nên có những định hướng ban đầu cho sinh viên về những việc làm liên quan đến ngành học, tránh việc sinh viên thiếu hiểu biết về ngành học, việc làm hoặc sau khi ra trường làm việc không đúng chuyên ngành.

Đối với sinh viên: Sinh viên đánh giá cao nhất vai trò của bản thân trong các con đường tiếp cận việc làm nhưng chính bản thân lại dường như không có những hành động cụ thể trên thực tế. Sinh viên cần phải có định hướng việc làm cụ thể ngay từ khi chọn ngành học. Để làm được điều này khi đăng ký thi đại học sinh viên không chỉ tìm hiểu về tỷ lệ chọi, điểm chuẩn, về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận (qua nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 75 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)