Chƣơng 2 : Định hƣớng tìm việc làm của sinh viên
2.1. Sinh viên và những dự định sau khi tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông đang được Bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức xã hội và các trường phổ thông quan tâm nhằm giúp nhóm xã hội này có những quyết định chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, nhóm xã hội là sinh viên thì thường ít được hướng nghiệp hơn. Hay nói chính xác, sinh viên thường được hướng ngành mà ít được hướng nghề hoặc hội nhập nghề. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cũng rất quan tâm đến những thời điểm quan trọng ở đó sinh viên thể hiện “tính định hướng nghề nghiệp” của mình một cách rõ ràng.
36.7
42.9 20.4
Trước khi vào trường Sau khi vào trường Chưa có định hướng gì
Biểu đồ 2.1: Thời điểm sinh viên có định hướng về việc làm (đơn vị: %)
Số liệu điều tra cho thấy rằng, phần lớn sinh viên sau khi vào trường đại học mới có định hướng nghề cho mình. Bên cạnh đó một số lượng không nhỏ (20.40%) sinh viên hiện nay thậm chí còn chưa có định hướng nghề. Điều này cho thấy sinh viên thi đại học để được đi học mà chưa có những ý định rõ
ràng cho tương lai của mình. Họ chỉ quan tâm đến việc được vào trường đại học và ngành học, chứ chưa quan tâm đến các nghề liên quan đến ngành học.
Trong tâm lý của phần lớn học sinh phổ thông hiện nay, học đại học dường như là con đường duy nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Có con học đại học trở thành niềm tự hào của gia đình. Học sinh đi thi chỉ để có một suất học đại học. Một vấn đề đặt ra là việc với lý do chọn trường như vậy, ngành học đó liệu có thực sự phù hợp với các bạn và có thể sử dụng để có thể kiếm sống sau này.
“Em chọn khoa này vì thấy điểm đầu vào phù hợp với khả năng, khả năng đậu sẽ cao hơn. Trước đó cũng chỉ hiểu biết sơ sơ về công việc. Em mới học năm 2, cũng chưa có định hướng gì về làm việc. Học xong rồi tính tiếp thôi”
(Nữ, năm thứ 2, thành thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Điều này được thể hiện rõ ràng hơn khi chúng tôi phân tích số liệu liên quan đến lý do chọn ngành học của sinh viên.
45.9 16 17.3 46.8 8.2 15.2 15.2 23.4 13.9 3.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Do yêu thích Tác động của bố mẹ Có người quen làm trong nghề Vừa với sức học Thấy bạn bè chọn ngành này Do là ngành đang được yêu thích Dễ tìm việc làm Biết thông tin dự báo về sự phát triển các nghề liên quan đến ngành Không biết chọn ngành nào khác Khác Biểu đồ 2.2 : Lý do chọn ngành học (đơn vị: %)
Bên cạnh những sinh viên chọn ngành học do yêu thích thì một phần không nhỏ sinh viên chọn ngành học do theo bạn bè hay không biết chọn ngành nào khác. Như vậy là họ đã “chọn đại” một ngành để thi vào đại học, để học đại học mà chưa có những hiểu biết cần thiết về các chuyên ngành này. Điều này một lần nữa thể hiện áp lực phải thi đậu đại học đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông hiện nay. Trong tình huống này, sinh viên đi thi chỉ để đạt được mục đích là đi học mà họ quên mất rằng họ đi học để làm gì.
“Em thi trượt nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 đăng ký vào đây vì ngành này lấy điểm vừa bằng điểm thi. Em thấy ngành này nghe tên hay hay thì đăng ký”
(Nữ, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Bảng 2.1:
Thời điểm định hướng việc làm phân theo trường đại học (đơn vị: %)
Thời điểm định hướng việc làm của sinh viên
Trường đại học
Trường Nhân văn Trường Phương Đông
Trước khi vào trường 40.2 32.7
Sau khi vào trường 35.9 50.4
Chưa có định hướng gì 23.9 16.9
Tổng 100 100
Thời điểm định hướng nghề của sinh viên cũng có sự khác biệt giữa hai trường đại học. Phần lớn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có định hướng ngành học khá rõ ràng trước khi vào trường. Trong khi đó, phần lớn sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông chỉ có định hướng sau khi nhập học. Trên thực tế, một số lượng lớn sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông vào trường theo diện nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 sau khi thi trượt ở các trường công lập khác. Khi đó, họ sẽ đăng ký dựa trên
cơ sở thực tế điểm thi của mình và chọn những khoa có điểm đầu vào tương ứng. Chính vì vậy, những khoa này hoặc sẽ không thể hoàn toàn phù hợp với sở thích, định hướng nghề cũng chưa có rõ ràng. Định hướng lúc đó mới chỉ là có được một chỗ ngồi trên giảng đường đại học.
Chúng ta thấy rằng, một số lượng không nhỏ sinh viên của cả hai trường hình thành những dự định cho tương lai công việc sau này khi đã vào học, khi thực sự có những hiểu biết nhất định liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Tức là sinh viên chọn ngành học trước rồi chọn công việc sau trong khi đáng lý ra họ nên chọn chuyên ngành học phù hợp với công việc mà mình yêu thích, có năng lực và có hướng phát triển hay xã hội cần đến. Liệu có phải sinh viên hiện nay đang đi ngược lại quy trình hay không?
Sự khác biệt về khu vực sinh sống của gia đình cũng dẫn đến sự khác biệt về thời điểm định hướng việc làm của sinh viên.
Bảng 2.2: Thời điểm định hướng việc làm
phân theo khu vực sinh sống của gia đình (đơn vị: %)
Thời điểm định hướng việc làm
Khu vực sinh sống của gia đình
Nông thôn Thành thị Miền núi
Trước khi vào
trường 33.8 43.9 35.5
Sau khi vào
trường 45.8 38.6 38.7
Chưa có định
hướng gì 20.4 17.6 25.8
Tổng 100 100 100
Nhìn vào bảng tương quan trên ta thấy, trong khi có một tỷ lệ lớn sinh viên ở khu vực thành thị đã có định hướng nghề từ trước khi vào trường thì
phần lớn sinh viên ở khu vực nông thôn và miền núi lại chỉ có sự định hướng nghề sau khi đã vào trường. Đối với tỷ lệ sinh viên chưa có định hướng gì thì tỷ lệ này ở khu vực miền núi chiếm số cao hơn đối với những sinh viên ở khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ “không có định hướng nghề” chiếm rất thấp đối với sinh viên ở khu vực thành thị (17.6%). Chúng ta lại thấy có sự chênh lệch giữa sinh viên hai khu vực nông thôn và đô thị.
“Hiện nay em chưa có định hướng làm việc gì cả, học xong ra trường thế nào chẳng có việc làm. Trước đây thi đại học chỉ nghĩ là để được đi học thôi cũng không biết chọn ngành nào khác”
(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
“Học xong cấp 3 thi đại học thì cứ chọn trường nào vừa điểm với mình thì nộp hồ sơ thôi, thấy bạn nộp trường này thì nộp luôn sau đi học cho vui, cũng không biết chọn trường nào khác. Sau vào học thì mới hiểu mới bắt đầu nghĩ xem ra trường mình sẽ làm gì”
(Nam, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)
Sinh viên ở khu vực thành thị chủ yếu thuộc gia đình viên chức (54.4%), sinh viên ở khu vực nông thôn, miền núi đa phần thuộc gia đình nông dân (55.6% và 32.3%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho sinh viên thành thị có định hướng nghề tốt hơn. Các gia đình viên chức có điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngành nghề, mức độ hiểu biết cũng tốt hơn… Sinh viên tại khu vực thành thị có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng, điều kiện học tốt hơn… Môi trường xã hội hóa có sự tác động nhất định đến quá trình định hướng việc làm của sinh viên, sinh viên thành thị với những lợi thế sẵn có đã giúp họ có sự định hướng nghề tốt hơn sinh viên xuất thân từ các khu vực khác.
Phần lớn sinh viên sau khi vào trường mới bắt đầu định hướng về việc làm. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi đã tìm hiểu về mức độ hiểu biết của sinh viên về việc làm ở các thời điểm khác nhau, cụ thể ở đây là thời điểm trước khi vào trường và sau khi vào trường.
5.2 25.1 36.437.7 44.6 31.6 10.4 4.8 3.5 0.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Rất hiểu biết Hiểu biết Bình thường Không hiểu biết Rất không hiểu biết
Trước khi vào trường Sau khi vào trường
Biểu đồ 2.3:
Mức độ hiểu biết về những việc làm liên quan đến ngành học (đơn vị: %)
Sinh viên chọn trường trước khi chọn nghề nên mức độ hiểu biết về những việc làm liên quan đến ngành nghề đã có sự thay đổi sau khi vào trường. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, sinh viên chọn mức độ “rất hiểu biết” và “hiểu biết” đã có sự tăng lên sau khi vào trường. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên chọn mức độ “không hiểu biết” và “rất không hiểu biết” đã có sự giảm đi. Sau khi vào học, được bổ sung những kiến thức liên quan đến ngành học, sinh viên đã có những cái nhìn rõ nét hơn về tương lai của mình. Điều này cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của mạng xã hội (như bạn bè, thầy cô…) cũng như môi trường xã hội hóa (nhà trường…) trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến ngành học qua đó tác động đến việc định hướng nghề của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng sự hiểu biết của sinh viên về
những việc làm liên quan đến ngành học còn yếu. Ý thức hướng nghiệp của sinh viên còn hạn chế, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến thị trường lao động sau này cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Một đất nước liệu có thể phát triển khi mà nguồn lao động trí thức không có được sự hiểu biết và say mê với công việc, khi mà một số lượng không nhỏ trong số họ làm việc trái ngành. Bên cạnh đó là sự tổn hại về mặt kinh tế liên quan đến chi phí đào tạo trong quá trình sinh viên học đại học.
Có một câu hỏi đặt ra là, khi sinh viên đã hiểu biết hơn về ngành học của mình và những công việc liên quan liệu họ có cảm thấy thỏa mãn với lựa chọn của mình? Liệu họ có còn nghĩ rằng lựa chọn đó là phù hợp với mình? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông có những dự định gì sau khi tốt nghiệp đại học?
37.7 26.8 22.9 3.9 6.9 1.7 Tìm ngay một việc làm có liên quan đến ngành học Làm bất cứ việc gì mang lại thu nhập
Tiếp tục học nâng cao chuyên ngành
Học ngay một ngành khác Nghỉ ngơi một thời gian Khác
Biểu đồ 2.4: Sinh viên và những dự định sau khi ra trường (đơn vị: %)
Mục đích cuối cùng của việc đi học đại học là có thể có tấm bằng cử nhân, có kiến thức để có thể tìm việc làm, tạo thu nhập nuôi sống bản thân,
gia đình và góp phần phát triển xã hội. Chính vì vậy, 37.7% sinh viên được hỏi đã trả lời rằng, ngay sau khi tốt nghiệp họ sẽ tìm ngay một việc làm có liên quan đến ngành học.
Bên cạnh đó một số lượng không nhỏ sinh viên cho rằng họ sẽ làm “bất cứ việc gì” miễn là việc ấy mang lại thu nhập. Bất cứ việc gì ở đây được hiểu rằng đó có thể là công việc không phù hợp với chuyên môn của họ, không phải sở thích của họ… nhưng công việc đó mang lại cho họ thu nhập và sinh viên chấp nhận công việc đó. Chúng ta biết rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay không phải là nhỏ. Theo thông tin của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của những người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 2.9% và 5.61% [17]. Trong đó có một phần không nhỏ là sinh viên mới ra trường. Mục đích của việc học đại học là để làm việc vì thế không ngạc nhiên khi sinh viên “quá mong muốn” có được việc làm. Nhưng liệu việc mà có số lượng không phải là lớn nhưng cũng không phải là nhỏ sinh viên tìm việc làm mà không quan tâm cần quan tâm đến sự phù hợp của chuyên ngành có là một việc làm đúng đắn? Điều này càng cho thấy sự mất định hướng nghề nghiệp trong sinh viên hiện nay.
“Gia đình em cũng không được tốt về kinh tế, bố mẹ cũng vất vả nên em nghĩ là mình sẽ tìm việc luôn khi tốt nghiệp để đi làm có lương, công việc đó có thể là không đúng ngành nhưng mình cứ làm đã rồi sau này tính tiếp”
(Nữ, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông) “Em sẽ đi tìm việc luôn, bây giờ tìm việc cũng khó, ngành học của em cũng khó xin việc nên mình thấy việc gì mình làm được thì xin thôi. Miễn có việc làm là được”
(Nữ, năm thứ 3, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Bên cạnh đó 22.9% sinh viên tiếp tục theo đuổi chuyên ngành của mình ở cấp cao hơn (cao học). Với tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường hiện nay thì đây cũng được coi là một lựa chọn khôn ngoan. Bởi với tấm bằng thạc sỹ, họ có thể tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ trong quá trình tuyển dụng.
“Em định học xong xin đi dạy học nên có lẽ sẽ học lên cao tiếp, có bằng thạc sỹ rồi hy vọng sẽ dễ xin việc hơn”
(Nữ, năm thứ 4, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Sau quá trình bốn năm học đại học, thời kỳ giao thoa giữa việc đi học và đi làm cũng được không ít các bạn cựu sinh viên sử dụng để nghỉ ngơi một thời gian.
Như chúng tôi đã nêu ra ở trên, có rất nhiều lý do để sinh viên chọn chuyên ngành học, trong đó có một tỷ lệ sinh viên chọn chuyên ngành vì không biết chọn ngành nào khác, chọn theo bạn bè… Chính vì vậy, khi vào trường không phải sinh viên nào cũng yêu thích chuyên ngành mà mình đã lựa chọn từ đó dẫn đến có 3.9% sinh viên khi được hỏi đã trả lời là sẽ đi học thêm một ngành khác như kế toán, an ninh…
Việc lựa chọn nghề sau khi ra trường phụ thuộc vào mức độ yêu thích của sinh viên đối với ngành học.
Bảng 2.3: Dự định sau khi ra trường
phân theo mức độ yêu thích đối với ngành học (đơn vị: %)
Dự định sau khi ra trường
Mức độ yêu thích đối với ngành học
Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không yêu thích Rất không yêu thích Tìm ngay một việc làm có liên quan đến ngành học 60.9 44.4 29.8 0 50 Làm bất cứ việc gì mang lại thu nhập 13 14.4 36.5 70 25
Tiếp tục học nâng cao
chuyên ngành 26.1 28.9 19.2 10 0
Học ngay một ngành
khác 0 0 7.7 10 0
Nghỉ ngơi một thời gian 0 12. 4.8 0 0
Khác 0 0 1.9 10 25
Tổng 100 100 100 100 100
Bảng tương quan trên cho ta thấy rằng, những sinh viên có mức độ yêu thích ngành học cao thì họ thường sẽ dự định tìm việc làm liên quan đến ngành học hoặc học tiếp ở trình độ cao hơn. Ngược lại, những sinh viên ít yêu thích ngành học thường có dự định là sẽ làm bất cứ việc gì miễn là mang lại thu nhập, không quan tâm đến mức độ phù hợp giữa công việc và ngành học của mình. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên trong nhóm này cũng mong muốn học một ngành khác cao hơn. Đây là một lôgic xã hội dễ hiểu.
Bảng 2.4: Dự định sau khi ra trường phân theo giới tính (đơn vị: %)
Dự định sau khi ra trường Giới tính
Nam Nữ
Tìm ngay một việc làm có liên quan đến ngành học 40.8 36.4
Làm bất cứ việc gì mang lại thu nhập 25 27.9
Tiếp tục học nâng cao chuyên ngành 25 21.4
Học ngay một ngành khác 5.3 3.2