Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ việt nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 51)

1.2. Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và tầm quan trọng của

1.2.2. Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản trong xây dựng lối sống

sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta

1.2.2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta

Một là, việc xây dựng lối sống văn hóa của người phụ nữ xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Chủ yếu phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái, đồng thời là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Ở nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ...

Với vị trí, vai trò và tiềm năng và thế mạnh của mình, phụ nữ Việt Nam thực sự đang giữ những trọng trách to lớn trước sự biến đổi của đất nước dù là phụ nữ ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, tôn giáo hay không tôn giáo, phụ nữ người dân tộc thiểu số hay đa số, trí thức hay nông dân… thì họ cũng có những đóng góp hết sức quan trọng vào thành quả cách mạng chung của cả nước cũng như của giới mình để tạo nên những thắng lợi trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Có rất nhiều những tấm gương phụ nữ và nữ thanh niên vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, của cơ chế thị trường vươn lên làm chủ cuộc sống trở thành những nữ trí thức có trình độ học vấn cao, nữ doanh nhân thành đạt hay nhà quản lý tài năng.

Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”.

trong đó có phụ nữ phải tự “nâng mình lên” ngang tầng thời đại. Hàng loạt những yêu cầu được đặt ra với mỗi công dân trong thiên niên kỷ mới, đó là: phải được trang bị tri thức, đạo đức, lối sống, sức khỏe, có khả năng cạnh tranh cao… Có thể nói, hơn bao giờ hết phụ nữ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Như vậy, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam vẫn, đang tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với người phụ nữ. Do vậy, người phụ nữ cần phải rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để phát huy những tiềm năng thế mạnh của mình, đặc biệt phải biết gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tu dưỡng đạo đức và xây dựng lối sống văn hóa để làm nền tảng cho sự hoàn thiện con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Hai là, xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ là nhằm hoàn thiện con người theo hướng “Chân - Thiện - Mỹ, phát huy phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam, tạo nền tảng để xã hội phát triển bền vững.

Hoạt động của con người chân chính dù ở thời đại nào cuối cùng cũng hướng tới “ Chân - Thiện - Mỹ”. Vì vậy, ý nghĩa cuộc sống chính là những thành quả của lao động, của sự sáng tạo mà con người cống hiến cho xã hội, đóng góp phần mình vào cuộc sống chung của thời đại và cho cả những thế hệ tương lai. “Chân - Thiện - Mỹ” được coi là trụ cột tinh thần có giá trị phổ quát trong đời sống xã hội loài người. Trong đó, “Chân” được coi là gốc, là điểm xuất phát của “Thiện” và “Mỹ”. Song, khi đạt được đến đỉnh cao thì Chân, Thiện, Mỹ hầu như không còn ranh giới, chúng hòa làm một, trở thành nhân tố chủ đạo chi phối toàn bộ mục đích, lẽ sống của con người.

Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, những đức tính như trung thực, tôn trọng sự thực rất được đề cao và coi trọng. Khi sống chân thành, ngay thẳng, cái “Thiện” cũng lập tức xuất hiện và hòa quyện cùng với cái “Chân” tưởng chừng giữa chúng không còn ranh giới, đó là lối sống ngay thẳng. Khi đã đạt đến cái “Chân”, cái “Thiện” thì con người ta sẽ trở nên đẹp đẽ, trở thành tấm gương trong sáng, thành hình mẫu lý tưởng để người khác phải cố

gắng học tập.

Ở nước ta hiện nay, KTTT đã từng bước hình thành, phát triển và ngày càng tỏ rõ tính tất yếu của nó trong đời sống kinh tế - xã hội, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng… Các yếu tố đó đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Bên cạnh sự phát triển phồn vinh về mặt kinh tế, thì về mặt xã hội trong đó có đạo đức, lối sống đang nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối. Những mất mát, lệch lạc về giá trị, lối sống đang ngày càng gia tăng ở nhiều tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ. Trước thực tế đó, việc khẳng định vai trò quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong việc định hướng cho phụ nữ hiện nay hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Đó cũng là cơ sở để họ tự trau dồi và xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng.

Ba là, xây dựng lối sống văn hóa là ngọn nguồn, là động lực tinh thần giúp cho người phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ vững phẩm chất của mình trong thời đại mới

Đối với Việt Nam, xây dựng và phát triển nền KTTT đi liền với quá trình đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Quá trình đó đã làm cho nước ta đạt được nhiều kết quả khả quan trong nhiều lĩnh vực, điều đó chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sức sống của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong đời sống của một bộ phận phụ nữ đang có những diễn biến phức tạp về việc định hướng và xây dựng lối sống. Trong đó, đồng tiền trở nên có vai trò tối thượng trong việc điều tiết quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống như mối quan hệ người - người, đời sống tình cảm - hôn nhân, thậm chí là ngay cả trong gia đình. Tâm lý chạy theo đồng tiền, tìm đủ mọi cách để kiếm tiền và tiêu tiền kể cả những đồng tiền bất chính đang cảnh báo cho chúng ta thấy “ma lực ghê gớm” của đồng tiền. Có những chị em đã hình thành quan niệm “mọi chuyện đều do đồng tiền quyết định”, họ coi giá trị đồng tiền là duy nhất, ngoài tiền ra những giá trị khác đều là vô nghĩa; lòng nhân ái, sự hy sinh quên mình gia đình, chồng con, đất nước, lối

sống tình nghĩa, thủy chung… nhường chỗ cho lối sống vị kỷ, bản năng, thấp hèn. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, một mặt ra sức cản trở, gây sức ép, tạo thế bất lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; mặt khác chúng đẩy mạnh hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa bằng những thủ đoạn tinh vi, thâm độc như tuyên truyền và reo rắc văn hóa phẩm đồi trụy, lối sống hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân, vô cảm, quay lưng lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bôi nhọ chế độ… Do vậy, cần phải có sự định hướng, kế thừa và phát huy có hiệu quả những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ trong lịch sử, ngăn chặn những xu hướng sai lệch; từ đó khai thác những giá trị tốt đẹp, nhân văn mà phụ nữ Việt Nam đã vun đắp qua hàng ngàn năm để nó “lan tỏa” tạo nên sức mạnh và có khả năng “miễn dịch” với những thách thức của thời đại.

Bốn là, xây dựng lối sống văn hóa góp phần quan trọng tạo ra cơ chế “phòng ngừa”, “miễn dịch” cho người phụ nữ trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, xu thế toàn cầu hóa.

Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Quá trình đó đã và đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, bản thân hội nhập, mở rộng kinh tế quốc tê đang đặt ra vô vàn những thách thức gay gắt đối với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong đó có giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là điều kiện và nguyên nhân làm xuất hiện cả “chân lý” lẫn những “làn gió độc” tác động vào hệ thống các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Khả năng diễn ra sự ảnh hưởng, xung đột, lấn át về giá trị và lối sống của một số quốc gia, dân tộc tới các quốc gia, dân tộc khác là điều khó tránh. Đó là môi trường thuận lợi cho sự nảy sinh và nuôi dưỡng tư tưởng sùng bái vật chất, tôn thờ đồng tiền, sự du nhập lối sống cá nhân vị kỷ, phương Tây hóa và những cái gọi là “giá trị Mỹ”… đã làm cho một số chị em hoang mang, không biết mình đang ở đâu, rồi chới với và bị cuốn theo lối

sống gấp gáp, quá coi trọng lợi ích cá nhân, lười lao động, bàng quang vô cảm, thích hưởng thụ... xa lạ với lối sống của dân tộc, với những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ truyền thống và với cả chính bản thân mình.

Bên cạnh đó, làn sóng văn hóa phẩm độc hại, sách báo, băng đĩa, phim ảnh nước ngoài tràn vào với những nội dung đồi trụy, quán đản, phản động; những địa chỉ trang web không lành mạnh xuất hiện tràn lan trên mạng Internet… không những tác động mạnh đến đời sống tinh thần, những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn có ảnh hưởng rõ rệt đến tình cảm, lối sống của người phụ nữ hiện nay. Đặc biệt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ nhất là công nghệ thông tin thì những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy… ngày càng có điều kiện phát triển tinh vi và khó kiểm soát hơn. Chúng ta đều biết và thực sự đau lòng trước hàng loạt những vụ người mẫu bán dâm vừa bị các cơ quan chức năng phanh phui; những video clip sex; những bộ ảnh thiếu vải “khoe hàng” của một số nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu được tung một cách tùy tiện trên mạng… nhằm mục đích tạo scandal để được nổi tiếng. Đây chính là biểu hiện của một lối sống lệch lạc cần phải loại bỏ trong xã hội.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là, nếu sợ những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống của phụ nữ và cả xã hội chúng ta phải đóng cửa, từ chối con đường hội nhập với thế giới. Điều đó hoàn toàn là không thể bởi toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại. Cho nên, để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, chúng ta cần phải chủ động hội nhập nhưng chúng ta cần phải nhận thức được đâu là nội lực của dân tộc để khai thác, phát huy. đâu là những giá trị, tinh hoa tích cực, đâu là những phản giá trị cần phải từ chối, khước từ. Từ thực tiễn trên, các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam có vai trò như một “màng lọc” sẽ giúp cho chị em “phòng ngừa”, “miễn dịch” để phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong đạo đức, lối sống. Từ đó, có định hướng lựa chọn đúng đắn và tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại cũng như biết thanh lọc, loại bỏ những phản giá trị, từng bước xây dựng những chuẩn mực trong lối sống phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

1.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản trong xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ

Trên cơ sở những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam, để phát huy chúng trong xây dựng lối sống văn hóa cho người phụ nữ hiện nay đã đặt ra những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phấn đấu thực hiện thắng lợi các phong trào phụ nữ mà Đảng, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề ra.

Tinh thần yêu nước ngày nay là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên sâu sắc nhất của con người được củng cố qua hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia dân tộc. Khi lòng yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống chi phối một cách có ý thức mọi hành vi ứng xử của con người, nó trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị truyền thống của dân tộc ta.

Ngày nay phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, quan niệm yêu nước trong lối sống của phụ nữ nước ta có nội dung là yêu nước XHCN. Đó là lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào về những gương anh hùng, bất khuất, bảo vệ lợi ích của quốc gia, của nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước chân chính hiện nay cần được thể hiện trong đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc; trong xây dựng đất nước giàu mạnh. Tinh thần yêu nước của phụ nữ hiện nay còn được biểu hiện ở tình yêu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời "tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác".

Nếu trước đây, truyền thống yêu nước người phụ nữ được phát huy cao độ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, thì ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước, một mặt phải thường xuyên chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phát huy khí thế anh hùng, bất khuất trong chiến tranh, không lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, không chịu lạc hậu và lệ

thuộc, quyết tâm vươn lên trong sự nghiệp đổi mới và luôn cảnh giác trước mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của địch; mặt khác, phải gạt bỏ những tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ việt nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)